Trần Tiến Đại

Trần Tiến Đại
Thông tin cá nhân
Ngày sinh 1966 (57–58 tuổi)
Nơi sinh Sài Gòn, Việt Nam Cộng Hòa
Vị trí Hậu vệ, Tiền vệ cánh
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1994 Công an Thành phố Hồ Chí Minh B
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2009–2010 Xi măng The Vissai Ninh Bình (giám đốc điều hành)
2011 Sông Lam Nghệ An (giám đốc tiếp thị)
2012–2013 Sài Gòn Xuân Thành (giám đốc điều hành kiêm HLV)
2018 Sài Gòn (chủ tịch)
2023–2024 Công an Hà Nội (giám đốc kỹ thuật)
2023–2024 Công an Hà Nội (HLV tạm quyền)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Trần Tiến Đại (sinh năm 1966[1]), biệt danh cò Đại,[2] là một nhà môi giới cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Việt Nam. Từng có thời gian ngắn thi đấu cho đội hình B của đội bóng đá Công an Thành phố Hồ Chí Minh, "cò Đại" sau đó chuyển qua công việc kinh doanh và được nhiều người biết đến với tư cách là nhà quản lý.[3] Ông từng làm Giám đốc điều hành của đội Xi măng The Vissai Ninh Bình, Sài Gòn Xuân Thành và là Giám đốc thể thao cho Sông Lam Nghệ An.

Trong vai trò huấn luyện viên, ông giúp đội Sài Gòn Xuân Thành giành hạng ba V-League 2012 và vô địch Cúp Quốc gia 2012. Sau khi quay trở lại trong vai trò huấn luyện viên của đội Công an Hà Nội cuối mùa giải 2023, ông giúp đội bóng đoạt chức vô địch V. League 1.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân là cầu thủ của Trường Năng khiếu Nghiệp vụ Thành phố Hố Chí Minh, Trần Tiến Đại được đưa về khoác áo đội bóng Công an Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chủ yếu trong vai trò dự bị và thi đấu ở các vị trí hậu vệ và tiền vệ biên.[4] Sự nghiệp cầu thủ của ông cũng không có nhiều điểm nổi bật và sớm kết thúc vì chấn thương.[5]

Sau đó, ông Đại chuyển hướng sang học ngoại ngữ[6] và học nghề huấn luyện viên, bắt đầu từ vị trí trợ lý cho huấn luyện viên Lê Hữu Tường ở đội hạng Nhất Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004.[5] Năm 2005, ông sở hữu tấm bằng B huấn luyện viên của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), và làm trợ lý huấn luyện viên ở đội tuyển U-20 Việt Nam dưới quyền của Đoàn Phùng.[7] Sau khi thi trượt chứng chỉ Đại diện cầu thủ của FIFA năm 2006,[8] ông thành lập công ty Đại Nguyên chuyên môi giới, cung cấp cầu thủ cho các câu lạc bộ tại Việt Nam,[9][1] và giao chức danh giám đốc cho người anh em ruột.[10] Bằng các mối quan hệ của mình, ông Đại đã bắt tay tìm kiếm nguồn cầu thủ từ châu Phi, Brasil và thường xuyên đi từ Bắc vào Nam qua lại với các câu lạc bộ để giới thiệu những cầu thủ này.[11][6] Ông đã góp mặt trong hàng loạt những thương vụ chuyển nhượng tiền tỷ ở Việt Nam, với những Vũ Như Thành, Nguyễn Việt Thắng, Lê Phước Tứ, Huỳnh Kesley, hay các cầu thủ ngoại như Timothy Anjembe, Hoàng Vũ Samson.[1]

Không chỉ dừng lại ở việc mua bán cầu thủ, Trần Tiến Đại còn được các giới chủ tin tưởng giao trọng trách lãnh đạo các đội bóng. Năm 2009, nhận lời mời của chủ tịch Hoàng Mạnh Trường, ông Đại đến Xi măng The Vissai Ninh Bình làm Giám đốc điều hành, rồi sau đó là huấn luyện viên tạm quyền ở mùa giải 2010 khi đội bóng này đang có thành tích thi đấu bết bát.[6][12] Rời đất Ninh Bình, ông có thời gian ngắn làm Giám đốc tiếp thị thể thao cho Sông Lam Nghệ An, trước khi gắn bó với đội bóng Xi măng Xuân Thành Sài Gòn của bầu Thụy, nơi ông tiếp tục là giám đốc điều hành và huấn luyện viên tạm quyền của đội trong một vài thời điểm.[13][14] Sau khi đội bóng giải thể vào năm 2013, ông Đại hầu như chỉ tập trung vào công việc kinh doanh ở châu Phi trước khi tái xuất trên cương vị chủ tịch câu lạc bộ Sài Gòn vào năm 2018,[15] nhưng cũng từ chức chỉ trong vòng chưa tới nửa năm.[16] Năm 2021, Trần Tiến Đại xuất hiện trong vai trò hậu thuẫn cho đội U-21 Gia Định tham dự Giải bóng đá U-21 Quốc gia.[17]

Đầu mùa giải 2023, Trần Tiến Đại được bổ nhiệm vào chức danh giám đốc kỹ thuật của đội bóng mới thăng hạng Công an Hà Nội, và trở thành quyền huấn luyện viên của câu lạc bộ trong giai đoạn cuối mùa giải, nơi đội bóng đã giành chức vô địch V.League 1 lần thứ hai trong lịch sử và lần đầu tiên ngay khi vừa lên hạng.[18][19] Ngày 7 tháng 8 năm 2024, ông chính thức thông báo chia tay câu lạc bộ Công an Hà Nội.[20]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Xi măng Xuân Thành Sài Gòn

Công an Hà Nội

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Tuệ Anh (8 tháng 12 năm 2015). “Bí ẩn những thương vụ đình đám của "trùm" cò Trần Tiến Đại”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Khoa Nguyễn (18 tháng 9 năm 2011). “Trần Tiến Đại - chuyên gia thổi giá cầu thủ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ Quỳnh Anh; Thanh Thắng; Tiểu Bảo (26 tháng 8 năm 2020). “Nghề môi giới cầu thủ: 'Người đặc biệt' Trần Tiến Đại”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ Tùy Phong (21 tháng 4 năm 2011). “Chân dung "siêu cò" VN: Trần Tiến Đại, ông là ai?”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ a b Nguyên An (24 tháng 1 năm 2012). “Chân dung một "Lã Bất Vi của bóng đá Việt Nam". Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ a b c Gia Khánh (20 tháng 3 năm 2013). “HLV Trần Tiến Đại - tài năng đóng thế”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ Tùy Phong (28 tháng 8 năm 2013). “Trần Tiến Đại: 'Siêu cò' hay người đi trước thời đại?”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ Minh Hải (VnExpress) (31 tháng 3 năm 2006). “Hai thí sinh đều trượt cuộc thi đại lý cầu thủ ở VN”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ Cao Hiền (4 tháng 11 năm 2012). “Siêu cò làng bóng Việt”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ Song Anh (24 tháng 8 năm 2020). 'Siêu cò' Trần Tiến Đại - 'Jorge Mendes' của bóng đá Việt Nam”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Đơn Ca (1 tháng 9 năm 2019). “Nghề môi giới cầu thủ ở Việt Nam: Sự thật về những "siêu cò". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ Lan Phương (10 tháng 3 năm 2010). “Chuyên gia môi giới làm HLV trưởng”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ Nguyên Khôi (17 tháng 5 năm 2012). “HLV mới Sài Gòn FC: Trần Tiến Đại”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ An Nhơn (19 tháng 3 năm 2013). “Ông Trần Tiến Đại thôi chức Giám đốc điều hành”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ Hồng Quảng (13 tháng 1 năm 2018). "Người đa năng" Trần Tiến Đại làm Chủ tịch CLB Sài Gòn FC”. Bongdaplus. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ “Cựu chủ tịch CLB Sài Gòn đá bóng giữa trưa dù bị bệnh nặng”. Znews.vn. 10 tháng 6 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ Đan Khanh (24 tháng 11 năm 2021). “U.21 Gia Định lần đầu tiên dự giải gây sốc với bầu 'Ba cọp' và 'cò' Đại”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ Ngân Hà (13 tháng 8 năm 2023). “HLV Trần Tiến Đại người bấm nút "khai hỏa" giúp Quang Hải ghi bàn”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ Nguyên Khôi (22 tháng 8 năm 2023). “HLV mới CLB Công An Hà Nội không được chỉ đạo trận tranh ngôi vô địch V-League”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2024.
  20. ^ Tiểu Bảo (10 tháng 8 năm 2024). “GĐKT Trần Tiến Đại chia tay CLB CAHN: V-League mất sắc thái lạ, hạng nhất 'hưởng lợi'?”. Thanh Niên. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]