Người bản địa México

Tranh vẽ về người da đỏ bản địa ở Mexico

Người bản địa Mexico hay còn gọi là người Mễ bản địa (Nativos mexicanos) hay người Mễ da đỏ là những người gốc bản địa vốn là một phần của các cộng đồng có nguồn gốc từ các nhóm và cộng đồng tồn tại ở Mexico ngày nay trước khi người Tây Ban Nha đến. Số lượng người Mexico bản địa được xác định thông qua điều hai của Hiến pháp Mexico. Điều tra dân số Mexico không phân loại các cá nhân theo chủng tộc, sử dụng văn hóa-dân tộc của các cộng đồng bản địa bảo tồn ngôn ngữ, truyền thống, tín ngưỡngvăn hóa bản địa của họ[1]. Cụm từ "Người bản địa" thường được ưu tiên sử dụng ở Mexico để chỉ các nhóm dân tộc người da đỏ bản địa ở Bắc Mỹ (Amerindian)[2].

Theo Viện Bản địa Quốc gia (INI) và Viện Người bản địa Quốc gia (CDI), vào năm 2012, dân số bản địa ở Mexico là khoảng 15 triệu người, được chia thành 68 nhóm sắc tộc[3] Tổng điều tra dân số năm 2020 của Población y Vivienda đã báo cáo có 11,8 triệu người sống trong các hộ gia đình có người nói ngôn ngữ bản địa và 23.232.391 người tự nhận mình là người bản địa[4]. Số lượng người bản địa phân bố trên khắp lãnh thổ Mexico nhưng đặc biệt tập trung ở Sierra Madre del Sur, Bán đảo Yucatán, Sierra Madre Oriental, Sierra Madre Occidental và các khu vực lân cận. Các bang có dân số người bản địa lớn nhất là OaxacaYucatán, bang Yucatán có tỷ lệ dân số người bản địa cao nhất trên lãnh thổ của mình. Kể từ thời thuộc địa của Tây Ban Nha, các vùng Bắc và Bajio của Mexico có tỷ lệ người bản địa thấp hơn, nhưng một số nhóm đáng chú ý bao gồm Rarámuri, Tepehuán, YaquisYoreme[5].

Vào thời điểm người Tây Ban Nha đến miền trung Mexico, nhiều dân tộc ở Trung Mỹ (ngoại trừ người Tlaxcaltec và Vương quốc Purépecha của người Michoacán) đã thiết lập một liên minh lỏng lẻo dưới Đế chế Aztec, nền văn minh Nahua cuối cùng phát triển ở miền Trung Mexico. Thủ đô của đế chế này là Tenochtitlan đã trở thành một trong những trung tâm đô thị lớn nhất thế giới, với dân số ước tính khoảng 350.000 người[6]. Trong cuộc chinh phục Đế chế Aztec, người Tây Ban Nha (những kẻ chinh phục conquistador) đã liên minh với các nhóm bộ tộc khác trong khu vực, bao gồm cả Tlaxcaltec[6]. Chiến lược này của người Tây Ban Nha đã thành công do sự bất mãn với luật lệ của người Aztec buộc những người bộ tộc phải cống nạp và sử dụng những người bị chinh phục để hiến tế theo nghi lễ. Trong những thập kỷ tiếp theo, người Tây Ban Nha củng cố quyền cai trị của họ ở nơi trở thành phó vương quốc của Tân Tây Ban Nha. Các cộng đồng bản địa được hợp nhất thành các cộng đồng dưới sự cai trị của Tây Ban Nha[7]. Trong lịch sử đã xuất hiện một đợt suy giảm nhanh chóng về dân số người da đỏ bản địa, chủ yếu là do sự lây lan của các dịch bệnh có nguồn gốc từ châu Âu mà người da đỏ trước đây chưa từng được biết đến, đồng thời còn do chiến tranh và lao động cưỡng bức. Đại dịch tàn phá dữ dội nhưng các cộng đồng bản địa đã từng bước phục hồi với số lượng ít ỏi hơn[6].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng đồng vị thủ lĩnh Francisco Tenamaxtle
  1. ^ Archived copy Lưu trữ 2013-10-23 tại Wayback Machine
  2. ^ Constitución Política de los Estados Unidos Mexicanos Lưu trữ 2009-03-31 tại Wayback Machine Art. 2
  3. ^ “Presenta CDI el "Atlas de los Pueblos Indígenas de México" (bằng tiếng Tây Ban Nha). Instituto Nacional de los Pueblos Indígenas.
  4. ^ “PRESENTACIÓN DE RESULTADOS, INEGI 2020” (PDF).
  5. ^ “Pueblos indígenas en México : Sistema de Información Cultural-Secretaría de Cultura”. sic.gob.mx. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ a b c Hamnett, Brian (1999), A Concise History of Mexico, Cambridge University Press; Cambridge, UK
  7. ^ Charles Gibson, The Aztecs under Spanish Rule: A History of the Indians of the Valley of Mexico, 1519–1810, Stanford: Stanford University Press 1964.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Carmack, Robert; và đồng nghiệp (1996). The legacy of Mesoamerica: history and culture of a Native American civilization. Prentice Hall. ISBN 0-13-337445-9.
  • Carrasco, David biên tập (2001). The Oxford Encyclopedia of Mesoamerican Culture . Oxford University Press. ISBN 0-19-510815-9.
  • Wauchope, Robert biên tập (1964–76). Handbook of Middle American Indians . Austin: University of Texas Press. ISBN 0-292-78419-8.
  • Adams, Richard E.W. (2000). “Introduction to a Survey of the Native Prehistoric Cultures of Mesoamerica”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 1–44. ISBN 0-521-35165-0.
  • Coe, Michael D. (1996). Mexico: from the Olmecs to the Aztecs. New York: Thames and Hudson. ISBN 0-500-27722-2.
  • Cowgill, George L. (2000). “The Central Mexican Highlands from the Rise of Teotihuacan to the Decline of Tula”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 250–317. ISBN 0-521-35165-0.
  • Duverger, Christian (1999): Mesoamérica, arte y antropología. CONACULTA-Landucci Editores. Paris.
  • Fernández, Tomás; Jorge Belarmino (2003). La escultura prehispánica de mesoamérica. Barcelona: Lunwerg Editores. ISBN 84-9785-012-2.
  • de la Fuente, Beatrice (2001). De Mesoamérica a la Nueva España. Oviedo, Spain: Consejo de Comunidades Asturianas. ISBN 84-505-9611-4.
  • Gamio, Manuel (1922). La Población del Valle de Teotihuacán: Representativa de las que Habitan las Regiones Rurales del Distrito Federal y de los Estados de Hidalgo, Puebla, México y Tlaxcala . Mexico City: Talleres Gráficos de la Secretaría de Educación Pública.
  • Grove, David G. (2000). “The Preclassic Societies of the Central Highlands of Mesoamerica”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 122–155. ISBN 0-521-35165-0.
  • Grove, David G. (2001). “Mesoamerican Chronology: Formative (Preclassic) Period (2000 BCE-250 CE)”. The Oxford Encyclopedia of Mesoamerican Culture. 2: 236–243. ISBN 0-19-510815-9.
  • Kirchhoff, Paul (1943). “Mesoamérica. Sus Límites Geográficos, Composición Étnica y Caracteres Culturales”. Acta Americana. 1 (1): 92–107.
  • Kuehne Heyder, Nicola; Joaquín Muñoz Mendoza (2001). Mesoamérica: acercamiento a una historia. Granda, Spain: Diputación Provincial de Granada. ISBN 84-7807-008-7.
  • López Austin, Alfredo; Leonardo López Luján (1996). El pasado indígena. Mexico: El Colegio de México. ISBN 968-16-4890-0.
  • MacNeish, Richard S. (2001). “Mesoamerican Chronology: Early Development and the Archaic Period (before 2600 BCE)”. The Oxford Encyclopedia of Mesoamerican Culture. 2: 226–236. ISBN 0-19-510815-9.
  • Marcus, Joyce; Kent V. Flannery (2000). “Cultural Evolution in Oaxaca: The Origins of the Zapotec and Mixtec Civlizations”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 358–406. ISBN 0-521-35165-0.
  • McCafferty, Geoffrey G.; David Carrasco (2001). “Mesoamerican Chronology: Classic Period (250-900)”. The Oxford Encyclopedia of Mesoamerican Culture. 2: 243–248. ISBN 0-19-510815-9.
  • Miller, Mary Ellen. (2001). El arte de mesoamérica. "Colecciones El mundo del arte". Ediciones Destino. Barcelona, España. ISBN 84-233-3095-8.
  • Palerm, Ángel (1972). Agricultura y civilización en Mesoamérica. Mexico: Secretaría de Educación Pública. ISBN 968-13-0994-4.
  • Smith, Michael E. (2001). “Mesoamerican Chronology: Postclassic Period (900-1521)”. The Oxford Encyclopedia of Mesoamerican Culture. 2: 248–257. ISBN 0-19-510815-9.
  • Sahagún, Bernardino de; Arthur J. O. Anderson; Charles E. Dibble (eds.) (1950–82). Florentine Codex: General History of the Things of New Spain . Santa Fe: School of American Research. ISBN 0-87480-082-X.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Weaver, Muriel Porter (1993). The Aztecs, Maya, and Their Predecessors: Archaeology of Mesoamerica (ấn bản thứ 3). San Diego: Academic Press. ISBN 0-01-263999-0.
  • West, Robert C.; John P. Augelli (1989). Middle America: Its Lands and Peoples (ấn bản thứ 3). Englewood Cliffs, N.J.: Prentice Hall. ISBN 0-13-582271-8.
  • Zeitlin, Robert N.; Judith Zeitlin (2000). “The Paleoindian and Archaic Cultures of Mesoamerica”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 45–122. ISBN 0-521-35165-0.
  • Altman, Ida; và đồng nghiệp (2003). The Early History of Greater Mexico. Prentice Hall. ISBN 0-13-091543-2.
  • Cline, Sarah (2000). “Native Peoples of Colonial Central Mexico”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 187–222. ISBN 0-521-65204-9.
  • Gibson, Charles (1964). The Aztecs Under Spanish Rule. Stanford University Press.
  • Jones, Grant D. (2000). “The Lowland Maya from the Conquest to the Present”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 346–391. ISBN 0-521-65204-9.
  • Lockhart, James (1992). The Nahuas After the Conquest. Stanford University Press. ISBN 0-8047-1927-6.
  • Lovell, W. George (2000). “The Highland Maya”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 392–444. ISBN 0-521-65204-9.
  • MacLeod, Murdo J. (2000). “Mesoamerica since the Spanish Invasion: An Overview”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 1–43. ISBN 0-521-65204-9.
  • Schryer, Frans S. (2000). “Native Peoples of Colonial Central Mexico since Independence”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 223–273. ISBN 0-521-65204-9.
  • Sharer, Robert J. (2000). “the Maya Highlands and the Adjacent Pacific Coast”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 449–499. ISBN 0-521-35165-0.
  • Taylor, William B. (2001). “Mesoamerican Chronology: Colonial Period (1521-1821)”. The Oxford Encyclopedia of Mesoamerican Culture. 2: 257–264. ISBN 0-19-510815-9.
  • Tutino, John (2001). “Mesoamerican Chronology: Postcolonial Period (1821-present)”. The Oxford Encyclopedia of Mesoamerican Culture. 2: 264–271. ISBN 0-19-510815-9.
  • Van Young, Eric (2000). “The Indigenous Peoples of Western Mexico from the Spanish Invasion to the Present”. The Cambridge History of the Native Peoples of the Americas. 2: 136–186. ISBN 0-521-65204-9.