Xuân này con không về

"Xuân này con không về"
Bìa bản nhạc Xuân này con không về
Bài hát nhạc vàng của Duy Khánh
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hànhXuân 1969
Thể loạiNhạc vàng
Sáng tácTrịnh Lâm Ngân

"Xuân này con không về" là bài hát nhạc vàng nổi tiếng do bộ 3 nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân[1] sáng tác trong khoảng thập niên 1960. Bài hát này gắn liền với tên tuổi của ca sĩ Duy Khánh đến mức có lúc người ta tưởng ông là tác giả của ca khúc.[2]

Hoàn cảnh sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát được sáng tác vào mùa xuân năm 1969, mở đầu cho một loạt những bài hát viết về tâm trạng người lính trong mùa xuân của Trịnh Lâm Ngân.[1] Nhân vật chính đang trong thời chiến, phải đóng quân xa nhà, nhưng nhớ nhà, nhớ mẹ và nhớ nhung từng mùa xuân thanh bình trước ở quê nhà với cảnh cả nhà quây quần canh nấu nồi bánh chưng, nghe tiếng pháo giao thừa,...[3]

Những bài được coi là phần tiếp theo của ca khúc này là Xuân này con về mẹ ở đâu, Xuân nào con sẽ về đều được ra đời ở hải ngoại, nhưng không nổi tiếng bằng.[2][4]

Bài hát thường được phát trên sóng phát thanh miền Nam Việt Nam vào dịp đầu xuân cho đến tận năm 1975.

Sau năm sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, bài hát bị cấm lưu hành, chung số phận với nhiều tác phẩm ca nhạc, văn học phát triển trong chế độ Việt Nam Cộng hòa. Hiện tại, bài hát thường được trình diễn ở các chương trình ca nhạc của người Việt tại hải ngoại hoặc các buổi biểu diễn không chính thức tại Việt Nam hoặc lan truyền qua các nền tảng internet.[5]

Mùa tết năm 2025, giữa thị trường nhạc Tết sôi động, một phiên bản karaoke của bài nhạc này lại có lúc trở thành top trending với vị trí thứ 6, nói lên tâm trạng những người ăn tết xa nhà xa quê.[3]

Ca sĩ thể hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát gắn liền với giọng ca Duy Khánh, nhưng ngoài ra còn được hát bởi các ca sĩ khác như Chế Linh, Elvis Phương, Duy Quang,... và các ca sĩ trẻ như Trường Vũ, Quang Lê, Đặng Thế Luân, Đan Nguyên, Anh Khang, Mai Thanh Sơn và gần đây nhất là ca sĩ trẻ Thùy Chi trong nước.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Trịnh Lâm Ngân là nghệ danh ghép của 3 nhạc sĩ: "Trịnh" tức Trần Trịnh, "Lâm" tức Lâm Đệ, "Ngân" tức Nhật Ngân
  2. ^ a b Nhạc sĩ Nhật Ngân - rfa.org
  3. ^ a b Huyền thoại nhạc Tết được “chế cháo” lại cực bắt tai, lyrics buồn nao lòng nhưng vẫn leo top trending “vù vù”, Bạch Khởi, Chuyên trang Phụ Nữ của báo Phụ nữ Thủ đô, 28/1/2025
  4. ^ Xem phần giới thiệu và trình diễn hai bài này trong chương trình Paris By Night 76 Chủ đề Xuân Tha Hương của trung tâm Thúy Nga.
  5. ^ Phạm Hoài Nam (ngày 6 tháng 10 năm 2019). "Những bài hát bị cấm". VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll
Review Phim: The Whole Truth - Lỗ Sâu Sự Thật (2021)
Review Phim: The Whole Truth - Lỗ Sâu Sự Thật (2021)
The Whole Truth kể về một câu chuyện của 2 chị em Pim và Putt. Sau khi mẹ ruột bị tai nạn xe hơi phải nhập viện
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc