Władysław Łuszczkiewicz

Władysław Łuszczkiewicz
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
3 tháng 9 năm 1828
Nơi sinh
Kraków
Mất
Ngày mất
23 tháng 5, 1900(1900-05-23) (71 tuổi)
Nơi mất
Kraków
An nghỉNghĩa trang Rakowicki
Giới tínhnam
Quốc tịchBa Lan
Dân tộcNgười Ba Lan
Nghề nghiệphọa sĩ, nhà sử học nghệ thuật, giáo viên, giảng viên đại học, nhà bảo tàng học, nhà sửa chữa tranh, nhà giáo dục nghệ thuật
Học sinhJan Matejko, Tadeusz Barącz, Aleksander Mroczkowski, Aleksander Augustynowicz, Stanisław Grocholski, Stanisław Leopold Daczynski
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoHọc viện Mỹ thuật Jan Matejko
Trào lưuchủ nghĩa hiện thực
Thành viên củaHội khoa học Krakow
Có tác phẩm trongBảo tàng Quốc gia Warsaw, Bảo tàng Quốc gia Kraków

Władysław Łuszczkiewicz (3 tháng 9 năm 1828 - 23 tháng 5 năm 1900)[1] là một nhà sử họchọa sĩ người Ba Lan cuối thời kỳ Lãng mạn. Ông từng giữ chức giáo sư và hiệu trưởng của Học viện Mỹ thuật Jan Matejko. Łuszczkiewicz cũng là một trong những học trò xuất sắc nhất của danh họa sĩ Ba Lan Jan Matejko. Bên cạnh sự nghiệp nghệ thuật, ông phụ trách công việc bảo tồn các di tích kiến trúc,[2] và viết luận án lịch sử.[3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Łuszczkiewicz sinh ra ở Kraków. Ông đăng ký học khoa Lịch sử tại Đại học Jagiellonia,[4] và đồng thời, ông bắt đầu học vẽ tại Học viện Mỹ thuật Jan Matejko dưới sự chỉ dẫn của các họa sĩ Wojciech StattlerJan Nepomucen Głowacki. Nhờ vào một học bổng, Łuszczkiewicz tiếp tục đi du học tại Trường Mỹ thuật École des Beaux-ArtsParis từ năm 1849. Tại Pháp, ông cũng không quên phát triển niềm yêu thích suốt đời của mình đối với chủ nghĩa lịch sử.[2]

Kazimierz Wielki u Esterki (1870)

Łuszczkiewicz thường mở các lớp nghệ thuật tư nhân miễn phí dành cho các nghệ sĩ đang gặp khó khăn.[2] Ông được đề cử làm giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Jan Matejko vào năm 1877.[2]

Năm 1883, Łuszczkiewicz được bầu làm giám đốc Bảo tàng Quốc gia ở Kraków.[5] Trong những năm 1893 - 1895, ông giữ chức hiệu trưởng Học viện Mỹ thuật Jan Matejko. Trong những năm tháng cuối đời, ông ngừng vẽ tranh và chuyển hẳn sang viết lách cũng như vận động bảo tồn các giá trị nghệ thuật. Łuszczkiewicz đã được Đại học Jagiellonia trao tặng danh hiệu Tiến sĩ Danh dự vào năm 1900.[5] Ông kết hôn với bà Malwina Ramloff (1858) và có bốn người con: Napoléon, Zofia, Wojciech Józef và Maria.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Listen to pronunciation in Polish of "Władysław Łuszczkiewicz". Forvo, the pronunciation dictionary. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ a b c d Nina Kinitz (8 tháng 10 năm 2009). “Sztuka zrodzona z historycznej pasji – obrazy Władysława Łuszczkiewicza”. Malarstwo. Realizm (bằng tiếng Ba Lan). Polskie muzy. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ Władysław Łuszczkiewicz (1900). “Kościół Kolegiacki Śgo Marcina w Opatowie” (PDF). Studyum zabytku romańszczyzny XII wieku w Polsce. Artykuł opublikowany w: „Sprawozdania Komisyi do Badania Historyi Sztuki w Polse”, t. VI, z. 1, 1900, s. 17-41. tr. 42. Bản gốc (PDF direct download) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ M.J. Minakowski. “Władysław Łuszczkiewicz h. Rola”. Polski Słownik Biograficzny (bằng tiếng Ba Lan). Wielka Genealogia Minakowskiego. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ a b “Władysław Łuszczkiewicz”. Biography with link to gallery of artwork (Obrazy) (bằng tiếng Ba Lan). Pinakoteka. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ “Malwina Ramlow, wife of Władysław Łuszczkiewicz (with photographs)”. Herb Bojcza. Jerzy Modzelewski. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  • Tư liệu liên quan tới Władysław Łuszczkiewicz tại Wikimedia Commons
  • Maria Rzepińska (1983), Władysław Łuszczkiewicz, malarz i pedagog, Wydawn. Literackie, 125 pages, ISBN 8308010776
  • Władysław Łuszczkiewicz (1899), Sukiennice Krakowskie: dzieje gmachu i jego obecnej przebudowy, Drukarnia "Czasu". Issue 11 of Biblioteka krakowska
  • Stefania Krzysztofowicz-Kozakowska, Franciszek Stolot. Historia malarstwa polskiego. Wydawnictwo Ryszard Kluszczyński. Kraków 2000.
  • Anna Lewicka-Morawska, Marek Machowski, Maria Anna Rudzka. Slownik malarzy polskich. Wydawnictwo ARKADY. Warszawa 2003.
  • Stefania Krzysztofowicz-Kozakowska. Malarstwo polskie w zbiorach za granicą. Wydawnictwo Ryszard Kluszczyński. Kraków.