Nguyễn Việt Thắng (cầu thủ bóng đá)

Nguyễn Việt Thắng
Nguyễn Việt Thắng trong màu áo Đội tuyển bóng đá Việt Nam trước trận chung kết lượt về AFF Cup 2008 với Thái Lan
Thông tin cá nhân
Nơi sinh Cần Thơ, Việt Nam
Chiều cao 1,77 m (5 ft 9+12 in)
Vị trí Tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1998–2001 Công an Thành phố HCM
2002–2003 Hoàng Anh Gia Lai
2004–2005Porto B (tập)
2005–2009 Đồng Tâm Long An 60 (32)
2009–2011 The Vissai Ninh Bình 39 (19)
2011–2013 Becamex Bình Dương 8 (0)
2012Thanh Hóa (mượn) 13 (3)
2012–2013Đồng Tâm Long An (mượn) 18 (10)
2013–2014 Đồng Tâm Long An
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2001–2003 U23 Việt Nam 8 (3)
2001–2012 Việt Nam 45 (12)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2014–2019 PVF
2019–2021 SHB Đà Nẵng (trợ lý)
2022 Cần Thơ
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Việt Nam
AFF Cup
Vô địch Thái Lan/Indonesia 2008 Đồng đội
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Nguyễn Việt Thắng (sinh ngày 13 tháng 09 năm 1981), hay còn được biết đến với biệt danh Thắng "bế", là một Huấn luyện viên và là cựu cầu thủ từng chơi cho các câu lạc bộ Công an TP. HCM, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An, The Vissai Ninh Bình, Becamex Bình Dương, Thanh Hóa và Đội tuyển Quốc gia Việt Nam ở vị trí tiền đạo.

Sự nghiệp Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi thơ và Khởi đầu sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Thắng sinh ra và lớn lên ở Long An trong một gia đình có mẹ là giáo viên. Ngay từ nhỏ, Việt Thắng đã có ý thức trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Năm 14 tuổi, Việt Thắng thi vào lớp Năng kiếu Bóng đá Long An nhưng bị loại vì chiều cao không đạt chuẩn (1m48 so với 1m50). Sau đó, cơ hội lại đến với anh khi cựu tiền đạo của Long An là Võ Ngọc Quý gọi anh và một số người bị loại khác lên thi vào lớp U15 Trung tâm Thể dục Năng khiếu Quốc gia 2 của HLV Hồ Thu và đã được nhận. Tưởng chừng như sẽ bị loại thêm một lần nữa vì vấn đề chiều cao thế nhưng khi biết rằng bố của Việt Thắng cao 1m82, CLB lại cho anh thêm một cơ hội. Đến năm 17 tuổi, anh được gọi và đôn lên đội 1 của CLB Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Công An Thành phố Hồ Chí Minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1998, khi mới 17 tuổi. Việt Thắng đã có trận đấu ra mắt CLB khi được tung vào sân thay thế cho người đàn anh Lê Huỳnh Đức bị chấn thương. Một năm sau, anh có bàn thắng đầu tiên cho CLB trong trận thua 2-1 trước Cảng Sài Gòn.

Ở đây, anh đã có 2 lần dành danh hiệu Cúp Quốc gia với Câu lạc bộ.

Hoàng Anh Gia Lai (2002 - 2003)

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2002, Việt Thắng chuyển đến Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai với mức phí 500 triệu. Tại đây, Việt Thắng cùng với Nguyễn Minh Hải thường thay phiên nhau đá cặp với Kiatisuk trên hàng công và vẫn có những màn trình diễn tròn vai mỗi khi được trao cơ hội ra sân, mà nổi bật nhất là cú đúp trong chiến thắng 3-2 của Hoàng Anh Gia Lai trước Đồng Nai ở vòng 8 V-League 2003. Anh cùng "Dream Team" của Hoàng Anh Gia Lai có lần đầu được nâng cao chức vô địch V-League vào cuối mùa. Cũng trong năm này, Việt Thắng bị trung vệ Nguyễn Mạnh Dũng (Dũng "Giáp") "tố" tham gia dàn xếp tỉ số trong khi câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lại đang thi đấu tại Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á 2003. Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã quyết định cấm cầu thủ này thi đấu tại tất cả các giải trong nước trong vòng 3 năm dù cho các lực lượng công an đã cho rằng "chưa đủ bằng chứng để kết tội", đồng nghĩa với việc Việt Thắng sẽ phải bỏ lỡ kỳ SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam, sau ngày án phạt được giảm xuống còn 1,5 năm - Và đây vẫn là một trong những vụ việc bí ẩn nhất của Bóng đá Việt Nam.

Đồng Tâm Long An (2005 - 2009)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian bị cấm thi đấu, năm 2005, Việt Thắng được gửi đến học tập tại Câu lạc bộ bóng đá Porto B để có thể chuẩn bị cho việc quay trở lại đội tuyển của mình tại Giải bóng đá vô địch quốc gia, thế nhưng một chấn thương đầu gối đã ngăn cản anh trở lại giai đoạn 2 V-League 2005. Đến năm 2006, Việt Thắng quay trở lại câu lạc bộ Đồng Tâm Long An. Trong trận đấu cuối cùng của V-League 2006, chính anh là người đã ghi bàn thắng quyết định trong trận gặp Đà Nẵng, giúp ĐTLA bảo vệ thành công ngôi vương khi chỉ hơn đội về nhì là Bình Dương đúng 1 điểm.

The Vissai Ninh Bình (2010 - 2011)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009 Việt Thắng ngược ra miền bắc khoác áo thi đấu cho The Vissai Ninh Bình của bầu Trường với 8 tỷ đồng phí lót tay. Ở đây anh thể hiện phong độ khá cao dù cho phải nhường vị trí trung phong sở trường cho đồng đội Gustavo.

Becamex Bình Dương & Thanh Hóa (2012)

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa hết hợp đồng 3 năm, anh được Becamex Bình Dương mua về cuối năm 2011 với mức giá 9 tỷ đồng[1] (phá vỡ kỷ lục 8 tỷ của chính anh khi chuyển sang Ninh Bình và của Lê Công Vinh khi chuyển đến Hà Nội T&T).

Sau giai đoạn lượt đi của V - League 2012 chủ yếu ngồi trên ghế dự bị do không được HLV Lê Thụy Hải trọng dụng. Tới giai đoạn lượt về của V-League 2012 Việt Thắng chuyển đến thi đấu cho Thanh Hóa theo hình thức cho mượn từ câu lạc bộ chủ quản.[2] Anh ghi 2 bàn trên chặng đường giúp Thanh Hóa trụ hạng. Nhưng cũng tại đây, anh lại bị bầu Đệ của Thanh phạt với số tiền 492 triệu với lý do anh "bỏ về" sớm 2 vòng đấu (trong khi HLV Triệu Quang Hà đã cho phép anh về để tạo điều kiện thi đấu cho các cầu thủ trẻ)[3].

Trở lại Đồng Tâm Long An (2013 - 2014)

[sửa | sửa mã nguồn]

Trở lại Bình Dương sau nửa năm thi đấu cho Thanh Hóa, anh tiếp tục chuyển đến câu lạc bộ cũ Đồng Tâm Long An với một bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 năm.[4] Sau một mùa giải thi đấu với phong độ ổn định, ngày 14 tháng 10 năm 2013, Đồng Tâm Long An đã đàm phán thành công với Bình Dương về việc chuyển nhượng Việt Thắng với mức phí không được tiết lộ[5][6]. Chấn thương ngay trước mùa giải V-League 2014 cùng với việc anh không thể hiện được nhiều trong màu áo đội bóng đã khiến Việt Thắng bị câu lạc bộ thanh lý hợp đồng. Ngày 8 tháng 11 năm 2014, anh tuyên bố từ giã sự nghiệp sân cỏ sau 17 năm gắn bó.[7]

Sự nghiệp đội tuyển

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Thắng khoác áo đội tuyển quốc gia lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2000. Tiếp đó được chọn để thi đấu trong vòng loại World Cup năm 2002, anh có cơ hội chơi với những cầu thủ nổi tiếng như Lê Huỳnh Đức nhưng đến phút cuối lại bị loại do án phạt của Liên đoàn.

Trong năm 2007, anh được gọi trở lại đổi tuyển quốc gia nhưng lại không thể có mặt tại Cúp bóng đá châu Á 2007. Năm 2008, Việt Thắng được huấn luyện viên Henrique Calisto gọi trở lại đội tuyển Việt Nam và là một trong những tiền đạo đá cặp cùng với Lê Công Vinh tại Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008. Tại giải này, anh đã ghi được một bàn thắng và có một số đường chuyền tạo cơ hội cho các cầu thủ khác ghi bàn.

Bàn thắng cho đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Kết quả Giải đấu
1 16 tháng 11 năm 2008 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam Thái Lan
2-2
T&T Cup 2008
2 10 tháng 12 năm 2008 Sân vận động Surakul, Phuket, Thái Lan Lào
4-0
AFF Suzuki Cup 2008

Phong cách thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Được coi là truyền nhân của người đàn anh ở Công An TP.HCM và Đội tuyển Lê Huỳnh Đức, Việt Thắng là tiền đạo hiếm hoi của Bóng đá Việt Nam có thể hình cao lớn, kèm với đó là lối chơi mạnh mẽ. Anh được coi là cầu thủ nội hiếm hoi có khả năng cạnh tranh với các cầu thủ ngoại cho vị trí trung phong, nhất là trong các sơ đồ chỉ sử dụng 1 tiền đạo.

Nhưng khác với người đàn anh, Việt Thắng là mẫu cầu thủ thích chơi phối hợp đồng đội hơn là trở thành trung tâm của các pha tấn công khi anh có khả năng phối hợp làm tường với các cầu thủ khác trên hàng công. Ví dụ điển hình nhất cho lối chơi đồng đội của anh chính là đường chuyền cho Lê Công Vinh nâng tỉ số lên 2-0 trong trận chung kết lượt đi trước Thái Lan (trên sân Rajamangala) thay vì tự mình dứt điểm trong thế đối mặt thủ môn ở góc hẹp. Chính Công Vinh cũng cho rằng Việt Thắng là tiền đạo ăn ý với anh nhất ở Đội tuyển Quốc gia.

Sự nghiệp Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi treo giày, Việt Thắng được mời làm việc cho Trung tâm Đào tạo trẻ PVF ở các vị trí HLV U11 và HLV tiền đạo, anh chính là thầy của tiền đạo Hà Đức Chinh.

Từ V-League 2019, Việt Thắng được bổ nhiệm làm trợ lý HLV cho CLB Đà Nẵng.

Năm 2022, anh chính thức trở thành HLV trưởng Câu lạc bộ bóng đá Cần Thơ thi đấu ở V-League 2.

Thống kê sự nghiệp Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội bóng Từ Đến Thành tích
Trận T H B BT SBT HS Tỉ lệ thắng (%)
Câu lạc bộ bóng đá Cần Thơ 5 tháng 3 năm 2022 Hiện tại 8 3 2 3 7 10 -3 37.5
Tổng cộng 8 3 2 3 4 4 0 37.5

Đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh được các đồng đội ở cả CLB và Đội tuyển đánh giá là một người hòa đồng và hài hước.

Ngày 29 tháng 8 năm 2008, Việt Thắng lên xe hoa với người bạn gái lâu năm là Phạm Ngọc Bảo Hương, hai người có chung với nhau một người con gái tên Nguyễn Trang Anh (tên gọi ở nhà là Julie, sinh ngày 1 tháng 2 năm 2010). Sau hơn 6 năm, hai người chia tay trong lặng lẽ.

Cuối năm 2016, sau hơn 1 năm tìm hiểu và hẹn hò[8]. Việt Thắng tái hôn với DJ Phan Ngọc Anh. Lễ cưới được tổ chức vào ngày 30 tháng 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 400 khách mời bao gồm những nhân vật nổi tiếng như trong ngoài lĩnh vực bóng đá như Lê Huỳnh Đức, Trần Minh Chiến, Huy Khánh, Thái Hòa...[9]

Sau giải nghệ, Việt Thắng trở thành khách mời quen thuộc trong các chương trình về bóng đá.

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Việt Nam

Với Công An TP.HCM

  • Cup Quốc gia: 1998, 1999 - 2000

Với Hoàng Anh Gia Lai Club

  • V-League: 2002 - 2003

Đồng Tâm Long An

  • V-League: 2006
  • Siêu Cup Quốc gia: 2005

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Việt Thắng về Bình Dương với giá 9 tỷ
  2. ^ “B.Bình Dương cho mượn tiền đạo Việt Thắng”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ “Tiền đạo Việt Thắng: 'Tôi bị sốc nặng'.
  4. ^ “Việt Thắng bất ngờ trở lại Đồng Tâm Long An”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  5. ^ “Nguyễn Việt Thắng trở lại Đồng Tâm Long An”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ “Việt Thắng chính thức trở lại Đồng Tâm Long An”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  7. ^ “Công thần giúp ĐTVN vô địch AFF Cup 2008 giải nghệ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ “Nữ DJ 9X công khai tình cảm với cựu cầu thủ Việt Thắng”.
  9. ^ “Sao bóng đá tấp nập dự tiệc cưới DJ bốc lửa và cựu tiền đạo Việt Thắng”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Trong số đó người giữ vai trò như thợ rèn chính, người sỡ hữu kỹ năng chế tác cao nhất của guild chính là Amanomahitotsu
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.