Fatality (Mortal Kombat)

Sub-Zero biểu diễn đòn Fatality "Spine Rip"[a] khét tiếng, gây tử vong cho Scorpion (đòn Fatality yêu thích của Ed Boon[1]John Tobias[2]) trong bản Mortal Kombat đầu tiên

Fatality (hay còn gọi là đòn kết liễu) là tên được đặt cho một tính năng về lối chơi trong loạt trò chơi điện tử đối kháng Mortal Kombat. Người chiến thắng ở vòng cuối cùng trong một trận đấu sẽ có thể đưa ra đòn kết liễu tàn bạo và cũng là cách kết thúc thỏa mãn nhất để giết chết đối thủ đã bị đánh bại của họ.

Fatality sẽ đi kèm thông báo nhắc nhở "Finish Him/Her",[b] người chơi có một khoảng thời gian ngắn để thực hiện Fatality bằng cách nhập một nút cụ thể và tổ hợp phím điều khiển, đồng thời được định vị ở một khoảng cách cụ thể từ phía đối thủ.

Fatality và các nguồn gốc của nó được cho là những đặc điểm đáng chú ý nhất của loạt Mortal Kombat, gây ra tác động lớn về mặt văn hóa và vô vàn tranh cãi.

Khái niệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của khái niệm kết liễu bắt nguồn từ một số phương tiện truyền thông võ thuật châu Á bạo lực. Trong The Street Fighter (1974), một bộ phim về võ thuật Nhật Bản, Sonny Chiba thực hiện các động tác kết liễu chí mạng bằng tia X, vào thời điểm đó được coi như một mánh lới quảng cáo để tách biệt với các phim võ thuật khác.[3] Trong bộ shōnen mangaanime Fist of the North Star (ra mắt năm 1983) của Nhật Bản, nhân vật chính Kenshiro thực hiện những cái chết đẫm máu dưới hình thức kết liễu, như tấn công vào các điểm áp lực khiến đầu và cơ thể phát nổ, tương tự như trong Mortal Kombat.[4] Bộ seinen mangaanime Riki-Oh (ra mắt năm 1988) của Nhật Bản, cùng với bộ phim chuyển thể hành động Hong Kong Story of Ricky (1991) cũng có những cái chết đẫm máu dưới dạng kết liễu tương tự như những đòn thế sau này xuất hiện trong Mortal Kombat.[5][6]

Trong khi tạo ra Mortal Kombat, Ed BoonJohn Tobias bắt đầu bằng ý tưởng về hệ thống mang phong cách Street Fighter II và giữ lại nhiều quy ước của nó, nhưng chỉnh sửa những thứ khác. Những bổ sung đáng chú ý nhất là hiệu ứng đồ họa máu me, kỹ thuật chiến đấu tàn bạo hơn và đặc biệt là các đòn kết liễu chí mạng (đây là một điểm mới lạ, khi các trò chơi song đấu truyền thống kết thúc bằng việc kẻ thua cuộc chỉ đơn giản là bất tỉnh và người chiến thắng quay mặt tạo dáng với người chơi).[7] Theo Boon, điều này bắt đầu bằng một ý tưởng cho phép người chơi tiếp tục đánh đối thủ đã bị choáng vào cuối trận đấu bằng một "đòn đánh tự do", và ý tưởng đó "nhanh chóng phát triển thành một thứ gì đó ghê tởm."[8] Tobias nhớ lại điều đó theo cách khác: "Ý tưởng đầu tiên của chúng tôi là sử dụng chúng như một đòn kết liễu cho trùm cuối Shang Tsung, người sẽ rút kiếm và chặt đầu đối thủ. Sau đó, chúng tôi nghĩ, 'Điều gì sẽ xảy ra nếu người chơi có thể làm điều đó với chính đối thủ của họ?'"[9]

Fatality đầu tiên họ làm là Johnny Cage (nhân vật duy nhất được tạo ra cho trò chơi vào thời điểm đó) sẽ đấm bay đầu đối thủ, được tạo ra bởi Daniel Pesina[10] và Boon thực hiện.[11] Tobias và cựu lập trình viên của Midway Games là Mark Turmell nói rằng ban đầu, không ai ở Midway mong đợi người chơi sẽ tìm thấy tính năng Fatality trong trò chơi.[11][12] Tobias nói: "Khi chúng tôi xem các game thủ phản ứng với Fatality, chúng tôi biết rằng không có lựa chọn nào khác ngoài việc cung cấp cho họ nhiều hơn nữa."[9]

Lối chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác động văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Những trò chơi trong loạt cũng có các loại Fatality và Finisher khác nhau:

Thú tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính trẻ con

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàn bạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Giết phe phái

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình bạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh hùng bạo tàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Kreate-A-Fatality

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn Fatality

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trường hợp khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hợp Fatality đáng chú ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "rút xương sống"
  2. ^ "Hãy kết liễu anh ấy/cô ấy"

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Midway (11 tháng 10 năm 2006). Mortal Kombat: Armageddon Premium Edition. Midway. Cấp/khu vực: "The History of Fatalities" commentary.
  2. ^ “John Tobias, Mortal Kombat co-creator | Interview | The Gameological Society”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2018.
  3. ^ Stone, Sam (14 tháng 4 năm 2020). “Mortal Kombat Legends' Jeremy Adams Explains How Scorpion's Revenge Adapts the Game”. Comic Book Resources. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ King, Geoff; Krzywinska, Tanya (2002). Screenplay: Cinema/videogames/interfaces. Wallflower Press. tr. 199. ISBN 978-1-903364-23-9.
  5. ^ Trev (14 tháng 5 năm 2011). “MORTAL RIKI-OH!!!”. Gameblog (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ “Bad Movie Night Toronto presents RIKI-OH: THE STORY OF RICKY”. BlogTO. Annex Business Media. 28 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ East, Tom (7 tháng 1 năm 2008). “Mortal Kombat: Armageddon”. Official Nintendo Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên gp
  9. ^ a b “Ten years ago, "Mortal Monday" brought us controversy, game ratings, and Mortal Kombat”. 1UP.com. 13 tháng 9 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ “An Oral History of 'Mortal Kombat'. MEL Magazine (bằng tiếng Anh). 26 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2018.
  11. ^ a b ARGpodcast (26 tháng 6 năm 2018). “ARGcast Mini #14: Making Mortal Kombat with John Tobias”. RetroZap (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2018.
  12. ^ Leone, Matt (9 tháng 1 năm 2013). “The story behind Total Carnage's confusing ending”. Polygon. Vox Media. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]