Zeta Sagittarii

ζ Sagittarii
Vị trí của ζ Sagittarii (vòng tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0
Chòm sao Nhân Mã
Xích kinh 19h 02m 36,73024s[1]
Xích vĩ –29° 52′ 48,2279″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +2,59[2] (3,27/3,48)[3]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA2.5 Va[4]
Chỉ mục màu U-B+0,05[2]
Chỉ mục màu B-V+0,08[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+22[5] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +10,79[1] mas/năm
Dec.: +21,11[1] mas/năm
Thị sai (π)36,98 ± 0.87[1] mas
Khoảng cách88 ± 2 ly
(27,0 ± 0,6 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)1,11/1,32[3]
Các đặc điểm quỹ đạo[3]
Chu kỳ (P)21,00 ± 0,01 năm
Bán trục lớn (a)0,489 ± 0,001″
Độ lệch tâm (e)0,211 ± 0,001
Độ nghiêng (i)111,1 ± 0,1°
Kinh độ mọc (Ω)74,0 ± 0,1°
Kỷ nguyên điểm cận tinh (T)2005,99 ± 0,03
Acgumen cận tinh (ω)
(thứ cấp)
7,2 ± 0,6°
Chi tiết
Khối lượng5,26 ± 0,37[3] M
Hấp dẫn bề mặt (log g)3,90[6] cgs
Nhiệt độ8.799[6] K
Tốc độ tự quay (v sin i)77[7] km/s
Tuổi500 - 710 triệu[3] năm
Tên gọi khác
Ascella, ζ Sagittarii, ζ Sgr, Zeta Sgr, 38 Sagittarii, CCDM J19026-2953AB, CPD-30  5798, GC 26161, HD 176687, HIP 93506, HR 7194, IDS 18562-3001 AB, PPM 269230, SAO 187600, WDS J19026-2953AB
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Zeta Sagittarii (ζ Sagittarii, viết tắt là Zeta Sgr, ζ Sgr) là một hệ ba sao và là ngôi sao sáng thứ ba trong chòm sao Nhân Mã. Dựa trên các phép đo thị sai, nó cách khoảng 88 ly (27 pc) tính từ Mặt Trời.[1]

Ba ngôi sao tạo nên hệ sao này bao gồm Zeta Sagittarii A (chính thức đặt tên là Ascella /əˈsɛlə/, cũng là tên truyền thống cho toàn bộ hệ sao),[8][9] Zeta Sagittarii B, chúng tạo thành một cặp sao đôi, và một ngôi sao đồng hành nhỏ hơn là Zeta Sagittarii C.

Danh pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

ζ Sagittarii (được Latin hóa thành Zeta Sagittarii) là tên gọi Bayer của hệ sao. Định danh của các ngôi sao trong số chúng là ζ Sagittarii A, ζ Sagittarii Bζ Sagittarii C xuất phát từ quy ước được Danh lục Bội số Washington (WMC) sử dụng cho hệ nhiều sao và được Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) thông qua.[10]

Nó mang tên Ascella truyền thống, từ một từ trong tiếng Latinh muộn có nghĩa là nách. Trong danh lục sao trong Calendarium của Al Achsasi al Mouakket, ngôi sao này được định danh là Thalath al Sadirah, được dịch sang tiếng LatinTertia τού al Sadirah, có nghĩa là con đà điểu quay về thứ ba.[11] Vào năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã tổ chức một Nhóm Công tác về Tên Sao (WGSN) để lập danh lục và chuẩn hóa tên gọi chính xác cho các ngôi sao. WGSN quyết định gán tên chính xác cho từng ngôi sao thay vì cho toàn bộ hệ nhiều sao.[12] Nhóm này đã phê duyệt tên Ascella cho sao thành phần Zeta Sagittarii A vào ngày 12 tháng 9 năm 2016 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh sách Tên Sao được IAU phê duyệt.[9]

Sao này, cùng với Gamma Sagittarii, Delta Sagittarii, Epsilon Sagittarii, Lambda Sagittarii, Sigma Sagittarii, Tau SagittariiPhi Sagittarii tạo thành khoảnh sao mà người phương Tây gọi là Ấm Trà (Teapot).[13][14][15]

Trong thiên văn học Trung Quốc, 斗 (Dǒu, Đẩu) là một cụm sao trong Sao Đẩu, dùng để chỉ một khoảnh sao bao gồm 6 sao là Zeta Sagittarii, Phi Sagittarii, Lambda Sagittarii, Mu Sagittarii, Sigma SagittariiTau Sagittarii. Do đó, tên tiếng Trung của Zeta Sagittarii là 斗宿一 (Dǒu Sù yī, Đẩu Tú nhất).[16]

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Zeta Sagittarii có cấp sao biểu kiến tổ hợp là +2,59.[2] Nó đang di chuyển ra xa khỏi hệ Mặt Trời với vận tốc xuyên tâm là 22 km s−1,[5] và khoảng 1,0-1,4 triệu năm trước nó xuất hiện ở khoảng cách trong vòng 7,5 ± 1,8 ly (2,30 ± 0,55 pc) từ Mặt Trời.[17]

Hai thành phần Zeta Sagittarii A và B quay quanh nhau với chu kỳ quỹ đạo 21 năm và độ lệch tâm là 0,211. Khối lượng tổ hợp của cặp sao đôi là 5,26 ± 0,37 lần khối lượng của Mặt Trời[3]phân loại sao kết hợp của chúng là A2,5 Va. Zeta Sagittarii A là một sao khổng lồ lớp phổ A2 với cấp sao biểu kiến là 3,27, còn Zeta Sagittarii B là một sao gần mức khổng lồ A4 với cấp sao biểu kiến là 3,48. Cặp sao này có độ chia tách trung bình là 13,4 AU.[18]

Cặp sao đôi này có một sao đồng hành mờ nhạt, là Zeta Sagittarii C có cấp sao khoảng 10, cách cặp sao A + B khoảng 75 giây cung.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c d Johnson, H. L.; Iriarte, B.; Mitchell, R. I.; Wisniewskj, W. Z. (1966). “UBVRIJKL photometry of the bright stars”. Communications of the Lunar and Planetary Laboratory. 4 (99). Bibcode:1966CoLPL...4...99J.
  3. ^ a b c d e f De Rosa, Robert J.; Patience, Jenny; Vigan, Arthur; Wilson, Paul A.; Schneider, Adam; McConnell, Nicholas J.; Wiktorowicz, Sloane J.; Marois, Christian; Song, Inseok (2011), “The VAST Survey -- II. Orbital motion monitoring of A-type star multiples”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 422: 2765–2785, arXiv:1112.3666, Bibcode:2012MNRAS.422.2765D, doi:10.1111/j.1365-2966.2011.20397.x
  4. ^ “* zet Sgr”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ a b Wilson, R. E. (1953). General Catalogue of Stellar Radial Velocities. Carnegie Institute of Washington D.C. Bibcode:1953GCRV..C......0W.
  6. ^ a b Gray, R. O.; Corbally, C. J.; Garrison, R. F.; McFadden, M. T.; Robinson, P. E. (tháng 10 năm 2003), “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: Spectroscopy of Stars Earlier than M0 within 40 Parsecs: The Northern Sample. I.”, The Astronomical Journal, 126 (4): 2048–2059, arXiv:astro-ph/0308182, Bibcode:2003AJ....126.2048G, doi:10.1086/378365
  7. ^ Royer, F.; Zorec, J.; Gómez, A. E. (tháng 2 năm 2007), “Rotational velocities of A-type stars. III. Velocity distributions”, Astronomy and Astrophysics, 463 (2): 671–682, arXiv:astro-ph/0610785, Bibcode:2007A&A...463..671R, doi:10.1051/0004-6361:20065224
  8. ^ Davis, George A. (1944). “The pronunciations, derivations, and meanings of a selected list of star names”. Popular Astronomy. 52: 8–30.
  9. ^ a b “Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ Hessman, F. V.; Dhillon, V. S.; Winget, D. E.; Schreiber, M. R.; Horne, K.; Marsh, T. R.; Guenther, E.; Schwope, A.; Heber, U. (2010). "On the naming convention used for multiple star systems and extrasolar planets". arΧiv:1012.0707 [astro-ph.SR]. 
  11. ^ Knobel, E. B. (tháng 6 năm 1895). “Al Achsasi Al Mouakket, on a catalogue of stars in the Calendarium of Mohammad Al Achsasi Al Mouakket”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 55: 430. Bibcode:1895MNRAS..55..429K. doi:10.1093/mnras/55.8.429.
  12. ^ “WG Triennial Report (2015-2018) - Star Names” (PDF). tr. 5. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  13. ^ “Teapot”. constellation-guide.com. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2017.
  14. ^ McClure, Bruce (19 tháng 8 năm 2019). “Find the Teapot, and look toward the galaxy's center”. Earth Sky. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  15. ^ McClure, Bruce (1 tháng 8 năm 2017). “Sagittarius? Here's your constellation”. Earth Sky. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  16. ^ “AEEA (Activities of Exhibition and Education in Astronomy) 天文教育資訊網 2006 年 5 月 11 日”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Dybczyński, P. A. (tháng 4 năm 2006), “Simulating observable comets. III. Real stellar perturbers of the Oort cloud and their output”, Astronomy and Astrophysics, 449 (3): 1233–1242, Bibcode:2006A&A...449.1233D, doi:10.1051/0004-6361:20054284
  18. ^ Kaler, James B., “ASCELLA (Zeta Sagittarii)”, Stars, University of Illinois, truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan