Antoni Wiwulski

Antoni Wiwulski
Antoni Wiwulski (1910)

Antoni Wiwulski (tiếng Litva: 'Antanas Vivulskis') (sinh ngày 20 tháng 2 năm 1877 - mất ngày 10 tháng 1 năm 1919) là một kiến trúc sưnhà điêu khắc người Ba Lan[1]-Litva[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Antoni Wiwulski sinh ngày 20 tháng 2 năm 1877 tại Totma, Thủ phủ Vologda, Đế quốc Nga. Cha ông, người gốc Litva[3], làm người quản lý rừng tại đây.[4] Ông tốt nghiệp trường nội trú của Dòng Tên danh tiếng Zakład Naukowo-Wychowawczy Ojców Jezuitów w Chyrowie và sau đó tốt nghiệp hai trong số những trường đại học mỹ thuật và kiến trúc danh tiếng nhất đương thời là École Supérieure des Beaux-Arts ở Paris và Trường Kỹ thuật ở Vienna. Tác phẩm điêu khắc của ông cũng tham gia cuộc thi nghệ thuật tại Thế vận hội mùa hè năm 1912.[5]

Những công trình nổi bật nhất của Antoni Wiwulski là:

Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu được khởi công vào năm 1913 và là ví dụ đầu tiên về việc sử dụng bê tông cốt thépLiên bang Ba Lan và Lietuva trước đây. Vì bị ấn tượng với khả năng xây dựng những tòa nhà khổng lồ bằng vật liệu mới này mà Antoni Wiwulski đã phát hoạ một dự án xây dựng một nhà thờ khổng lồ có tác phẩm điêu khắc khổng lồ cách điệu Đấng Tạo hóa ngồi trên mái vòm. Tuy nhiên, dự án này không được hoàn thành vì Antoni Wiwulski mất vào ngày 10 tháng 1 năm 1919.

Năm 1919, dù mắc bệnh lao nhưng ông vẫn tình nguyện gia nhập lực lượng dân quân Ba Lan (Tự vệ Litva và Belarus) và tham gia bảo vệ Vilnius chống lại cuộc tấn công của quân Bolshevik trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Litva-Liên Xô và Chiến tranh Ba Lan-Bolshevik. Antoni Wiwulski mắc viêm phổi khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ ở vùng ngoại ô Užupis của Vilnius.[6][7] Sau khi mất, ông được chôn cất trong tầng hầm bên dưới ngôi nhà thờ do chính ông thiết kế. Khi được Liên Xô cải tạo thành Cung điện Công nhân Xây dựng vào năm 1964, tro cốt của ông được chuyển đến Nghĩa trang Rasos.[8]

Triển lãm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phillips, Charles (1933). Paderewski - The Story of a Modern Immortal. The Macmillan Company. tr. 280. ISBN 0-306-77534-4.
  2. ^ Tomas Venclova (2006). “Vilnius/Wilno/Vilna: The Myth of Division and the Myth of Connection”. Trong Cornis-Pope, Marcel; Neubauer, John (biên tập). History of the Literary Cultures of East-Central Europe: Junctures and disjunctures in the 19th and 20th centuries. Vol. 2. John Benjamins Publishing. tr. 22–23. According to Venclova, Wiwulski represented "the Wilno variant of Polish modernism" and "considered himself to be both a Polish and a Lithuanian artist."
  3. ^ O. Franciszek Świątek, "Jasny i mocny duch Antoni Wiwulski (1877-1939)", Wilno, 1939, s. 10
  4. ^ Stefański, Krzysztof (2003). “Polish ecclesiastical architecture of the early 20th century - between the new form and national obligation”. Centropa: A Journal of Central European Architecture and Related Arts. 3 (3): 249.
  5. ^ “Antoni Wiwulski”. Olympedia. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ Wiktor Zenonowicz (1986). “Rys życia autora wileńskich Trzech Krzyży (A sketch on the author of Three Crosses)”. Nasza Gazeta (bằng tiếng Ba Lan). 8 (547). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2006.
  7. ^ J. Polonus (tháng 7 năm 2005). “Grunwaldzkie uroczystości (Anniversary of Grunwald)”. Źródło (bằng tiếng Ba Lan). 705 (27): 31–33. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2006.
  8. ^ Katarzyna Deptuła (tháng 4 năm 2001). “Cmentarz na Rossie (Rasos Cemetery)”. Gazeta Wyborcza (bằng tiếng Ba Lan). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2006.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nijolė Lukšionytė-Tolvaišienė (2002). Antanas Vivulskis: Tradicijų ir modernumo dermė [Antanas Vivulskis (1877-1919): Synthesis of Traditions and Modernity] (bằng tiếng Litva). Vilniaus dailės akademijos leidykla (Vilnius Academy of Arts Press). ISBN 9986571790.