Sắn dây củ tròn

Sắn dây củ tròn
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Phân họ: Faboideae
Chi: Pueraria
Loài:
P. mirifica
Danh pháp hai phần
Pueraria mirifica
Airy Shaw & Suvatab.
Các đồng nghĩa

Sắn dây củ tròn[cần dẫn nguồn] (tên khoa học: Pueraria mirifica), hay sâm tố nữ,[cần dẫn nguồn] Kwao Krua (กวาวเครือ), là 1 loài thuộc chi Pueraria, thường chỉ được tìm thấy ở những vùng cao phía bắc Thái Lan, Myanmar.

Thành phần hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hợp chất được phân lập từ rễ của sâm tố nữ bao gồm các aglycon của isoflavon (daidzein, genistein, and kwakfurin), isoflavon glycoside (daidzin, genistin, and puerarin)và coumestans (coumestrol, mirificoumestan, mirificoumestan hydrate, and mirificoumestan glycol)[1],[2],[3],[4],[5]. Ngoài ra còn phân lập được Miroestrol and deoxymiroestrol [6],[7] Deoxymiroestrol được xem là phytoestrogen thực sự của sâm tố nữ, có tác dụng tốt nhất trong tất cả các loại estrogen có nguồn gốc từ thực vật[8].

Hàm lượng miroestrol và deoxymiroestrol trong rễ củ của cây lần lượt là 182.18±8.25 µg/g và 154.34±5.70 µg/g tính theo khối lượng dược liệu khô, ngoài ra thành phần isoflavonoid có hàm lượng 5.45±0.04 mg/g tính theo khối lượng dược liệu khô (G.Yusakul và cộng sự, 2011).

Công dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Thái Lan, Sâm tố nữ (Pueraria mirifica) đã được sử dụng từ rất lâu với mục đích làm thuốc bổ và làm đẹp cho phụ nữ. Từ năm 2000, các nhà khoa học Thái Lan, Nhật Bản, Anh Quốc đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính sinh học của chiết xuất từ củ Sâm tố nữ dưới dạng cao chiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy: cao Sâm tố nữ có chứa các phyto-estrogen quý, giúp kích thích sự phát triển của tuyến ngực và mô ngực do đó giúp ngực nở và săn chắc tự nhiên, chống lão hóa mạnh, kích thích mọc tóc, chống bạc tóc sớm, giúp da căng mịn, giảm nếp nhăn và tàn nhang; giúp vóc dáng eo thon, giảm nguy cơ béo phì và ung thư, giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh ở phụ nữ. Mặc dù đã có nhiều báo cáo cho thấy các loài Sắn dây khác cùng họ với Sắn dây củ tròn (Sâm tố nữ) cũng có Isoflavon, nhưng những giống cây này có hình thái sinh vật khác và không có các đặc tính tốt như những nghiên cứu đã tìm thấy ở loài Pueraria có xuất xứ từ Thái Lan.

Cơ chế giúp tăng phát triển ngực của Sâm tố nữ có thể là do nó chứa các estrogen thực vật - những chất này có khả năng gắn với thụ thể estrogen và có tác dụng tương tự estrogen trong cơ thể. Estrogen có tác dụng phát triển và duy trì các đặc tính sinh dục nữ. Thiếu hụt estrogen có thể dẫn đến tình trạng mãn kinh, ngực trễ, da nhăn nheo và mất xương. Sâm tố nữ giúp kích thích phát triển ống sữa ở vú và mở rộng mô mỡ, từ đó dẫn đến ngực săn chắc hơn, duy trì collagen, phát triển các tế bào da mới, làm cho vú mềm, mịn màng và đẹp [9].

Tác dụng giảm các triệu chứng ở phụ nữ tiền mãn kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, Sâm tố nữ giúp giảm các triệu chứng như: mất xương, bốc hỏa và cải thiện lipid máu- từ đó có tác dụng bảo vệ tránh các bệnh tim mạch. Puerarin là một isoflavonoid chính trong cây tố nữ, giúp điều hòa sự biểu hiện thụ thể estrogen và có thể là một sự lựa chọn thay thế cho điều trị các trường hợp phụ thuộc estrogen. Sâm tố nữ còn chứa phytoestrogen miroestrol- chất có tác dụng điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen bằng cách gắn cạnh tranh với estrogen và ngăn hoạt hóa thụ thể estrogen quá mức. Kết quả của các thử nghiệm lâm sàng đã cho thất rằng sâm tố nữ có thể là lựa chọn thay thế an toàn cho các thuốc hormon đang điều trị vì tác dụng hữu ích trên mật độ xương, chức năng sinh dục và sức khỏe tim mạch mà không có các nguy cơ hoặc tác dụng không mong muốn liên quan đến liệu pháp thay thế hormon [10].

Tác dụng chống oxy hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Puerarin và daidzein có tác dụng chống oxy hóa tương tự α- tocopherol. Phân tích mối liên quan giữa tác dụng chống oxy hóa và các isoflavonoid chính đã cho thấy rằng tác dụng chống oxy hóa chỉ có mối liên quan với puerarin và thiếu mối liên quan với daidzein, daidzein và genistein [11].

Tác dụng không mong muốn

[sửa | sửa mã nguồn]

Xảy ra trên một lượng nhỏ bệnh nhân bao gồm thiếu máu và tác dụng phụ trên gan, làm giảm nhẹ lipoprotein và tăng hormon [12]. Tương tác thuốc: Dịch chiết rễ sâm tố nữ không có tương tác thuốc được báo cáo.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ingham, J. L.; Tahara, S.; Dziedzic, S. Z.; A Chemical investigation of Pueraria mirifica roots, Zeitschrift fuer Naturforschung, C: Journal of Biosciences 41 (4), 403-408(1986).
  2. ^ Ingham, J. L.; Tahara, S.; Dziedzic, S. Z.; Coumestans from the roots of Pueraria mirifica, Zeitschrift fuer Naturforschung, C: Journal of Biosciences 43(1-2), 5-10(1988).
  3. ^ Ingham, J. L.; Tahara, S.; Dziedzic, S. Z.; Minor isoflavones from the roots of Pueraria mirifica, Zeitschrift fuer Naturforschung, C: Journal of Biosciences 44 (9-10), 724-726 (1989).
  4. ^ Chansakaow, S.; Ishikawa, T.; Seki, H.; Sekine, K.; Okada, M.; Higuchi, Y.; Chaiyo C.; Isoflavonoids from Pueraria mirifica and their estrogenic activity, Planta Medica, 66(6), 572-575 (2000)
  5. ^ Ingham, J. L.; Markham, K. R.; Dziedzic, S. Z.; Pope, G. S.; Puerarin 6″-O-β-apiofuranoside, a C-glycosylisoflavone O-glycoside from Pueraria mirifica, Phytochemistry 25(7), 1772-1775(1986)
  6. ^ Jones, H. E.; Pope, G. S.; A method for the isolation of miroestrol from Pueraria mirifica, The Journal of Endocrinology 22, 303-312(1961).
  7. ^ Cain, J. C.; Miroestrol-estrogen from the plant Pueraria mirifica, Nature 188, 774-777(1960).
  8. ^ Chansakaow, S.; Ishikawa, T.; Seki, H.; Sekine, K.; Okada, M.; Higuchi, Y.; Chaichantipyuth, C.; Identification of deoxymiroestrol as the actual rejuvenating principle of "Kwao Keur", Pueraria mirifica. The known miroestrol may be an artifact.
  9. ^ Fazio, Reneé S., and Jeff Tuller. Breast enhancement system. U.S. Patent No. 7,163,495. 16 Jan. 2007
  10. ^ Stansbury, Jill, Paul Saunders, and David Winston. Pueraria Mirifica for Menopausal Symptom Relief and Tissue Support. Journal of Restorative Medicine 1.1 (2012): 91-95.
  11. ^ W. Cherdshewasart, W. Sutjit. Correlation of antioxidant activity and major isoflavonoid contents of the phytoestrogen-rich Pueraria mirifica and Pueraria lobata tubers.Volume 15, Issues 1-2, ngày 25 tháng 1 năm 2008, Page 38-43.
  12. ^ Lamlertkittikul S, Chandeying V. Efficacy and safety of Pueraria mirifica (Kwao Kruea Khao) for the treatment of vasomotor symptoms in perimenopausal women: Phase II Study. Journal of the medical Association of Thailand [01 Jan 2004, 87 (1): 33-40].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]