Đường Battery

Đường Battery
Battery Path
炮台里
Lối vào đường Battery, gần ngã ba đường Đại Hoàng Hậu và phố Tuyết Xưởng
Thông tin chung
Chiều dài0,38 km
Giới hạn tốc độ(không có giao thông)
Khu vựcTrung Hoàn, Quận Trung Tây
Điểm bắt đầuĐường Hoa Viên
Điểm kết thúcĐường Đại Hoàng Hậu/phố Tuyết Xưởng
Lịch sử
Tên cũBào di kính (炮台徑)
Ngày mở cửa1841
Bản đồ
Map

Đường Battery (tiếng Trung: 炮台里; tiếng Anh: Battery Path; Hán–Việt: Bào di lý) là một con đường chỉ dành người đi bộ[1] nằm dưới Đồi Chính phủ tại Trung Hoàn, Hồng Kông. Nó được đặt theo tên của Murray Battery, và trải dài từ đường Hoàng Hậu Đại đến đường Hoa Viên. Có nhiều địa danh lịch sử nằm ở xung quanh con đường, đáng chú ý nhất là Văn phòng Chính phủ Trung ương trước đây, Tòa nhà Truyền giáo Pháp cũ và Nhà thờ St. John's.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Phần phía tây của Văn phòng Chính phủ Trung ương trước đây nhìn từ đường Battery.

Trong Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, người Anh chiếm Hồng Kông vào năm 1841 và một năm sau đó, lãnh thổ này đã được nhượng lại cho Anh trong Điều ước Nam Kinh. Chính quyền mới đã chọn địa điểm xung quanh con đường Battery ngày nay để xây dựng trụ sở và các công trình phòng thủ.[2] Việc xây dựng trên con đường này đã được hoàn thành vào khoảng năm 1841, với tên gọi là Murray Battery được xây dựng.[3] Vào thời điểm đó, cả con đường đều nằm trên bờ biển của đảo Hồng Kông với cảng Victoria.[4] Tuy nhiên, bây giờ nó nằm sâu hơn nhiều trong đất liền do cải tạo đất kể từ khi hoàn thành con đường.[1]

Trong đầu thế kỷ XX, con đường này rất phổ biến và thường xuyên được các tài xế đi qua, bởi vì họ sẽ tận dụng bóng mát của cây đa nằm dọc hai bên đường.[3]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ đầu phía tây của nó, đường Battery bắt đầu tại ngã ba giữa đường Đại Hoàng Hậu [5] và đường Tuyết Xưởng.[3] Nó tách ra khỏi con đường chính thông qua một loạt các các con dốc nâng con đường phía trên đường Đại Hoàng Hậu; bên cạnh phần phía tây của Văn phòng Chính phủ Trung ương trước đây. Đi dọc theo con đường, ta có thể thấy Tòa nhà Truyền giáo Pháp cũ.[6] Con đường kết thúc tại giao lộ với đường Hoa Viên, nơi tọa lạc Nhà thờ St. John.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Bailey, Steven K. (ngày 1 tháng 11 năm 2009). Exploring Hong Kong: A Visitor's Guide to Hong Kong Island, Kowloon, and the New Territories. ThingsAsian Press. tr. 28. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ DeWolf, Christopher (ngày 3 tháng 5 năm 2011). “Why Government Hill needs to be conserved”. CNN. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ a b c Wordie, Jason (ngày 1 tháng 5 năm 2002). Streets: Exploring Hong Kong Island. Hong Kong University Press. tr. 21–22. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ Bond, Graham (ngày 21 tháng 2 năm 2011). Frommer's Hong Kong Day by Day. John Wiley & Sons. tr. 49. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ McKirdy, Euan (ngày 12 tháng 5 năm 2011). “Hong Kong's Second World War”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2013. (cần đăng ký mua)
  6. ^ “Former French Mission Building, Battery Path, Central – Declared Monuments”. Antiquities and Monuments Office. Government of Hong Kong. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]