Yūshi Naishinnō-ke no Kii

Yūshi Naishinnō-ke no Kii
祐子 (ゆうし) 内親王家 (ないしんのうけ) ()紀伊 (きい)
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
thế kỷ 11
Nơi sinh
Nhật Bản
Giới tínhnữ
Gia quyến
Thân phụ
Fujiwara no Moronaga
Thân mẫu
Yūshi Naishinnō-ke no Koben
Nghề nghiệpnhà thơ
Quốc tịchNhật Bản

Yūshi Naishinnō-ke no Kii (祐子内親王家紀伊 (Hựu Tử Nội Thân Vương Gia Kỷ Y) không rõ năm sinh năm mất?) là một nhà thơ waka quý tộc Nhật Bản hoạt động trong thời kỳ Heian. Một trong những bài thơ của bà nằm trong tập thơ nổi tiếng Ogura Hyakunin Isshu. Bà được biết đến là một trong Ba mươi sáu nữ ca tiên[1], và những bài thơ của bà nằm trong những tập thơ thuộc Nijūichidaishū (二十一代集 (Nhị Thập Nhất Đại Tập)?) bao gồm Shingoshūi Wakashū, Senzai Wakashū, Shokugosen Wakashū, Gyokuyō Wakashū, Shinsenzai Wakashū, Shinchokusen Wakashū, và một số tập thơ khác.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà hầu hạ gia đình Trưởng Nội thân vương Ichi no Miya, con gái Thiên Hoàng Go-Suzaku. tên là Yūshi. Có giả thuyết cho rằng, bà có thể là vợ hay em gái của quan trấn thủ tỉnh Kii, Fujiwara no Shigetsune.[2] Đó là lý tại sao bà có tên như vậy. Bà còn có tên gọn hơn là Ichinomiya no Kii (一宮紀伊?).

Thơ bà Yūshi Naishinnō-ke no Kii

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài thơ sau đây được đánh số 72 trong tập thơ Ogura Hyakunin Isshu do Fujiwara no Teika biên tập:

Nguyên văn: Phiên âm: Dịch thơ:[2]  Diễn ý:
音に聞く

高師の浜の

あだ波は

かけじや袖の

ぬれもこそすれ

Oto ni kiku

Takashi no hama no

Adanami wa

Kakeji ya sode no

Nuremo koso sure

Nghe lòng người dễ đổi,

Như ngọn sóng cợt đùa.

Em lo sóng ướt áo,

Nhòa lệ đời ngây thơ!

(ngũ ngôn)
Người không chung thủy, xin thôi,

Sóng mà ướt áo, tội đời hồng nhan.

(lục bát)
Nghe nói tiếng đồn về anh là người lang bang,

Như sóng đánh qua đánh lại vào bãi Takashi.

Nếu để sóng đánh ướt tay áo như nước mắt ướt cuộc tình,

Thì mai sau tội cho thân em lắm thay.

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kin'yō Wakashū ( Kim Diệp Tập?), thơ luyến ái phần hạ, bài 469.

Hoàn cảnh sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Lời thuyết minh của Kin'yō Wakashū cho biết bài này đã được ngâm lên trong một buổi bình thơ ở phủ Horikawa-in năm 1101 như bài hanka (phản ca) của một công nương trả đũa thơ tán tỉnh của các công khanh. Hanka là tên để gọi bài thơ thêm vào đằng sau với dụng ý lập lại, bổ túc hay rút gọn ý của bài thơ (thường là chōka tức trường ca) đi trước.

Đề tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Khéo léo từ chối lời tán tỉnh của một chàng trai có tai tiếng trăng hoa.

Bãi Takashi (Cao Sư) là địa danh vùng Izumi, nay thuộc tỉnh Sakai (gần Ōsaka ngày nay). Nó còn có nghĩa bóng là “cao” như “cao danh”, “tiếng đồn vang”. Sau Takashi ( bến Takashi?) và oto wo kiku ( nghe tiếng?), các từ hama ( bến?), nami ( sóng?), nure ( ướt?) là những engo hô ứng với nhau. Adanami ( sóng dậy bất chợt, đùa cợt?) ám chỉ lời nói của người trăng hoa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Fabrizio Frosini (ngày 25 tháng 6 năm 2016). “The Thirty-Six Female Immortals of Poetry” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b Nguyễn Nam Trân. “Thơ bà Yuushi Naishinnôke no Kii”. Chim Việt Cành Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.

Đường dẫn bên ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]