Giang hồ

Giang hồ (chữ Hán: 江湖; bính âm Hán ngữ jiānghú) , nghĩa tiếng Việtsônghồ (nước) là một hình thái xã hội hay một thế giới (thường là có thật) có phản ánh hình ảnh một xã hội trong thời cổ ở Trung Quốc tại một địa điểm không cố định, trong đó có nhiều biến cố về võ hiệp, những loạn lạc, thị phi, cừu thù, âm mưu, ân oán của cộng đồng người sống trong thế giới thu nhỏ này.

Định nghĩa trong văn hóa Trung Hoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Giang hồ, nghĩa gốc là chỉ Sông và Hồ hợp xưng, nghĩa hẹp là chỉ Trường Giang cùng Động Đình hồ (hoặc Thái Hồ), nghĩa rộng là chỉ thiên hạ bất luận cái gì giang hà hồ nước, dòng suối ao.

Phàm là có nước hạ xuống địa phương liền có thể hình thành giang hồ, từ nơi này phương diện lại nghĩa rộng vì Dân gian, Xã hội, tứ phương các nơi ý tứ, Trừu tượng Có thể coi là Thế gian.

Bến tàu bang hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy vận Là thời cổ thương giúp trọng yếu nhất chuyên chở, thuyền thuyền đi thuyền trên giang hồ, bỏ neo tại bến tàu bên trong, dần dà, giang hồ cùng bến tàu hai từ liền trở thành chợ búa thương nhân trọng yếu ngôn ngữ trong nghề.  Giang hồ bến tàu bên trong lẫn nhau kẻ không quen biết tụ hội cùng một chỗ, lẫn nhau ở giữa giúp đỡ cho nhau, hình thành sớm nhất Bang Hội (từ bang trong bang hội nghĩa là trợ giúp).

Võ hiệp văn học [ Biên tập ]

[sửa | sửa mã nguồn]
Người trong giang hồ, thân bất do kỷ, tình cừu không thể chối từ, ân oán vô tận.
Chỉ cần có người, liền có Ân oán, có ân oán liền có giang hồ, người chính là giang hồ.

Giang hồ, võ hiệp văn học chỉ Hiệp khách nơi hoạt động, còn gọi là võ lâm.

Võ hiệp tác gia sáng tác Tiểu thuyết võ hiệp, tự thuật các loại nhân vật giang hồ mâu thuẫn, giang hồ nhi nữ ân cừu, cùng Giang hồ môn phái Tranh đấu, bện làm người say mê hư cấu chuyện giang hồ dấu vết; Thậm chí hiểu lấy Dân tộc Đại nghĩa, khắc hoạ một cái vì nước vì dân, có đảm đương giang hồ đại hiệp.

Trong thế giới giang hồ này, võ công là yếu tố hàng đầu để quyết định địa vị xã hội, một người có võ công cao cường và có tín nghĩa, uy tín sẽ là người làm minh chủ võ lâm và có thể độc bá giang hồ. Những người có võ công thấp hơn thì sẽ có các địa vị tương ứng như Chưởng môn, Đà chủ, Cung chủ... Trong thế giới này, yếu tố kinh tế hầu như không được đề cập, một xã hội tồn tại không dựa trên bất kỳ sự mô tả về kinh tế nào nhưng dường như cuộc sống rất phong lưu, những người trong giang hồ vô tư uống rượu, dự tiệc tùng... họ thường có rất nhiều tiền và thường đem theo sẵn ngân phiếu, ngân lượng.

Các luật lệ trong giang hồ ràng buộc người trong đó ở chữ "Nghĩa", hay nghĩa khí giang hồ theo cách trọng chữ "tín", những người trong giang hồ thường giữ chữ tín, tin tưởng lẫn nhau như những bằng hữu, hay tri kỷ. Công lý trong giang hồ thể hiện ở phạm trù "Công đạo" tức là một sự công bằng gần như tuyệt đối ân đền oán trả (ân oán giang hồ) và thường là bênh vực kẻ yếu kém. Việc đánh giết, tử vong trong giang hồ là chuyện thường xuyên nhưng không có sự can thiệp của triều đình hay pháp luật. Những cuộc xung đột trong giang hồ (quyết đấu sinh tử giang hồ) được hiểu là các bên đã ký vào một "sinh tử trạng". Danh tiếng trong giang hồ luôn được các giới nhân sĩ coi trọng, họ sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo toàn danh tiếng (sĩ khả sát bất khả nhục) và luôn đề cao mình là những người quân tử.

Trong giang hồ thế giới được phân chia thành phe khá rõ rệt là "chính" và "tà", phe chính thường là dành cho những người của các môn phái, bang hội, các giáo phái, phái võ lớn như: Cái Bang, Thiếu Lâm, Võ Đang, Tung Sơn.... còn phái tà thường dùng cho các giáo phái, bang hội nhỏ hơn như Ma giáo, Bạch Liên Giáo, Ngũ Độc... Cũng trong giang hồ tiêu chí phân chia chính là chữ "nghĩa" (nghĩa khí giang hồ) và "hiệp" (Giang hồ hào hiệp) tuy nhiên nhiều tác phẩm cho thấy tiêu chí này là tương đối vì trong chính có tà, trong tà có chính. Dư luận trong giang hồ cũng là một yếu tố luôn được nhiều người quan tâm, việc đánh giá một nhân vật nào thường căn cứ chung vào dư luận. Nhiều nhân vật được đặt những cái tên ngoại hiệu (ví dụ: Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần).

Định nghĩa thế kỷ 20

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những tác phẩm viết về giới du đãng của nhà văn Duyên Anh cũng dùng chữ giang hồ để mô tả đời sống những nhân vật băng đảng, sống ngoài vòng pháp luật, như Trần Đại (mang hình ảnh Đại Cathay), Châu Kool trong Điệu ru nước mắt. Nhưng "giang hồ cũng có luật (của) giang hồ", các nhân vật du đãng của Duyên Anh đều hết lòng vì tình nghĩa với nhau và giữ chữ tín (giữ lời hứa) của mình.

Ngày nay thuật ngữ giang hồ còn dùng để chỉ một cách tiêu cực về những người trong xã hội sống lang thang, đây đó và thường làm các ngành nghề bị lên án như bảo kê, đâm thuê chém mướn, hoặc những người vô gia cư, lang thang du thủ du thực hay những ông trùm, những đại ca xã hội đen,[1][2][3][4] gái giang hồ dùng để chỉ về những người đã từng trải và có thể chỉ về gái bán dâm.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kinh Hữu, N.Minh (28 tháng 2 năm 2011). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Công An Nhân dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2011. Truy cập 21 tháng 3 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  2. ^ Hà Anh (30 tháng 7 năm 2011). “Giang hồ đất Cảng về Hà Nội đòi nợ thuê”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 21 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ T.Nhung (25 tháng 7 năm 2011). “Hà Nội: Giang hồ nổ súng tại khách sạn”. Báo VietNamNet. Truy cập 21 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ “Hà Nội xét xử các "trùm" giang hồ phía Bắc”. Báo Thanh Niên online. 8 tháng 12 năm 2005. Truy cập 21 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ “Chiêu tránh ngồi tù của gái giang hồ - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 13 tháng 6 năm 2014.