Edward Wittig

Edward Wittig
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
20 tháng 9, 1879
Nơi sinh
Warszawa
Mất
Ngày mất
3 tháng 3, 1941
Nơi mất
Warszawa
An nghỉNghĩa trang Powązki
Giới tínhnam
Quốc tịchVương quốc Lập hiến Ba Lan, Đế quốc Nga, Ba Lan
Nghề nghiệpnhà điêu khắc
Học sinhAleksander Żurakowski
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1900 – 1940
Đào tạoHọc viện Mỹ thuật Viên, Beaux-Arts de Paris
Có tác phẩm trongFinnish National Gallery, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia
Giải thưởngCành cọ vàng
Tác phẩm điêu khắc Ewa của Wittig tại Công viên UjazdówWarsaw

Edward Wittig (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1879 – mất ngày 3 tháng 3 năm 1941) là một nhà điêu khắc và giáo sư đại học người Ba Lan. Ông nổi tiếng với nhiều thiết kế tượng đài ở Warsaw.

Edward Wittig sinh tại Warsaw. Từ năm 1897 đến năm 1900, ông theo học nghệ thuật tại Học viện Mỹ thuật Vienna, làm học trò của J. Tautenheim. Sau đó, ông tốt nghiệp École des Beaux-Arts ở Paris. Khi học trong trường, ông làm học trò của Madeleine Jouvray, một học trò của Auguste Rodin và Lucien Schnegg. Trong thời gian này ông kết giao với Magnus Enckell. Năm 1909, Edward Wittig trở lại Ba Lan và sống tại một ngôi nhà thuộc sở hữu của bạn bè ông ở Podolia. Tại đây, ông tạo ra nhiều tác phẩm điêu khắc, một vài trong số đó được mang triển lãm tại Phòng triển lãm ở Paris. Từ năm 1903 trở đi, Edward Wittig được mời triển lãm tại nhiều phòng triển lãm nghệ thuật hàng đầu lúc bấy giờ là Phòng triển lãm ZachętaWarsaw, Hội những người bạn Mỹ thuật Kraków và Venice Biennale (1920 và 1934).

Trong các năm 1915-1920, Edward Wittig làm giáo sư của Học viện Mỹ thuậtWarsaw. Sau đó, ông làm giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Warsaw. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Aristide MaillolChủ nghĩa tân cổ điển ảnh hưởng nhiều đến phong cách của Edward Wittig.

Trong thập niên 1920, phong cách của Edward Wittig rất được yêu thích ở Ba Lan và nước ngoài. Kết quả là ông lại cho ra đời thêm nhiều tượng đài.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dariusz Kaczmarzyk biên tập (1973). Rzeźba polska od XVI do początku XX wieku. Warsaw: National Museum of Poland. tr. 148+549.
  • Stanisław Rutkowski (1925). Edward Wittig. Warsaw.
  • Władysław Kozicki (1925). Edward Wittig. Rozwój twórczości. Warsaw.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]