Tetracalci phosphat

Tetracalci phosphat
Danh pháp IUPACTetracalci phosphat
Tên khácTetracalci diphosphor nonaoxit, tetracalci oxygen(2-) diphosphat, calci oxit phosphat, TTCP, TetCP, Thomas phosphat
Nhận dạng
Số CAS1306-01-0
PubChem164806
Số EINECS215-143-6
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [O-2].[O-]P(=O)([O-])[O-].[O-]P(=O)([O-])[O-].[Ca+2].[Ca+2].[Ca+2].[Ca+2]

InChI
đầy đủ
  • 1S/4Ca.2H3O4P.O/c;;;;2*1-5(2,3)4;/h;;;;2*(H3,1,2,3,4);/q4*+2;;;-2/p-6
Thuộc tính
Công thức phân tửCa4(PO4)2O
Khối lượng mol366.254124 g/mol
Bề ngoàitrắng
Điểm nóng chảyphân hủy
Điểm sôi
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Tetracalci phosphat là hợp chất Ca
4
(PO
4
)
2
O, (4CaO.P
2
O
5
)
. Nó là chất cơ bản nhất của calci phosphat, và có tỉ lệ Ca / P là 2, làm cho nó là phosphat nghèo phosphor nhất[1]. Nó được tìm thấy ở khoáng chất hilgenstockit, được hình thành trong xỉ giàu phosphat công nghiệp (gọi là "xỉ Thomas"). Xỉ này được sử dụng làm phân bón do độ tan cao của tetracalci phosphat so với khoáng chất apatit[2]. Tetracalci phosphat là một thành phần trong một số xi măng calci phosphat có ứng dụng y tế.[1]

Điều chế và phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tetracalci phosphat không thể được điều chế trong dung dịch nước, bất kỳ chất kết tủa nào có tỷ lệ Ca / P chính xác đều chứa các ion hydroxide trong các pha apatit. Các phản ứng trạng thái rắn được sử dụng, một ví dụ là:[1]

2CaHPO4 + 2CaCO3 → Ca4(PO4)2O + CO2 +H2O (1450-1500 °C trong 12 giờ)

Khi tetracalci phosphat là hỗn hợp metastable phản ứng nóng chảy phải được ngưng nhanh, giảm nhiệt độ và ngăn ngừa sự hình thành của các hợp chất khác như Ca3(PO4)2, CaO, CaCO3Ca5(PO4)3(OH).[1]

Tetracalci phosphat ổn định trong nước ở nhiệt độ phòng trong thời gian lên đến bốn tuần, nhưng ở nhiệt độ cao hơn nó thủy phân thành hydroxyapatitcalci hydroxide:[1]

3Ca4(PO4)2O + 3H2O → 2Ca5(PO4)3(OH) +2Ca(OH)2

Tetracalci phosphat là thành phần được sử dụng trong việc hình thành một số loại xi măng hydroxyapatit calci phosphat dùng cho việc sửa chữa khuyết tật xương[3]. Một ví dụ về phản ứng hình thành xi măng hydroxyapatit là phản ứng của tetracalci phosphat và dicalci diphosphat dihydrat:[4]

Ca4(PO4)2O + CaHPO4.2H2O → Ca5(PO4)3(OH) + 2H2O

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tinh thể tetracalci phosphat là một loại monoclinic và có những điểm tương đồng gần với hydroxyapatit.[1] [5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Moseke, C.,Gbureck, U. (tháng 10 năm 2010). “Tetracalcium phosphate: Synthesis, properties and biomedical applications”. Acta Biomaterialia. 6 (10): 3815–3823. doi:10.1016/j.actbio.2010.04.020.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Bản mẫu:Subscription or libraries
  2. ^ Walter E.Brown and Earl F. Epstein (November–December 1965). “Crystallography of Tetracalcium Phosphate” (PDF). Journal of Research of the National Bureau of Standards Section A. 69A (6): 547–551. doi:10.6028/jres.069a.059.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Bohner, M., Gbureck, U., Barralet, J.E. (tháng 11 năm 2005). “Technological issues for the development of more efficient calcium phosphate bone cements: A critical assessment”. Biomaterials. 26 (33): 6423–6429. doi:10.1016/j.biomaterials.2005.03.049. PMID 15964620.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Bản mẫu:Subscription or libraries
  4. ^ Bohner, Marc (2007). “Reactivity of calcium phosphate cements”. Journal of Material Chemistry. Royal Society of Chemistry. 17 (38): 3980–3986. doi:10.1039/B706411J. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Dickens, B.; Brown, W. E.; Kruger, G. J.; Stewart, J. M. (1973). “Ca4(PO4)2O, tetracalcium diphosphate monoxide. Crystal structure and relationships to Ca5(PO4)3OH and K3Na(SO4)2”. Acta Crystallographica Section B. 29 (10): 2046–2056. doi:10.1107/S0567740873006102. ISSN 0567-7408.