Đại Liban

Nhà nước Đại Liban
Tên bản ngữ
  • État du Grand Liban
    دولة لبنان الكبير
1920–1943
Vị trí của Đại Liban (xanh lá) trong Ủy trị Pháp tại Syria và Liban.
Vị trí của Đại Liban (xanh lá) trong Ủy trị Pháp tại Syria và Liban.
Tổng quan
Vị thếXứ ủy trị của Đệ Tam Cộng hòa Pháp
Thủ đôBeirut
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Pháp
tiếng Ả Rập
Tôn giáo chính
Thiên Chúa giáo
Hồi giáo
Lịch sử
Thời kỳGiai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh
• Bắt đầu ủy trị
1920
• Độc lập
1943
Kinh tế
Đơn vị tiền tệBảng Syria (1920–39)
Bảng Liban (1939–nay)
Mã ISO 3166LB
Tiền thân
Kế tục
Liên đoàn ủy trị các quốc gia bị chiếm đóng
Liban


Nhà nước Đại Liban (tiếng Ả Rập: دولة لبنان الكبير Dawlat Lubnān al-Kabīr; tiếng Pháp: État du Grand Liban) là một nhà nước được thành lập vào tháng 9 năm 1920, tiền thân của nước Liban ngày nay.

Nhà nước được tuyên bố nằm trong Ủy trị Pháp tại Syria và Liban theo hiến chương Hội Quốc Liên được phê chuẩn năm 1923. Khi đế quốc Ottoman bị phân chia theo hiệp ước Sèvres năm 1920, các lãnh thổ của nó ở Trung Đông được Liên đoàn Ủy trị chia cho Vương quốc AnhPháp ủy trị đại diện cho liên đoàn. Người Anh được chia PalestineIraq, trong khi người Pháp được trao Syria và Liban.

Tướng Gouraud tuyên bố thành lập một nhà nước mới tách khỏi Syria và có biên giới phía Bắc và phía Đông giáp với nước này, với Beirut là thủ đô của nó.[1] Lãnh thổ mới cũng có một lá cờ, kết hợp quốc kỳ Pháp và biểu tượng tuyết tùng Liban.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên và khái niệm

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ so sánh biên giới Đại Liban và biên giới của cựu lãnh thổ Moutassarifat Đỉnh Liban (đường đứt đoạn màu đen), cùng với sự phân bố các nhóm tôn giáo ngày nay.

Khái niệm Đại Liban chỉ đến vùng lãnh thổ rộng gấp đôi Moutassarifat Đỉnh Liban, khu vực cựu tự trị, kết quả của việc hợp nhất các quận TripoliSidon thuộc Đế quốc Ottoman và thung lũng Bekaa. Cựu Moutassarifat này được các lực lượng Tây phương thành lập vào năm 1861 nhằm bảo vệ cộng đồng Kitô hữu ở địa phương theo các điều khoản của Quy chế Hữu quan. Đại Liban, "Le Grand Liban" trong tiếng Pháp, được các trí thức người Liban Bulus Nujaym và Albert Naccache sử dụng lần đầu, trong suốt thời kỳ xây dựng Hội nghị hòa bình Paris năm 1919.[2]

Nujaym biên soạn công trình được đông đảo công chúng biết đến Câu hỏi Liban (tiếng Pháp: La question du Liban) vào năm 1908, một bản phân tích dài 550 trang, mà sau này đã trở thành nền tảng cho các tranh luận ủng hộ chính thể Đại Liban.[3] Câu hỏi Liban tranh thủ biện luận rằng việc mở rộng đáng kể biên giới Liban là việc bắt buộc để xây dựng một nền kinh tế hùng mạnh.[3] Biên giới Nujaym gợi ý mô tả "Liban thời hoàng kim" (tiếng Pháp: "Liban de la grande époque") được vẽ từ bản đồ cuộc viễn chinh của người Pháp trong những năm 1860 - 1864, which has been cited as an example of a modern map having "predicted the nation instead of just recording it".[4]

Hội nghị Hòa bình Paris

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 27 tháng 10 năm 1919, phái đoàn Li-băng do Thượng phụ Maronite Elias Peter Hoayek dẫn đầu đã trình bày nguyện vọng của Li-băng trong một giác thư gửi Hội nghị Hòa bình Paris. Giác thư này bao gồm việc mở rộng đáng kể đường biên giới vốn có của tỉnh phụ Li-băng (Mutasarrifat), với lý lẽ là những khu vực bổ sung này cấu tạo nên một vùng đất tự nhiên thuộc Li-băng.[5] Mặc dù trên thực tế, tại một quốc gia mở rộng như vậy, cộng đồng Kitô hữu sẽ không còn chiếm được đa số rõ rệt như trước nữa. Tham vọng sáp nhập những vùng đất nông nghiệp ở Bekaa và Akkar đã được thúc đẩy bởi những lo ngại hiện hữu sau cái chết của gần một nửa dân số tỉnh phụ Núi Liban (Cebel-i Lübnan Mutasarrıflığı) trong Nạn đói lớn; Giáo hội Maronite và các nhà lãnh đạo thế tục đã tìm kiếm một nhà nước có thể cung cấp tốt hơn cho người dân của mình.[6] Những khu vực được sáp nhập vào Mutasarrifat bao gồm các thị trấn ven biển như Beirut, Tripoli, Sidon, Tyre cũng như các vùng lân cận, tất cả đều thuộc về tỉnh Beirut (Beirut Vilayet), cùng với bốn kaza (tiểu quận) của tỉnh Syria Vilayet (Baalbek, Bekaa, RashayaHasbaya).[5]

Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến pháp Liban được ban hành vào ngày 23 tháng 5 năm 1926 và đã được sửa đổi nhiều lần sau đó. Được xây dựng theo mô hình của Đệ Tam Cộng hòa Pháp, nó có một quốc hội lưỡng viện với một hạ việnthượng viện (sau này đã bị bãi bỏ), một tổng thống và một nội các. Tổng thống có nhiệm kỳ sáu năm và được bầu bởi hạ viện. Các chức vụ được chỉ định cho những tôn giáo nhất định.

Ví dụ cho việc các chức vụ chỉ định cho một tôn giáo nhất định là tổng thống phải là một tín đồ Công giáo Maronite, thủ tướng là một tín đồ Hồi giáo Sunni, người phát ngôn nghị viện là một tín đồ Hồi giáo Shia. Một tín đồ Chính thống giáo Hy LạpDruze sẽ luôn có mặt trong nội các. Thực tế là căng thẳng giữa các tôn giáo tăng lên do việc tập trung nhiều quyền lực vào tín đồ Maronite (như quyền bổ nhiệm thủ tướng) và cản trở hình thành bản sắc dân tộc Liban.[7] Về mặt lý thuyết, nghị viện thực hiện chức năng lập pháp, nhưng thực tế là các đạo luật đã được chuẩn bị từ trước rồi mới đệ trình lên nghị viện và hầu như không có ngoại lệ. Theo hiến pháp, thượng nghị sĩ Pháp thực thi quyền lực tối cao, một sự sắp xếp vấp phải sự phản đối của những nhà hoạt động dân chủ Liban. Tuy nhiên, Charles Debbas, một tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp lại được bầu làm tổng thống ba ngày sau khi hiến pháp được thông qua.

Vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất của Debbas năm 1932, Bechara El KhouryÉmile Eddé cạnh tranh chức vụ tổng thống, chia rẽ nghị viện. Để phá vỡ bế tắc, một số nghị sĩ gợi ý Shaykh Muhammad al Jisr, thủ tướng và là một lãnh đạo Hồi giáo tại Tripoli, làm ứng viên độc lập. Tuy nhiên, Cao ủy Pháp là Henri Ponsot đã tạm đình chỉ hiến pháp vào ngày 9 tháng 5 năm 1932 và kéo dài nhiệm kỳ của Debbas thêm một năm. Việc làm này của ông khiến cho một người Hồi giáo không thể trở thành tổng thống. Không hài lòng với việc làm của Ponsot, chính quyền Pháp đã thay thế ông ta bằng Damien de Martel, người đã bổ nhiệm Habib Pacha Es-Saad làm tổng thống vào ngày 30 tháng 1 năm 1934.

Émile Eddé được bầu làm tổng thống ngày 30 tháng 1 năm 1936. Một năm sau Eddé cho tái lập lại hiến pháp 1926 và tiến hành bầu cử hạ viện. Tuy nhiên, hiến pháp tiếp tục bị treo bởi các thượng nghị sĩ Pháp do Thế chiến II năm 1939.

Bản thảo đầu tiên của quốc kỳ Liban hiện nay, được vẽ bằng tay và có chữ ký của các nghị sĩ Liban, ngày 11 tháng 11 năm 1943.
Một đồng xu dưới thời Đại Liban, 1924.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quyền ủy trị Pháp thúc đẩy văn hóa Pháp và tiếng Pháp trong giáo dục. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trong các trường đại học.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Salibi, Kamal (1990). A House of Many Mansions: The History of Lebanon Reconsidered. Nhà xuất bản Đại học California. ISBN 978-0-520-07196-4. (note: see also summary here Lưu trữ 2017-04-03 tại Wayback Machine)
  • Harris, William (2012). Lebanon: A History, 600-2011. Nhà xuất bản Đại học Oxford. tr. 173–179. ISBN 9780195181111.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://lcweb2.loc.gov/cgi-bin/query/r?frd/cstdy:@field(DOCID+lb0028)
  2. ^ Marwan R. Buheiry (ngày 1 tháng 6 năm 1981). “Bulus Nujaym and the Grand Liban Ideal, 1908–1919”. Intellectual Life in the Arab East, 1890 to 1930. Syracuse University Press. tr. 63. ISBN 978-0-8156-6086-6. This article, bearing the dateline of Jounieh, ngày 10 tháng 7 năm 1919, constitutes, together with Albert Naccache’s "Notre avenir économique published also in La Revue Phénicienne (July 1919), perhaps some of the earliest written and public references to a Grand Liban. For instance, the term does not appear to have been used seven months earlier by the first Lebanese delegation to Paris - at least not in its official releases. Or to cite a later example, the term was not used in the important correspondence from Clemenceau to Maronite Patriarch Huwayik dated ngày 10 tháng 11 năm 1919
  3. ^ a b Meir Zamir (1988). The formation of modern Lebanon. Cornell University Press. tr. 15–16. ISBN 978-0-8014-9523-6. Nujaym’s formulation was to become the basis for Lebanese Christian arguments in favor of a Greater Lebanon. It stressed the national rather than economic aspects of that goal. Only extended boundaries would enable Lebanon to exist as an independent state. Nujaym told the European public that the Lebanese question required a definite solution: the establishment of an independent Christian state.
  4. ^ Tetz Rooke (2013). “Writing the Boundary: "Khitat al-Shăm" by Muhammad Kurd ʹAli”. Trong Hiroyuki (biên tập). Concept Of Territory In Islamic Thought. Routledge. tr. 178. ISBN 978-1-136-18453-6. His [(Thongchai Winichakul’s)] study shows that the modern map in some cases predicted the nation instead of just recording it; rather than describing existing borders it created the reality it was assumed to depict. The power of the map over the mind was great:"[H]ow could a nation resist being found if a nineteenth century map had predicted it?" In the Middle East, Lebanon seems to offer a corresponding example. When the idea of a Greater Lebanon in 1908 was put forward in a book by Bulus Nujaym, a Lebanese Maronite writing under the pseudonym of M. Jouplain, he suggested that the natural boundaries of Lebanon were exactly the same as drawn in the 1861 and 1863 staff maps of the French military expedition to Syria, maps that added territories on the northern, eastern and southern borders, plus the city of Beirut, to the Mutasarrifiyya of Mount Lebanon. In this case, too, the prior existence of a European military map seems to have created a fact on the ground.
  5. ^ a b Salibi 1990, tr. 26: "Since the turn of the century, however, the Maronites had pressed for the extension of this small Lebanese territory to what they argued were its natural and historical boundaries: it would then include the coastal towns of Tripoli, Beirut, Sidon and Tyre and their respective hinterlands, which belonged to the Vilayet of Beirut; and the fertile valley of the Bekaa (the four Kazas, or administrtative districts, of Baalbek, the Bekaa, Rashayya and Hasbayya), which belonged to the Vilayet of Damascus. According to the Maronite argument, this 'Greater Lebanon' had always had a special social and historical character, different from that of its surroundings, which made it necessary and indeed imperative for France to help establish it as an independent state. While France had strong sympathies for the Maronites, the French government did not support their demands without reserve. In Mount Lebanon, the Maronites had formed a clear majority of the population. In a 'Greater Lebanon', they were bound to be outnumbered by the Muslims of the coastal towns and their hinterlands, and by those of the Bekaa valley; and all the Christian communities together, in a 'Greater Lebanon', could at best amount to a bare majority. The Maronites, however, were insistent in their demands. Their secular and clerical leaders had pressed for them during the war years among the Allied powers, not excluding the United States."
  6. ^ Harris 2012, các trang 173–174
  7. ^ Peter Mansfield (1991). A History of the Middle East. tr. 202.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Keqing có làn da trắng và đôi mắt màu thạch anh tím sẫm, với đồng tử hình bầu dục giống con mèo với những dấu hình kim cương trên mống mắt
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật
Làm thế nào để thông minh hơn?
Làm thế nào để thông minh hơn?
làm thế nào để tôi phát triển được nhiều thêm các sự liên kết trong trí óc của mình, để tôi có thể nói chuyện cuốn hút hơn và viết nhanh hơn
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên Shopee
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên Shopee
Các shop quốc tế ngon bổ rẻ trên shopee và mẹo săn hàng đẹp 🍒