Yamaguchi Tsutomu

Yamaguchi Tsutomu
Yamaguchi Tsutomu
Sinh(1916-03-16)16 tháng 3 năm 1916
Mất4 tháng 1 năm 2010(2010-01-04) (93 tuổi)
Nagasaki, Nhật Bản
Nghề nghiệpkĩ sư
Tôn giáoPhật giáo
Con cáiYamaguchi Toshiko, Yamaguchi Katsutoshi, Yamaguchi Naoko

Yamaguchi Tsutomu (山口 彊 Yamaguchi Tsutomu?, Sơn Khẩu Cường) (16 tháng 3 năm 19164 tháng 1 năm 2010), ông là công dân Nhật Bản duy nhất được chính phủ công nhận là người sống sót trong cả 2 cuộc ném bom nguyên tử của Mĩ xuống Hiroshima và Nagasaki ở cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên có nguồn cho rằng có hơn 100 người sống sót trong cả hai cuộc ném bom này.

Vào năm 1945 Yamaguchi đang là một nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh của Mitsubishi. Vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 ông đang ở thành phố Hiroshima và bị thương trong cuộc ném bom này.Tuy nhiên ông đã quay trở về Nagasaki để làm việc, và tai đây ông đã chứng kiến vụ ném bom lần thứ 2. Năm 1957 ông được công nhận là một Hibakusha (người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ) của các vụ đánh bom Nagasaki, nhưng nó đã không được công nhận cho đến ngày 24 Tháng Ba 2009 chính phủ của Nhật Bản đã chính thức công nhận sự hiện diện của ông tại Hiroshima ba ngày trước đó.Sau gần một năm khi được chính phủ công nhận, ông qua đời vì bệnh ung thư dạ dày vào tháng 1 năm 2010.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Yamaguchi sinh ngày 16 tháng 5 năm 1916. Ông gia nhập Mitsubishi vào những năm 1930 và làm nhân viên thiết kế xe chở dầu.[1]

Chiến tranh thế giới thứ 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Với Yamaguchi thì "nước Nhật không nên bao giờ bắt đầu 1 cuộc chiến". Ông tiếp tục việc cho công ty Mitsubishi, nhưng trong giai đoạn này nền công nghiệp của Nhật Bản đang bị ảnh hưởng từ việc thiếu dầu mỏ và khan hiếm nhiên liệu.[1] Khi chiến tranh tiếp tục leo thang, thậm chí đã có lúc ông cân nhắc việc đầu độc toàn bộ gia đình bằng thuốc ngủ trong trường hợp Nhật Bản thua trận.[1]

Trong cuộc ném bom ở Hiroshima

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sống và làm việc ở Nagasaki, nhưng vào mùa hè năm ông đến Hiroshima trông một chuyến đi công tác cho công ty.[1] Vào 6 tháng 8 ông chuẩn bị về Nagasaki sau 3 tháng đi công tác xa nhà. Vào 8 h 15 ông đang đi bộ về nhà thì máy bay ném bom của Mĩ bắt đầu ném bom nguyên tử xuống cách con đường ông đi chỉ 3 km[1][2]. Yamaguchi kể lại rằng ông nhìn thấy các máy bay ném bom và hai cái dù nhỏ và trước đó có 1 ánh đèn flash lớn xuất hiện trên bầu trời, và tôi bị thổi bay[3] Vụ nổ đã làm vỡ màng nhĩ của ông, khiến ông bị mù tạm thời và để lại rất nhiều vết bỏng nghiêm trọng ở phần trên bên trái cơ thể. Sau khi lấy lại được sức lực, ông bò vào chỗ nấp, nghỉ ngơi và bắt đầu tìm kiếm đồng nghiệp[3]. Họ cũng đã sống sót và cùng nhau qua đêm trong một hầm trú ẩn trước khi trở lại Nagasaki vào ngày hôm sau.[3][4] Tại Nagasaki ông đã được chữa trị vết thương, và mặc dù băng bó rất nhiều, ông vẫn tiếp tục làm việc vào ngày mùng 9 tháng Tám[1].

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009, Yamaguchi được biết đã mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày.[2] Ông chết vào ngày 4 tháng 1 năm 2010 ở Nagasaki ở tuổi 93.[4][5][6][7]

  1. ^ a b c d e f “Lời cáo phó: Yamaguchi Tsutomu”. The Daily Telegraph. ngày 6 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ a b McNeill, David (ngày 26 tháng 3 năm 2009). “How I survived Hiroshima – and then Nagasaki”. The Independent. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ a b c Lloyd Parry, Richard (ngày 25 tháng 3 năm 2009). “The luckiest or unluckiest man in the world? Tsutomu Yamaguchi, double A-bomb victim”. The Times. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ a b McCurry, Justin (ngày 25 tháng 3 năm 2009). “A little deaf in one ear – meet the Japanese man who survived Hiroshima and Nagasaki”. The Guardian. London. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ "Tsutomu Yamaguchi, victim of Japan's two atomic bombs, dies aged 93"
  6. ^ 阿部弘賢 (ngày 6 tháng 1 năm 2010). “山口彊さん死去:「8月6、9日は命日」 「青き地球」と短歌に思い”. Mainichi Shimbun (bằng tiếng Nhật). 宮下正己. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |work=|newspaper= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  7. ^ “Japan survivor of both atomic bombs dies, aged 93”. BBC News. ngày 6 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2010.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde – Lối chơi, hướng build và đội hình
Clorinde có bộ chỉ số khá tương đồng với Raiden, với cùng chỉ số att và def cơ bản, và base HP chỉ nhỉnh hơn Raiden một chút.
Mai - Khi tình yêu không chỉ đơn thuần là tình ~ yêu
Mai - Khi tình yêu không chỉ đơn thuần là tình ~ yêu
Cuộc đời đã khiến Mai không cho phép mình được yếu đuối, nhưng cũng chính vì thế mà cô cần một người đồng hành vững chãi
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Baemin từ
Baemin từ "tân binh" đầy nổi bật thành "tàn binh" bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam
Thương hiệu "viral" khắp cõi mạng nhưng "không bao giờ có lãi", liệu có lặp lại câu chuyện của những chú gà vàng đen Beeline?