Gamma Sextantis

Gamma Sextantis (La tinh hóa từ γ Sextantis theo định danh Bayer) là tên của một hệ sao đôi[1] nằm trong chòm sao vùng xích đạo tên là Lục Phân Nghi. Các ngôi sao của nó có cấp sao biểu kiến kết hợp lại là 5,05[2], có nghĩa là khi nhìn thấy bằng mắt thường, nó khá là mờ nhạt và trong điều kiện thời tiết tốt thì ta sẽ nhìn thấy nó rõ ràng hơn. Giá trị thị sai đo được của nó là 11,75 mas[3], nghĩa là khoảng cách xấp xỉ của nó là chúng ta là khoảng 280 năm ánh sáng.

Hai ngôi sao của hệ sao này có chu kì với nhau là 77,55 năm với độ lệch tâm quỹ đạo khá cao là 0,691. Mặt phẳng quỹ đạo của nó nghiêng một góc 145,1 độ từ điểm nhìn của trái đất[3].

Cấp sao biểu kiến của ngôi sao thứ nhất là 5,6[4], nghĩa là nó một ngôi sao nằm trong dãy chính với quang phổ loại A1 V[4]. Còn ngôi sao thứ hai thì có quang phổ loại A4 V[4] với cấp sao biểu kiến là 6,0[4]. Quang phổ của cả hai kết hợp lại là A0/1 V (nghĩa là nó có đặc điểm của A0 V và cả A1 V).[5]

Bên cạnh đó còn có một ngôi sao thứ ba với cấp sao biểu kiến là 12,28 với góc phân tách là 36,9" dọc theo góc vị trí là 333 độ theo như dữ liệu của năm 2000. Góc phân tách ấy đã tăng lên từ 30,0' vào năm 1834. Chuyển động riêng của nó khác với hai ngôi sao trên nên nó không được đề cập là thành viên của hệ sao đôi trên và có thành phần là μα = −29 mas/năm và μδ = +5 mas/năm.[6]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là hệ sao nằm trong chòm sao Lục Phân Nghi và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 09h 52m 30.43727s[3]

Độ nghiêng −08° 06′ 18.1269″[3]

Cấp sao biểu kiến 5.05[2] (5.6 + 6.0)[7]

Cấp sao tuyệt đối +0.43[8]

Vận tốc xuyên tâm 12[9] km/s

Loại quang phổ A0/1 V[5] (A1 V + A4 V)[4]

Giá trị thị sai 11,75 +/- 0,63[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Eggleton, P. P.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2008), “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 389 (2): 869–879, arXiv:0806.2878, Bibcode:2008MNRAS.389..869E, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
  2. ^ a b Johnson, H. L.; và đồng nghiệp (1966), “UBVRIJKL photometry of the bright stars”, Communications of the Lunar and Planetary Laboratory, 4 (99), Bibcode:1966CoLPL...4...99J.
  3. ^ a b c d e van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  4. ^ a b c d e Edwards, T. W. (tháng 4 năm 1976), “MK classification for visual binary components”, Astronomical Journal, 81: 245–249, Bibcode:1976AJ.....81..245E, doi:10.1086/111879.
  5. ^ a b Houk, N.; Swift, C. (1999), “Michigan catalogue of two-dimensional spectral types for the HD Stars”, Michigan Spectral Survey, Ann Arbor, Michigan: Department of Astronomy, University of Michigan, 5, Bibcode:1999MSS...C05....0H.
  6. ^ Mason, B. D.; và đồng nghiệp (2014), The Washington Visual Double Star Catalog, Bibcode:2001AJ....122.3466M, doi:10.1086/323920.
  7. ^ Heintz, W. D. (tháng 3 năm 1982), “Orbits of 16 visual binaries”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 47: 569–573, Bibcode:1982A&AS...47..569H.
  8. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  9. ^ Wilson, Ralph Elmer (1953), General Catalogue of Stellar Radial Velocities, Washington: Carnegie Institution of Washington, Bibcode:1953GCRV..C......0W.