Hussein Al Oweini

Hussein Al Oweini
Thủ tướng Liban
Nhiệm kỳ
20 tháng 2 năm 1964 – 25 tháng 7 năm 1965
Tổng thốngCharles Helou
Tiền nhiệmRashid Karami
Kế nhiệmRashid Karami
Thủ tướng Liban
Nhiệm kỳ
14 tháng 2 năm 1951 – 7 tháng 4 năm 1951
Tổng thốngFouad Chehab
Tiền nhiệmRiad Al Solh
Kế nhiệmAbdullah Arif Yafi
Thông tin cá nhân
Sinh1900
Mất1971 (70–71 tuổi)

Hussein Al Oweini (1900-1971) là một doanh nhân và chính trị gia Liban, từng làm thủ tướng Liban hai lần. Ông cũng giữ một số vị trí khác trong nội các.

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Oweini sinh năm 1900.[1] Là một thành viên trong một gia đình Sunni ở Beirut.[2]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Oweini đến Ả Rập Xê Út làm nhân viên kinh doanh cho hoàng gia Ả Rập Xê Út từ năm 1923 đến năm 1947.[3] Ông cũng thành lập một công ty mang tên "Ne'ma Te'ma" tại Riyadh.[4] Ông làm thủ tướng hai lần. Lần thứ nhất là dưới thời tổng thống Fuad Chehab, được bổ nhiệm ngày 14 tháng 2 năm 1951[2][5] để thay thế cho Riad Al Solh. Ông giữ chức đến ngày 7 tháng 4 năm 1951 và kế nhiệm bởi Abdullah Arif Yafi.[1] Ngày 27 tháng 9 năm 1957, Oweini và hai cựu thủ tướng là Saeb Salam và Abdullah Yafi, bị bắt giữ vì cáo buộc thực hiện cuộc đảo chính và bạo động có vũ trang trong cuộc bầu cử tổ chức vào tháng 5.[6]

Nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của Oweini từ ngày 20 tháng 2 năm 1964 đến 25 tháng 7 năm 1965 dưới thời tổng thống Charles Helou.[7][8] Cả người tiền nhiệm và kế nhiệm ông là Rashid Karami.[1] Oweini còn là lãnh đạo Mặt trận Quốc gia.[9] Ông cũng từng làm Bộ trưởng Ngoại giao Liban ba lần; 1958-1960, vào năm 1965 và từ năm 1968 đến năm 1969.[10] Trong nhiệm kỳ thứ ba làm bộ trưởng ngoại giao, Oweini cũng là bộ trưởng quốc phòng.[11]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Oweini qua đời năm 1971.[10]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây có một giải thưởng mang tên Hussein Al Oweini được trao.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Rulers of Lebanon”. Jewish Library. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ a b R. Hrair Dekmejian (1975). Patterns of Political Leadership: Egypt, Israel, Lebanon. SUNY Press. tr. 33. ISBN 978-0-87395-291-0. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ Mehio, Saad (ngày 9 tháng 7 năm 2002). “Prime Minister Alwaleed bin Talal? For what?”. The Daily Star. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ “Riyadh's guest”. Ain Al Yaqeen. ngày 21 tháng 4 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ Mroueh, Wassim (ngày 14 tháng 6 năm 2011). “Looking back on almost 7 decades of Cabinet crises”. The Daily Star. Beirut. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ Samir Khalaf (2002). Civil and Uncivil Violence in Lebanon: A History of the Internationalization of Communal Contact. Columbia University Press. tr. 111. ISBN 978-0-231-50536-9. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ Cornell, George W. (ngày 2 tháng 12 năm 1964). “Welcome Pope”. The Evening News. Bombay. AP. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ “Bridge stamps of Lebanon”. Bridge Guys. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Wynn, Wilton (ngày 22 tháng 7 năm 1958). “Lebanon leader predicts US troop removal”. Ellensburg Daily Record. Beirut. AP. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  10. ^ a b “Foreign ministers”. Rulers. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  11. ^ “New peace plan for Middle East offered”. The Dispatch. UPI. ngày 2 tháng 1 năm 1969. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
  12. ^ “Zahraa Shaito”. American University of Beirut. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2013.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Riad Solh
Thủ tướng Liban
1951
Kế nhiệm:
Abdallah El-Yafi
Tiền nhiệm:
Rashid Karami
Thủ tướng Liban
1964–1965
Kế nhiệm:
Rashid Karami