Teluri monoxide

Telu oxit
Tên khácTelu(II) oxit
Telu monoxit
Nhận dạng
Số CAS[1] 13451-17-7[1]
InChI
đầy đủ
  • 1S/OTe/c1-2
Thuộc tính
Công thức phân tửTeO
Khối lượng mol143,5994 g/mol
Bề ngoàibột màu xám[2]
Điểm nóng chảyphân hủy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Các phân tử telu oxit (tên gọi tắt của telu monoxit) hay telu suboxit là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là teluoxy, với công thức hóa học được quy định là TeO. Hợp chất này là một hợp chất chỉ tồn tại thời gian ngắn.[3] Các công trình nghiên cứu về hợp chất này, đều cho rằng sự tồn tại của hợp chất này ở trạng thái rắn là không tồn tại.[4] Lớp phủ trên đĩa DVD được gọi là telu suboxit có thể là một hỗn hợp của telu dioxidetelu.[5] Tuy vậy, nó vẫn được biết đến dưới dạng là chất bột màu xám không ổn định và không tan trong nước.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất telu oxit lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1883 bởi E. Divers và M. Shimose.[6] Hợp chất này được cho là tạo ra bởi sự phân hủy nhiệt của telu sunfoxit trong chân không[7] và được cho là phản ứng với hydro chloride trong một báo cáo năm 1913.[8] Sau đó công trình đã không chứng minh các yêu cầu được nêu thêm rằng đây là một hợp chất rắn tinh khiết.[3] Đến năm 1984, công ty Panasonic đã làm việc trên một ổ đĩa quang có thể xóa được có chứa "telu oxit" (thực sự là một hỗn hợp của Te và TeO2).[9]

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • TeO không ổn định. Nó dễ bị oxy hóa thành TeO2.
  • TeO có thể tác dụng với HCl tạo ra TeCl2:
TeO + 2HCl → TeCl2 + H2O
  • TeO có thể bị oxy hóa bởi H2SO4 tạo ra muối Te(IV):
2TeO + 3H2SO4Te(SO4)2 + TeSO3 + 3H2O
  • Telu dioxide
  • Telu trioxit
  • Chì(II) carbide - ban đầu được cho là một hợp chất thuần túy, nhưng bây giờ được coi là có sự pha trộn của cacbonchì.
  • Iod pentabromide - ban đầu được cho là một hợp chất thuần túy, nhưng bây giờ được coi là có thể là một hỗn hợp của iod bromide (iod monbromide) và dư lượng không phản ứng với brom.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tellurium monoxide”. NIST (National Institute of Standards and Technology). Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ a b Tellurium Monoxide, TeO
  3. ^ a b Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4.
  4. ^ Viktor Guttman, Main Group Elements: Group VI and Group VII - p. 141.
  5. ^ Tyan, Y.-S.; Preuss, D. R.; Vazan, F.; Marino, S. J. (1986). “Laser recording in tellurium suboxide thin films”. Journal of Applied Physics. 59 (3): 716. doi:10.1063/1.336588. ISSN 0021-8979.
  6. ^ Sir William Crookes, Chemical News and Journal of Industrial Science, vol. 49, página 93. Chemical news office, 1884 (digitalized 15 Dec. 2008). Visited 2013-12-03.
  7. ^ Pedro Oliveira, The Elements, p. 782, PediaPress. Visited 2013-12-03.
  8. ^ The Analyst, vol. 37, Royal Society of Chemistry, Society of Public Analysts and Other Analytical Chemists, Society for Analytical Chemistry, Chemical Society, Royal Society of Chemistry, 1913 (digitalized 31 mar. 2010).
  9. ^ Electronic Design, vol. 32, nr. 24-26, p. 11, Hayden Publishing Company, 1984. Visited 2013-12-03.