Chu Quyền 朱權 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 27 tháng 5, 1378 | ||||||||
Mất | 12 tháng 10, 1448 (70 tuổi) | ||||||||
Hậu duệ | xem văn bản | ||||||||
| |||||||||
Thân phụ | Minh Thái Tổ | ||||||||
Thân mẫu | Dương phi |
Chu Quyền (chữ Hán: 朱權; 27 tháng 5, 1378 - 12 tháng 10, 1448), còn gọi là Ninh Hiến vương (寧獻王), là Hoàng tử thứ 17 của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và mẹ là Dương phi (杨妃). Hoàng tử nổi tiếng với tài chỉ huy quân sự; là một sử gia cũng như một nhà viết kịch. Ông cũng được biết đến là một người sành uống trà, một nghệ nhân chơi cổ cầm và là một nhà soạn nhạc.
Ngoài tước Ninh Hiến vương (寧獻王), ông còn được biết đến với nhiều tên khác như Đại Minh Kỳ Sĩ (大明奇士). Là một người sùng Đạo giáo, ông đã đặt cho mình nhiều tên hiệu khác nhau như Cù Tiên (臞仙), Hàm Khư Tử (涵虚子), Huyền Châu Đạo Nhân (玄洲道人), hay Nam Cực Trùng Khư Diệu Đạo Chân Quân (南极沖虚妙道真君).
Chu Quyền sớm được giao nhiệm vụ chỉ huy quân đội cho cha mình, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra triều đại nhà Minh. Năm 13 tuổi, ông được cấp đất tại Ninh Thành, thuộc Xích Phong ngày nay, lập thủ phủ tại Đại Ninh. Ông nổi tiếng là người tinh thông nghệ thuật, thành thạo quân đội và đóng vai trò quan trọng xung quanh việc lên ngôi của người cháu mình, sau này là Minh Huệ Đế năm 1399.
Minh Huệ Đế cho vời ông vào Nam Kinh để yết kiến. Lo sợ việc mình sẽ bị giáng chức hoặc bị xử tử như những người anh em khác, Chu Quyền khước từ không đi. Chính vì lẽ đó mà ông bị tước mất 3 đạo quân của mình do sự bất phục với Tân Hoàng đế.
Yên vương Chu Đệ, đang chuẩn bị cho cuộc nổi dậy ở Tĩnh Nan, nhận thấy rằng điều quan trọng bây giờ chính là Chu Quyền trung lập, em trai của ông, vì lực lượng của Ninh vương là mạnh nhất sau Yên vương lúc bấy giờ. Sau nhiều ngày, lực lượng của Chu Đệ cũng bắt giữ được Chu Quyền. Minh sử chép rằng, sau khi sơ tán Đại Ninh, Chu Đệ đã cho đốt hết tất những sổ sách của Chu Quyền.
Sau thời điểm đó, Chu Quyền buộc phải hỗ trợ Chu Đệ trong cuộc nổi dậy của anh mình. Chu Đệ lên ngôi, lấy niên hiệu Vĩnh Lạc. Thành Tổ lúc khởi sự đã hứa khi sự thành sẽ cùng hưởng chung thiên hạ với ông. Tuy nhiên khi lên ngôi, Thành Tổ đã ép Chu Quyền phải rời bỏ đất phong và chuyển về một vùng đất nghèo nàn hơn và bị bãi bỏ binh quyền. Chu Quyền định cư tại Nam Xương, thủ phủ của Giang Tây. Chu Quyền bị người dân nơi đó cáo buộc sử dụng tà thuật. Vì thế, ông đã sớm từ chức và dành phần lớn cuộc đời mình để theo đuổi văn hoá dân tộc.
Sau nhiều lần gặp gỡ và trao đổi với các học giả, Hoàng tử quyết định theo đuổi Đạo giáo. Ông rất trân trọng quyển Nguyên Thủy Bí thư (原始秘书), quyển sách còn sót lại sau biển lửa Đại Ninh. Chu Quyền có cả một kho sách về Đạo Giáo, như Thiên Hoàng Chí Đạo Thái Thanh Ngọc Sách (天皇至道太清玉册). Ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Văn Phổ (文谱), Thi Phổ (诗谱), Hán Đường Bí Sử (汉唐秘史), Gia Huấn (家訓), Thần Kỳ Bí Phổ (神奇秘譜), Thông Giám Bác Luận (通鑑博論) và hàng chục cuốn sách khác. Thành công nhất của ông là bộ Trà Phổ (茶谱). Ngoài ra ông còn viết rất nhiều bộ sách hiếm và nhiều vở kịch dưới triều Minh.
Chu Quyền còn nổi tiếng với tài chơi cổ cầm (古琴) thời đó, qua tác phẩm do chính ông biên soạn, Thần Kỳ Bí Phổ (神奇秘譜) vào năm 1425. Đây là bộ sưu tập có quy mô lớn được biết đến đầu tiên của triều Minh còn tồn tại tới ngày nay.
Ninh vương chết trong uất ức vì chuyện ngày xưa, còn con cháu ông cũng mang lòng bất mãn với triều đình. Đỉnh điểm là hậu duệ Chu Thần Hào của Ninh vương nổi binh làm phản dưới thời của Minh Vũ Tông, tuy nhiên đã bị đàn áp và thất bại.
Chu Đáp (1626 - 1705), là một họa sĩ nổi tiếng của Trung Quốc, là con cháu nhiều đời của Ninh Hiến Vương Chu Quyền, tổ tịch ở Nam Xương. Sau khi nhà Minh mất, ông gọt tóc đi tu, sau làm đạo sĩ. Hiệu thường gọi là Bát Đại Sơn Nhân.
Không rõ ông có bao nhiêu người thiếp