Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?

Lưu ý: mình nghĩ nên tìm hiểu để biết một số các triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời. Bài viết này còn 2 phần nữa “Những người dể mắc bệnh tr.ầ.m c.ả.m” và “Điều trị bệnh như thế nào?”.

Nó cũng hơi dài và hơi khó nên mình dịch trước một phần này. Mong các bạn đọc hết. Nói chung, khi có những dấu hiệu này, tốt nhất là nên đi bác sĩ khám nhé.

Dịch bởi: Tú Diệc - 厘米
__________
(LƯỢC DỊCH MỘT SỐ PHẦN)

【1. Hiểu rõ sự khác biệt giữa t.r.ầ.m c.ả.m, lo lắng và rối loạn lưỡng cực.】

Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau. Rối loạn lưỡng cực về cơ bản khác với tr.ầ.m c.ả.m và cần phải có các biện pháp đặc biệt để chẩn đoán. Một số đặc trưng:

Đặc điểm quan trọng nhất của tr.ầ.m cả.m là sự tồn tại lâu dài của những cảm xúc tiêu cực, không còn sự hứng thú đến bất cứ điều gì và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện như một "tâm trạng xấu" kéo dài trong vài năm hoặc "tr.ầ.m c.ả.m rõ rệt" trong 6 tháng.

Lo lắng thường là cảm thấy có nhiều sự bất an và sợ hãi. Biểu hiện một mức độ nhất định. Kéo dài hơn một vài tuần, tay ra mồ hôi, suy nghĩ gượng gạo, v.v. Nếu bạn có cả triệu chứng lo lắng và tr.ầ.m c.ả.m, bạn nên đọc thêm trong phần thứ ba của bài viết này, "Điều trị bệnh trầm cảm".

 

Rối loạn lưỡng cực biểu hiện thường là triệu chứng tr.ầ.m c.ả.m nặng kéo dài trong hơn vài tuần, sau đó là các triệu chứng phấn khích thái quá, hung hăng và nhiều năng lượng dư thừa. Nếu bạn có các triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Rối loạn lưỡng cực có thể được điều trị bằng thuốc chống tr.ầ.m cả.m.

【2. Quan sát trạng thái cảm xúc trong thời gian dài.】

Tr.ầ.m c.ả.m là một bệnh trạng bộ não không thể xử lý cảm xúc đúng cách. Mọi người đều có lúc tinh thần cảm thấy chán nản, nhưng những người bị tr.ầ.m c.ả.m thường có những biểu hiện cảm xúc sau đây:

Buồn bã. Bạn có thường xuyên cảm thấy tinh thần buồn bã hay chán nản?

Lạnh nhạt, thờ ơ hoặc trống rỗng. Bạn đã bao giờ mất đi nhận thức hoặc không có tinh thần ?
Tuyệt vọng. Bạn luôn muốn từ bỏ và cảm thấy rằng tương lai u ám? Từ sau khi nghi ngờ mình bị mắc bệnh tr.ầ.m c.ả.m, bạn có trở nên tiêu cực hơn không?

【3. Có ý nghĩ về cái c.h.ế.t, tự tổn thương cơ thể và thậm chí là t.ự t.ử.】

Những người bị tr.ầ.m c.ả.m thường có những ý nghĩ khác biệt với người bình thường. Nếu bạn có những ý nghĩ tiêu cực này, bạn nên bắt đầu điều trị chứng tr.ầ.m c.ả.m của mình:

Bạn muốn mình ch.ế.t đi.
Bạn nghĩ rằng thế giới sẽ tốt hơn nếu bạn ch.ế.t đi.
Bạn cố ý làm tổn thương cơ thể của mình.
Bạn tưởng tượng bản thân mình sẽ ra sao sau khi huỷ hoại cơ thể hoặc t.ự t.ử, bắt đầu lên kế hoạch cho cái c.h.ế.t của chính mình (bệnh nhân mắc chứng lo lắng thường cũng có ý nghĩ t.ự t.ử).

【4. Các hoạt động bạn từng thích hoặc thường xuyên tham gia, nhưng bây giờ bạn đã không còn tham gia nữa. 】

Bệnh nhân tr.ầ.m c.ả.m thường không còn hứng thú duy trì những sở thích trước đây, không đi chơi với bạn bè, không hứng thú với tình dục, lãnh cảm. Không còn sự tích cực hứng thú, thường xuyên từ chối những lời mời của bạn bè.

Nếu bạn không chắc liệu điều này có đúng hay không, bạn có thể liệt kê các hoạt động bạn thường tham gia trước đây, tần suất tham gia. Trong vài tuần tới, hãy xem tần suất bạn tham gia vào các hoạt động này để xem tần suất có giảm thiểu hay không?

【5. Quan sát sự thay đổi năng lượng và cảm xúc của bạn.】

Với những người khác nhau, t.rầ.m c.ả.m sẽ có những biểu hiện khác nhau. Bạn có cảm thấy thấp thỏm, bồn chồn không? Không thể tập trung tinh thần? Đặc biệt dễ cáu kỉnh? Bạn có cảm thấy đặc biệt mệt mỏi không? Không thể hoàn thành công việc hàng ngày? Không muốn vận động nhiều?

Bạn có vô cớ gây sự, kiếm chuyện không? Luôn suy nghĩ bận tâm về một việc nhỏ nhoi không cần thiết? Thông thường những biểu hiện gắt gỏng này thường thường ở các bệnh nhân nam hoặc thanh thiếu niên.

【6. Hay khóc và khẩu vị (sự thèm ăn) có sự thay đổi.】

Tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể là một triệu chứng của bệnh. Ngay không phải là tr.ầ.m c.ả.m, bạn cũng nên đến bệnh viện kiểm tra. Thường xuyên buồn bã và khóc mà không có lí do kèm theo các triệu chứng ở trên cũng có thể cho thấy bạn bị tr.ầ.m c.ả.m.

【7. So với những người xung quanh, bạn có cảm thấy dể xấu hổ và bất lực, không biết làm sao?】

Cái gọi là "người ngoài cuộc bao giờ cũng rõ hơn người trong cuộc", bạn có thể tự phán đoán cảm xúc của mình có bình thường hay không, tuy nhiên, bạn có thể chọn so sánh với người khác. Bạn có lo lắng và cảm thấy bất lực khi gặp phải một rắc rối nhỏ? Bạn có cảm thấy tội lỗi ngay cả khi không ai đổ lỗi cho bạn? Những việc nhỏ nhặt hằng ngày khiến bạn cảm thấy thất vọng và cảm thấy mình bất tài?

Nếu bạn cảm thấy mình có những biểu hiện này, tuy nhiên khi so sánh với các mô tả về các triệu chứng tr.ầ.m c.ả.m, bạn cảm thấy không quá giống nhau. Đề nghị bạn đi khám bác sĩ có phải mình chỉ mắc chứng bệnh lo lắng hay không?

【8, Cơ thể đau bất thường, không tìm được nguyên nhân.】

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu mà không tìm được nguyên do, đừng ngại đến gặp bác sĩ tâm lí. Đối với trẻ em trước dậy thì và thanh thiếu niên, nếu bạn gặp một số triệu chứng nêu trên kèm theo cơ thể bị đau một cách bất thường, có khả năng bạn bị tr.ầ.m cả.m.

【9. Nếu vẫn không chắc chắn, nên xem có các triệu chứng sau hay không?】

Tất nhiên, nếu bạn mắc phải các triệu chứng dưới đây ở mức độ nhẹ và không kèm theo các triệu chứng khác, thì có lẽ bạn không bị t.rầ.m c.ả.m và đừng quá lo lắng.

Khó ngủ, thức dậy sớm kèm theo sự cáu kỉnh, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực khác.

Hay buồn ngủ, kèm theo suy nhược tinh thần, không muốn vận động v.v.

Ngay cả làm những việc nhỏ nhặt cũng không thể tập trung, và khi đưa ra quyết định có thể khiến bạn cảm thấy bất lực, cáu kỉnh và vô vọng. Nó cũng có thể biểu hiện sự thiếu tập trung khi đưa ra một quyết định nào đó.
__________
Nguồn: 【如何判断你是否患了抑郁症? - 今日头条】

1,731 | 4/12/2021 7:51:29 PM
Bình luận
No data
NoData