Mời bạn đọc Disclaimer sau để hiểu rõ quan điểm của người viết trước khi vào bài: Lưu ý trước khi đọc bài: đây là bài tổng hợp để phục vụ cho giả thiết cá nhân, không có giá trị sử dụng nghiên cứu cho lore game vì đây là quan điểm của tác giả. Bài viết không đại diện cho quan điểm cốt truyện nào của Nhà Phát Hành HOYOVERSE (HYV). Nội dung này chỉ nhằm mục đích lý giải cốt truyện theo góc nhìn cá nhân, trung lập, không mang quan điểm tôn giáo. Mọi sự trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên. Các dẫn chứng được tham khảo từ các nguồn công cộng nên tính chính xác chỉ là tương đối. Hãy chơi game và đọc lore để tận hưởng trò chơi trọn vẹn. Và rất cảm ơn vì đã dành thời gian đọc bài viết của mình.
0/ Sau khi nói chuyện với Nahida ở cuối quest ma thần 3.2, Nahida cho NLH biết về khái niệm “Kẻ đổ bộ” của Fatui – thông tin được trao đổi bằng Gnosis Thảo với Dottore. Qua đó Nahida cũng tiết lộ thêm rằng, anh/em của NLH không được tính vào khái niệm Kẻ Đổ Bộ, còn NLH là Kẻ Đổ Bộ thứ 4.
Như các theory trước có đề cập, mình giả định HYV đang build thế giới GI có lấy các chất liệu thuộc về Kinh Thánh và thần thoại, thì cái khái niệm Kẻ Đổ Bộ này nhắc mình nhớ đến Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền.
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo. Trong quyển sách đó miêu tả 4 kỵ sĩ này đến từ 4 trong 7 phong ấn được “Chiên Con của Chúa” mở ra, triệu hồi bốn sinh linh cưỡi trên bốn con ngựa màu trắng, đỏ, đen và xanh xám (trong tiếng Anh ghi là Pale horse - còn được gọi là con ngựa màu xám tro, màu xanh ánh vàng v.v...).
Mặc dù có nhiều dị bản khác nhau, nhưng 4 kị sĩ thường được miêu tả như là biểu tượng của xâm lược (Conquest), chiến tranh (War), nạn đói (Famine) và chết chóc (Death). Trong quan điểm từ sách Khải Huyền, các nhà nghiên cứu văn bản Cơ Đốc Giáo tin rằng 4 kỵ sĩ này là sứ giả của sự phán quyết cuối cùng dành cho thế giới.
Và mình liên đới điều này vì khi NLH vừa đến Mondstadt là đã được phong ngay danh hiệu “Kỵ sĩ danh dự - Honorary Knight”.
Sau khi biết rằng kẻ đổ bộ đầu tiên rất có thể là Heavenly Principles/Celestia/Thiên Lý, có thông tin về vị trí 1 và 4 rồi, mình xin đưa giả thuyết như sau:
Bốn kẻ đổ bộ rất có thể được xây dựng được lấy cảm hứng từ tứ kỵ sĩ Khải Huyền, đồng thời cũng ứng với các sự kiện tại Teyvat:
1. Kẻ thứ 1 – chấn chỉnh tôn giáo
2. Kẻ thứ 2 – witness (chứng kiến) nội chiến Teyvat/ trận chiến Ma Thần.
3. Kẻ thứ 3 – Mang lại nạn đói/ bệnh dịch – tương đương với tai họa 500 năm trước ở Khaenriah.
4. Kẻ thứ 4 – Tận thế/ ngày phán xét.
Xin lưu ý đây chỉ là giả thuyết gán ghép các sự kiện lớn của Teyvat vào với 4 kẻ đổ bộ. Mình chưa có nhiều tài liệu chứng minh 4 kẻ đổ bộ có liên đới vào các sự kiện này, nên bạn đọc vui lòng đừng kỳ vọng mình sẽ mô tả các chi tiết trên trọn vẹn nhé. Mình chỉ thấy nó tương đồng với câu chuyện của tứ kỵ sĩ Khải Huyền và nhận thấy thời gian/ thời điểm rất có thể trùng khớp nên đặt ra giả thuyết này thôi.
Với giả thuyết này mình không chỉ định chính xác Unknown God. Mình tin rằng Celestia còn có những vị cao hơn Unknown God xuất hiện từ đầu game, người chỉ tự xưng là “sustainer of heavenly principles” – kẻ duy trì thiên luật. Và Kẻ đổ bộ đầu tiên theo như Nahida đề cập, chính là nguyên cái “tập đoàn” Celestia.
Trong bộ sách “Kho tàng Vương Quốc Đêm Trắng”, cuốn “Nhật Nguyện Tiền truyện”, Phanes được đề cập đến là Vị Đầu Tiên – The Primordial One, đã có trận chiến với Vị Thứ Hai “đến từ trời cao”.
“Vị Thứ Hai trên trời cao đã đến, dường như cuộc đại chiến vào thời thế giới mới được tạo ra lại sắp sửa tái diễn. Ngày hôm đó, bầu trời đảo điên, mặt đất rạn nứt. Tổ tiên của con dân biển sâu chúng tôi, và mảnh đất mà họ bao đời sinh sống đã bị chìm vào nơi này.
Những năm tháng đen tối bắt đầu từ đây.”
Theo mình, rất rõ ràng với hình ảnh này từ cuốn sách, Celestia chính là “kẻ xâm lăng”, liên đới với Kỵ Sỹ Khải Huyền Đầu Tiên cưỡi bạch mã – Conquest.
Trong rất nhiều dị bản của sách Khải Huyền, các tác giả và người dịch đều cho rằng hình ảnh ngựa trắng này chính là mô tả về Chúa Jesus Kito, người đã đến và thay đổi về rất nhiều quan điểm tôn giáo của thế giới.
Bạch mã của Kỵ sĩ đầu tiên này tượng trưng cho sự truyền bá phúc âm thành công. Hơn nữa, hệ thống sách Kinh Thánh đã chia rất rõ làm hai giai đoạn kể từ khi Chúa Jesus Kito xuất hiện – Cựu Ước là trước thời Chúa Jesus và Tân Ước chính là thời đại về sau từ khi Chúa Giáng Sinh.
Màu trắng cũng có xu hướng tượng trưng cho sự công chính trong Kinh thánh, và trong một số trường hợp khác, Chúa Kitô được miêu tả là người chinh phục.
Quay trở lại với câu chuyện của GI, Celestia rõ ràng đã đến và mở ra một thời kỳ hoàn toàn mới, với sự thống trị mới, “thiên luật” mới và chấn chỉnh hệ thống tôn giáo của Teyvat: từ Phanes => Celestia.
Kỵ sĩ bạch mã là kỵ sĩ cũng thường được dùng để mô tả về chiến tranh. Nhưng thứ chiến tranh của vị kỵ sĩ này khác với Kỵ sĩ cưỡi ngựa đỏ chính là chiến tranh phân hóa tôn giáo. Chiến tranh mà kỵ sĩ ngựa đỏ mang đến thường được miêu tả là nội chiến, hoặc chiến tranh tranh giành đất đai của các quốc gia trên mặt đất.
Vậy, sau khi đã nghiên cứu kỹ về kẻ đổ bộ đầu tiên, mình sẽ bắt đầu chuỗi giả thuyết về kẻ thứ 2 và thứ 3. Kẻ thứ 4 là chúng ta, mình cũng sẽ nói ít lại, giản lược bớt các chi tiết các bạn đã biết rồi, và chỉ nêu quan điểm của mình thôi nhé.
Giả thuyết này của mình rõ ràng chưa được củng cố, nhưng mình tin Alice cũng không phải người Teyvat. Vì sao?
Bằng chứng đầu tiên, nếu bạn sở hữu Phong Chi Dực “đôi cánh Dạ Yến” (mà ta thường gọi là cánh KFC) thông qua event đặc biệt kết hợp với Twitch của HYV, bạn sẽ thấy câu chuyện được kể trong đôi cánh đó rất kỳ lạ (cho dù là content có insert từ khóa marketing của KFC), như thể đó là một ẩn dụ của một thời đại đã qua (thời đại Rồng).
Câu chuyện này có thể mình sẽ để trong bài khác tránh lan man. Tuy nhiên thông qua đó, mình có thể kết luận Alice đã ở Teyvat lâu thật lâu, ít nhất là trong thời đại chiến tranh Ma Thần. Thậm chí cô ta có thể đến từ thời điểm các loài Rồng còn tại vị.
Cuối câu chuyện, Klee đã cảm thán “mẹ lại bận rộn rồi, hai năm gần đây tình hình biến giới Teyvat càng lúc càng suy yếu.”, thông qua điều này, mình tin là Alice có quyền năng khá lớn, đến mức có thể giải quyết các vấn đề ở biên giới Teyvat. (full câu chuyện mình sẽ để ở comment)
Bằng chứng thứ 2 chính là chi tiết Video Collected Miscellany của The Wanderer/ Scaramouche – kẻ đã xóa ký ức về mình trong cây thế giới lại được lồng tiếng bởi Alice.
Mình tin là HYV luôn chú ý đến tiểu tiết. Nếu Wanderer đã xóa bản thân mình khỏi ký ức trong Irminsul, Dainsleif / The Bough Keeper / Người giữ cành – kẻ dường như thấu suốt mọi người trên Teyvat này cũng sẽ bị ảnh hưởng mà mất đi ký ức về cậu ta. Vậy nên Dain đâu có lồng tiếng được nữa – nếu mà Dain còn giữ lại hiểu biết về Wanderer thì sẽ là plothole to đùng.
Vậy thì kẻ không bị mất đi ký ức ngoài chúng ta và Nahida, Paimon đã được kể lại câu chuyện bằng “tài liệu mật” mà Nahida giấu đi dưới dạng chuyện cổ tích, thì Alice biết hết về the Wanderer thế này chứng tỏ cô ta không bị ảnh hưởng ký ức bởi cây thế giới, và có “đặc quyền” của riêng mình.
Kỵ Sĩ Khải Huyền thứ 2 là người đến thế giới trên con ngựa đỏ tía. Vị Kỵ Sĩ này có thể không phải là kẻ trực tiếp gây ra chiến tranh, nhưng cũng được mô tả như người “chứng kiến” toàn bộ quá trình từ hỗn loạn chiến tranh cho tới khi các quốc gia thành lập và phân định biên giới rõ ràng.
Dù chưa biết liên đới Kẻ đổ bộ thứ 2 với Alice bằng chi tiết nào khác ngoài màu sắc con ngựa được mô tả trong sách Khải Huyền – màu Đỏ, cũng như chưa biết Alice có liên quan gì đến nội chiến – Archon war, nhưng việc Alice là kẻ đổ bộ thứ 2 đối với mình là hoàn toàn khả thi. Ít nhất là thông qua câu chuyện trong cánh KFC và Video của Wanderer mỏ hỗn.
Vậy Theory của mình về kẻ đổ bộ thứ 2 chỉ gói gọn trong kết luận rất có thể người này là Alice - mẹ của Klee.
Với hình tượng là Con Ngựa Đen, trong sách Khải Huyền, Kỵ Sĩ thứ 3 được cho là mang đến nạn đói và sự suy vong.
Khá nhiều tác giả và những bàn luận được đặt ra ở Kỵ Sĩ thứ 3 nhưng vẫn chưa rõ ràng lắm. Tuy nhiên có một chi tiết đáng lưu ý là có vài giả thuyết gắn Kỵ Sĩ thứ 3 với sự suy vong của Đế Chế La Mã. Vậy nên mình ngay lập tức liên tưởng tới nhân vật Rhinedottir.
Có một điểm cực kỳ sus trong việc Fatui có khái niệm về Kẻ Đổ Bộ. Jester lại còn biết về người anh/ em của mình. Chứng tỏ ông ta cũng đã nhận thức hoặc lấy được thông tin về Kẻ Đổ Bộ này để làm tư liệu nghiên cứu trong Fatui.
Rhinedottir xuất hiện và đen đến thảm họa bệnh dịch “đen” cho Khaenri’ah. Cô ta tận dụng sức mạnh của Vực Sâu, tạo ra hàng loạt quái vật như Durin, thậm chí là cả những con Sói ma vật chuyên hành mình mất máu cũng là tác phẩm của cô ta. Những ma vật/ quái vật đó cũng tràn lan sau Đại thảm hoạ Khaenri’ah nên mình tin đây cũng là một điểm đáng lưu ý và có khả năng để giả thuyết cho cô ta là kẻ đổ bộ thứ 3.
Theo như cốt truyện 3.3, Jester là người sống sót và cũng có liên đới với Hoàng gia Khaenri’ah. Vậy nếu ông ta sống cùng thời với Kẻ Đổ Bộ thứ 3, và vì kẻ đó mà vương quốc của ông ta tuyệt diệt – chắc chắn Jester sẽ đưa kẻ này vào danh sách cần lưu tâm nghiên cứu.
Và thêm một chi tiết nhỏ rằng Alice có quen biết Rhinedottir, và được cô ta gửi gắm Albedo đến Mondstadt. Nên rất có thể vì cùng là xuất thân không thuộc Teyvat nên giúp đỡ lẫn nhau.
Đến hiện tại sự tồn tại của Rhinedottir vẫn còn là một ẩn số. Nên giả thuyết này tạm dừng tại đây vì thực sự mình chỉ đang tạm gán nhân vật này vào do có khởi điểm câu chuyện phù hợp với thiết lập. Tính chính xác theo mình là chưa có % cao
Chúng ta đến Teyvat này từ biển sao, chu du qua ngàn vạn thế giới. Trên hành trình tìm kiếm người anh em của mình, chúng ta cũng mang lại sự thay đổi cho tất cả những nơi ta đi qua.
Đến với Mondstadt, Phong Thần và con dân đã có được tự do thực sự, tự do “không được trao ban bởi thần”. Chính Venti cũng được “tự do” khỏi Gnosis – con cờ hình quân Hậu của mình. (Bạn có thể đọc thêm về phần này trong bài viết về Gnosis của mình cũng trong group này.)
Liyue không còn phụ thuộc vào thần, ngày một khôn lớn và tự chủ, kế ước niềm tin giữa họ và Nham Thần chính ra lại là khế ước bền vững nhất.
Vị thần của Inazuma quán triệt được Vĩnh Hằng của bản thân, và Inazuma đã mở cửa, không còn bão sét nữa.
Trí tuệ của Sumeru không còn lệ thuộc vào Akasha, thần Trí Tuệ mới cũng học được cách để khai mở thêm nhiều phương thức tìm tòi về thế giới này.
Cho đến hiện tại, Kỵ Sĩ thứ 4 trong Sách Khải Huyền thường được cho là gắn kết với tận thế hoặc ngày phán xét. Kỵ sĩ thứ 4 cũng thường được biết đến là có sự đồng hành của Hades - kẻ phán quyết. Chúng ta cũng có bạn đồng hành Paisú luôn kề bên. Mình sẽ có thêm bài giả định về Paimon sau.
Tuy nhiên với nhiều diễn giải, ngày phán xét hay tận thế cũng là một dấu hiệu hướng đến một khởi đầu mới. Thông qua Traveller, thông qua chúng ta, Teyvat cũng đã “trưởng thành” và thay đổi theo một cách nào đó.
Có lẽ ngày phán xét nằm ở phía sau câu chuyện về 7 vương quốc. Nhưng trước khi kết thúc chương Teyvat, Kỵ Sĩ thứ 4 hãy cứ tận hưởng hành trình của mình như lời Venti nha.
Cám ơn các bạn đã xem đến đây. Mình xin kết thúc bài theory tại đây. Nếu còn thiếu sót xin giơ cao đánh khẽ. Các bạn cũng lưu ý đây chỉ là giả thuyết, là ý kiến cá nhân nha.
Lần nữa cảm ơn vì đã xem hết cái bài hơn 2k chữ này =))))))))
0/ Sau khi nói chuyện với Nahida ở cuối quest ma thần 3.2, Nahida cho NLH biết về khái niệm “Kẻ đổ bộ” của Fatui – thông tin được trao đổi bằng Gnosis Thảo với Dottore. Qua đó Nahida cũng tiết lộ thêm rằng, anh/em của NLH không được tính vào khái niệm Kẻ Đổ Bộ, còn NLH là Kẻ Đổ Bộ thứ 4.
Như các theory trước có đề cập, mình giả định HYV đang build thế giới GI có lấy các chất liệu thuộc về Kinh Thánh và thần thoại, thì cái khái niệm Kẻ Đổ Bộ này nhắc mình nhớ đến Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền.
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo. Trong quyển sách đó miêu tả 4 kỵ sĩ này đến từ 4 trong 7 phong ấn được “Chiên Con của Chúa” mở ra, triệu hồi bốn sinh linh cưỡi trên bốn con ngựa màu trắng, đỏ, đen và xanh xám (trong tiếng Anh ghi là Pale horse - còn được gọi là con ngựa màu xám tro, màu xanh ánh vàng v.v...).
Mặc dù có nhiều dị bản khác nhau, nhưng 4 kị sĩ thường được miêu tả như là biểu tượng của xâm lược (Conquest), chiến tranh (War), nạn đói (Famine) và chết chóc (Death). Trong quan điểm từ sách Khải Huyền, các nhà nghiên cứu văn bản Cơ Đốc Giáo tin rằng 4 kỵ sĩ này là sứ giả của sự phán quyết cuối cùng dành cho thế giới.
Và mình liên đới điều này vì khi NLH vừa đến Mondstadt là đã được phong ngay danh hiệu “Kỵ sĩ danh dự - Honorary Knight”.
Sau khi biết rằng kẻ đổ bộ đầu tiên rất có thể là Heavenly Principles/Celestia/Thiên Lý, có thông tin về vị trí 1 và 4 rồi, mình xin đưa giả thuyết như sau:
Bốn kẻ đổ bộ rất có thể được xây dựng được lấy cảm hứng từ tứ kỵ sĩ Khải Huyền, đồng thời cũng ứng với các sự kiện tại Teyvat:
1. Kẻ thứ 1 – chấn chỉnh tôn giáo
2. Kẻ thứ 2 – witness (chứng kiến) nội chiến Teyvat/ trận chiến Ma Thần.
3. Kẻ thứ 3 – Mang lại nạn đói/ bệnh dịch – tương đương với tai họa 500 năm trước ở Khaenriah.
4. Kẻ thứ 4 – Tận thế/ ngày phán xét.
Xin lưu ý đây chỉ là giả thuyết gán ghép các sự kiện lớn của Teyvat vào với 4 kẻ đổ bộ. Mình chưa có nhiều tài liệu chứng minh 4 kẻ đổ bộ có liên đới vào các sự kiện này, nên bạn đọc vui lòng đừng kỳ vọng mình sẽ mô tả các chi tiết trên trọn vẹn nhé. Mình chỉ thấy nó tương đồng với câu chuyện của tứ kỵ sĩ Khải Huyền và nhận thấy thời gian/ thời điểm rất có thể trùng khớp nên đặt ra giả thuyết này thôi.
1/ Kẻ đổ bộ thứ nhất – Heavenly Principles/Celestia/Thiên Lý – Kẻ chấn chỉnh tôn giáo.
Với giả thuyết này mình không chỉ định chính xác Unknown God. Mình tin rằng Celestia còn có những vị cao hơn Unknown God xuất hiện từ đầu game, người chỉ tự xưng là “sustainer of heavenly principles” – kẻ duy trì thiên luật. Và Kẻ đổ bộ đầu tiên theo như Nahida đề cập, chính là nguyên cái “tập đoàn” Celestia.
Trong bộ sách “Kho tàng Vương Quốc Đêm Trắng”, cuốn “Nhật Nguyện Tiền truyện”, Phanes được đề cập đến là Vị Đầu Tiên – The Primordial One, đã có trận chiến với Vị Thứ Hai “đến từ trời cao”.
“Vị Thứ Hai trên trời cao đã đến, dường như cuộc đại chiến vào thời thế giới mới được tạo ra lại sắp sửa tái diễn. Ngày hôm đó, bầu trời đảo điên, mặt đất rạn nứt. Tổ tiên của con dân biển sâu chúng tôi, và mảnh đất mà họ bao đời sinh sống đã bị chìm vào nơi này.
Những năm tháng đen tối bắt đầu từ đây.”
Theo mình, rất rõ ràng với hình ảnh này từ cuốn sách, Celestia chính là “kẻ xâm lăng”, liên đới với Kỵ Sỹ Khải Huyền Đầu Tiên cưỡi bạch mã – Conquest.
Trong rất nhiều dị bản của sách Khải Huyền, các tác giả và người dịch đều cho rằng hình ảnh ngựa trắng này chính là mô tả về Chúa Jesus Kito, người đã đến và thay đổi về rất nhiều quan điểm tôn giáo của thế giới.
Bạch mã của Kỵ sĩ đầu tiên này tượng trưng cho sự truyền bá phúc âm thành công. Hơn nữa, hệ thống sách Kinh Thánh đã chia rất rõ làm hai giai đoạn kể từ khi Chúa Jesus Kito xuất hiện – Cựu Ước là trước thời Chúa Jesus và Tân Ước chính là thời đại về sau từ khi Chúa Giáng Sinh.
Màu trắng cũng có xu hướng tượng trưng cho sự công chính trong Kinh thánh, và trong một số trường hợp khác, Chúa Kitô được miêu tả là người chinh phục.
Quay trở lại với câu chuyện của GI, Celestia rõ ràng đã đến và mở ra một thời kỳ hoàn toàn mới, với sự thống trị mới, “thiên luật” mới và chấn chỉnh hệ thống tôn giáo của Teyvat: từ Phanes => Celestia.
Kỵ sĩ bạch mã là kỵ sĩ cũng thường được dùng để mô tả về chiến tranh. Nhưng thứ chiến tranh của vị kỵ sĩ này khác với Kỵ sĩ cưỡi ngựa đỏ chính là chiến tranh phân hóa tôn giáo. Chiến tranh mà kỵ sĩ ngựa đỏ mang đến thường được miêu tả là nội chiến, hoặc chiến tranh tranh giành đất đai của các quốc gia trên mặt đất.
Vậy, sau khi đã nghiên cứu kỹ về kẻ đổ bộ đầu tiên, mình sẽ bắt đầu chuỗi giả thuyết về kẻ thứ 2 và thứ 3. Kẻ thứ 4 là chúng ta, mình cũng sẽ nói ít lại, giản lược bớt các chi tiết các bạn đã biết rồi, và chỉ nêu quan điểm của mình thôi nhé.
2/ Kẻ Đổ Bộ thứ 2 – Alice/ Ma nữ Bất Lão/ Kẻ chứng kiến thế giới này từ Trận chiến Ma thần (Archons)
Giả thuyết này của mình rõ ràng chưa được củng cố, nhưng mình tin Alice cũng không phải người Teyvat. Vì sao?
Bằng chứng đầu tiên, nếu bạn sở hữu Phong Chi Dực “đôi cánh Dạ Yến” (mà ta thường gọi là cánh KFC) thông qua event đặc biệt kết hợp với Twitch của HYV, bạn sẽ thấy câu chuyện được kể trong đôi cánh đó rất kỳ lạ (cho dù là content có insert từ khóa marketing của KFC), như thể đó là một ẩn dụ của một thời đại đã qua (thời đại Rồng).
Câu chuyện này có thể mình sẽ để trong bài khác tránh lan man. Tuy nhiên thông qua đó, mình có thể kết luận Alice đã ở Teyvat lâu thật lâu, ít nhất là trong thời đại chiến tranh Ma Thần. Thậm chí cô ta có thể đến từ thời điểm các loài Rồng còn tại vị.
Cuối câu chuyện, Klee đã cảm thán “mẹ lại bận rộn rồi, hai năm gần đây tình hình biến giới Teyvat càng lúc càng suy yếu.”, thông qua điều này, mình tin là Alice có quyền năng khá lớn, đến mức có thể giải quyết các vấn đề ở biên giới Teyvat. (full câu chuyện mình sẽ để ở comment)
Bằng chứng thứ 2 chính là chi tiết Video Collected Miscellany của The Wanderer/ Scaramouche – kẻ đã xóa ký ức về mình trong cây thế giới lại được lồng tiếng bởi Alice.
Mình tin là HYV luôn chú ý đến tiểu tiết. Nếu Wanderer đã xóa bản thân mình khỏi ký ức trong Irminsul, Dainsleif / The Bough Keeper / Người giữ cành – kẻ dường như thấu suốt mọi người trên Teyvat này cũng sẽ bị ảnh hưởng mà mất đi ký ức về cậu ta. Vậy nên Dain đâu có lồng tiếng được nữa – nếu mà Dain còn giữ lại hiểu biết về Wanderer thì sẽ là plothole to đùng.
Vậy thì kẻ không bị mất đi ký ức ngoài chúng ta và Nahida, Paimon đã được kể lại câu chuyện bằng “tài liệu mật” mà Nahida giấu đi dưới dạng chuyện cổ tích, thì Alice biết hết về the Wanderer thế này chứng tỏ cô ta không bị ảnh hưởng ký ức bởi cây thế giới, và có “đặc quyền” của riêng mình.
Kỵ Sĩ Khải Huyền thứ 2 là người đến thế giới trên con ngựa đỏ tía. Vị Kỵ Sĩ này có thể không phải là kẻ trực tiếp gây ra chiến tranh, nhưng cũng được mô tả như người “chứng kiến” toàn bộ quá trình từ hỗn loạn chiến tranh cho tới khi các quốc gia thành lập và phân định biên giới rõ ràng.
Dù chưa biết liên đới Kẻ đổ bộ thứ 2 với Alice bằng chi tiết nào khác ngoài màu sắc con ngựa được mô tả trong sách Khải Huyền – màu Đỏ, cũng như chưa biết Alice có liên quan gì đến nội chiến – Archon war, nhưng việc Alice là kẻ đổ bộ thứ 2 đối với mình là hoàn toàn khả thi. Ít nhất là thông qua câu chuyện trong cánh KFC và Video của Wanderer mỏ hỗn.
Vậy Theory của mình về kẻ đổ bộ thứ 2 chỉ gói gọn trong kết luận rất có thể người này là Alice - mẹ của Klee.
3/ Kẻ Đổ Bộ thứ 3 – RhineDottir/ Gold/ The Great Sinner/ sư phụ Albedo – Kẻ gây ra bệnh dịch và thảm họa Khaenri’ah.
Với hình tượng là Con Ngựa Đen, trong sách Khải Huyền, Kỵ Sĩ thứ 3 được cho là mang đến nạn đói và sự suy vong.
Khá nhiều tác giả và những bàn luận được đặt ra ở Kỵ Sĩ thứ 3 nhưng vẫn chưa rõ ràng lắm. Tuy nhiên có một chi tiết đáng lưu ý là có vài giả thuyết gắn Kỵ Sĩ thứ 3 với sự suy vong của Đế Chế La Mã. Vậy nên mình ngay lập tức liên tưởng tới nhân vật Rhinedottir.
Có một điểm cực kỳ sus trong việc Fatui có khái niệm về Kẻ Đổ Bộ. Jester lại còn biết về người anh/ em của mình. Chứng tỏ ông ta cũng đã nhận thức hoặc lấy được thông tin về Kẻ Đổ Bộ này để làm tư liệu nghiên cứu trong Fatui.
Rhinedottir xuất hiện và đen đến thảm họa bệnh dịch “đen” cho Khaenri’ah. Cô ta tận dụng sức mạnh của Vực Sâu, tạo ra hàng loạt quái vật như Durin, thậm chí là cả những con Sói ma vật chuyên hành mình mất máu cũng là tác phẩm của cô ta. Những ma vật/ quái vật đó cũng tràn lan sau Đại thảm hoạ Khaenri’ah nên mình tin đây cũng là một điểm đáng lưu ý và có khả năng để giả thuyết cho cô ta là kẻ đổ bộ thứ 3.
Theo như cốt truyện 3.3, Jester là người sống sót và cũng có liên đới với Hoàng gia Khaenri’ah. Vậy nếu ông ta sống cùng thời với Kẻ Đổ Bộ thứ 3, và vì kẻ đó mà vương quốc của ông ta tuyệt diệt – chắc chắn Jester sẽ đưa kẻ này vào danh sách cần lưu tâm nghiên cứu.
Và thêm một chi tiết nhỏ rằng Alice có quen biết Rhinedottir, và được cô ta gửi gắm Albedo đến Mondstadt. Nên rất có thể vì cùng là xuất thân không thuộc Teyvat nên giúp đỡ lẫn nhau.
Đến hiện tại sự tồn tại của Rhinedottir vẫn còn là một ẩn số. Nên giả thuyết này tạm dừng tại đây vì thực sự mình chỉ đang tạm gán nhân vật này vào do có khởi điểm câu chuyện phù hợp với thiết lập. Tính chính xác theo mình là chưa có % cao
4/ Kẻ đổ bộ thứ 4 – The Traveller / Người chơi.
Chúng ta đến Teyvat này từ biển sao, chu du qua ngàn vạn thế giới. Trên hành trình tìm kiếm người anh em của mình, chúng ta cũng mang lại sự thay đổi cho tất cả những nơi ta đi qua.
Đến với Mondstadt, Phong Thần và con dân đã có được tự do thực sự, tự do “không được trao ban bởi thần”. Chính Venti cũng được “tự do” khỏi Gnosis – con cờ hình quân Hậu của mình. (Bạn có thể đọc thêm về phần này trong bài viết về Gnosis của mình cũng trong group này.)
Liyue không còn phụ thuộc vào thần, ngày một khôn lớn và tự chủ, kế ước niềm tin giữa họ và Nham Thần chính ra lại là khế ước bền vững nhất.
Vị thần của Inazuma quán triệt được Vĩnh Hằng của bản thân, và Inazuma đã mở cửa, không còn bão sét nữa.
Trí tuệ của Sumeru không còn lệ thuộc vào Akasha, thần Trí Tuệ mới cũng học được cách để khai mở thêm nhiều phương thức tìm tòi về thế giới này.
Cho đến hiện tại, Kỵ Sĩ thứ 4 trong Sách Khải Huyền thường được cho là gắn kết với tận thế hoặc ngày phán xét. Kỵ sĩ thứ 4 cũng thường được biết đến là có sự đồng hành của Hades - kẻ phán quyết. Chúng ta cũng có bạn đồng hành Paisú luôn kề bên. Mình sẽ có thêm bài giả định về Paimon sau.
Tuy nhiên với nhiều diễn giải, ngày phán xét hay tận thế cũng là một dấu hiệu hướng đến một khởi đầu mới. Thông qua Traveller, thông qua chúng ta, Teyvat cũng đã “trưởng thành” và thay đổi theo một cách nào đó.
Có lẽ ngày phán xét nằm ở phía sau câu chuyện về 7 vương quốc. Nhưng trước khi kết thúc chương Teyvat, Kỵ Sĩ thứ 4 hãy cứ tận hưởng hành trình của mình như lời Venti nha.
Cám ơn các bạn đã xem đến đây. Mình xin kết thúc bài theory tại đây. Nếu còn thiếu sót xin giơ cao đánh khẽ. Các bạn cũng lưu ý đây chỉ là giả thuyết, là ý kiến cá nhân nha.
Lần nữa cảm ơn vì đã xem hết cái bài hơn 2k chữ này =))))))))
Anais Ng
1,231
|
9/12/2023 5:00:47 PM