Mục đích cuối cùng của cuộc sống, theo mình, là để tìm kiếm hạnh phúc, dù cho nó có ở bất kì dạng thức nào. Triết gia Aristotle cũng từng viết: “Happiness is the meaning and the purpose of life, the whole aim and end of human existence.” (Hạnh phúc là ý nghĩa và cũng là mục đích của cuộc sống, là toàn bộ lý do cho sự tồn tại của loài người). Hạnh phúc lớn lao là thế, nhưng các bạn đã bao giờ tự hỏi “điều gì làm nên một cuộc đời hạnh phúc”?
Rất nhiều người nghĩ ta sẽ đạt được hạnh phúc khi có đầy đủ về đời sống vật chất. Nhưng có thật như vậy? Nghiên cứu của Kahneman và Deaton năm 2010 đã chỉ ra rằng khi thu nhập của một người vượt quá 75000 đô một năm, tiền bạc sẽ không còn ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của họ nữa. Vậy điều gì thực sự làm ta hạnh phúc?
Thú thật, mình vẫn đang trên đường đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Có một điều mình dám chắc, rằng sẽ không có một câu trả lời tổng quát cho tất cả mọi người. Mỗi người sẽ có một định nghĩa riêng biệt về hạnh phúc.
Trong bài viết này, mình sẽ phân tích một trạng thái mà đã được cả khoa học, lẫn minh triết phương đông cho rằng sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta, đó chính là trạng thái dòng chảy, tên tiếng Anh là Flow.
Bài viết này sẽ đi qua bốn phần:
Flow được định nghĩa là trạng thái mà chúng ta hoàn toàn chú tâm vào hành động ta đang làm, không hề để tâm đến những điều khác đang diễn ra xung quanh. Trạng thái này còn được biết với cái tên khác là “vào vùng’’ (in the zone).
Trong bài Ted Talk về Flow vào năm 2008, Csikszentmihalyi có đưa ra ví dụ về một người nhạc sĩ sáng tác nhạc. Thi thoảng, khi sáng tác, anh ta dường như quên đi thời gian và không gian. Lúc đó, cảm giác như bàn tay của anh ấy hoạt động mà không cần đến anh ấy, âm nhạc cứ tuôn trào một cách tự nhiên. Việc của anh ấy chỉ là nhìn ngắm mọi thứ tự diễn ra, trong sự ngạc nhiên và phấn khích. Anh ấy còn không thể cảm thấy được sự tồn tại của chính bản thân mình.
Một ví dụ khác phổ biến hơn chính là khi ta chơi game, ta thường có cảm giác quên hết mọi thứ xung quanh và chỉ tập trung vào trận game ta đang chơi.
Trong cuốn sách với tựa đề là “Flow”, Csikszentmihalyi đã viết:
“A person can make himself happy, or miserable, regardless of what is actually happening “outside,” just by changing the contents of consciousness.” (tạm dịch: Một người có thể làm bản thân hạnh phúc hoặc đau khổ, mặc kệ những tác động đến từ bên ngoài, chỉ bằng cách thay đổi nội dung của ý thức).
Nói cách khác, hạnh phúc không đến từ những kích thích bên ngoài, mà nó đến từ trong nội tâm của ta. Trong cuộc sống, ta thường nghĩ rằng khi đạt đến một cột mốc nào đó thì ta sẽ đạt được hạnh phúc, ví dụ như trở thành triệu phú, hay mua được nhà và xe. Nhưng thực ra, những thứ đó chỉ cho ta cảm giác vui sướng ngắn ngủi. Bởi lẽ, hạnh phúc không phải là đích đến mà là một cuộc hành trình. Nó là tổng hòa của vô vàn khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống.
Và Flow là trạng thái sẽ giúp ta tối ưu hóa những khoảnh khắc này.
Nghiên cứu của van der Linden, Tops và Bakker vào năm 2021 đã chỉ ra rằng Flow mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, cụ thể là:
- Cải thiện hiệu suất
- Giảm bớt sự sao nhãng
- Động lực để hoàn thành công việc
- Giảm bớt sự khắt khe với bản thân
- Khả năng tập trung và dành nhiều thời gian cho công việc
- Giúp ta luyện tập kĩ năng chuyên môn
Ngoài ra, trạng thái Flow cũng được gắn liền với cảm giác thành tựu (sense of accomplishment), cảm giác ý nghĩa (meaningfulness) và trạng thái tích cực (positive mood states) (Csikszentmihalyi và Nakamura, 2010)
Trong Đạo Giáo, có một trạng thái cũng tương tự như Flow, đó chính là Wu Wei, hay còn được gọi là vô vi. Wu Wei được định nghĩa là trạng thái không làm gì cả (non-action). Nghe thì có vẻ bị động và biếng nhác, nhưng thực chất Wu Wei chính là một trong những trạng thái cao quý nhất của đạo giáo, và là cốt lõi của việc theo đuổi Dao hay The Way (The school of life, n.d.)(xin thứ lỗi mình không biết tiếng Việt của hai từ này là gì).
Thay vì tiếp cận cuộc sống một cách cứng nhắc và toan tính, trạng thái vô vi khuyến khích chúng ta tiếp cận dòng đời một cách nhẹ nhàng, thuận theo tự nhiên, tựa như một dòng nước.
Trong Tao Te Ching (Đạo Đức Kinh), Lão Tử cũng đã viết:
Để đạt được trạng thái vô vi, ta cần học cách buông thả, và để cho dòng chảy của cuộc sống đưa ta đến nơi cần đến.
Trong một câu chuyện được kể bởi triết gia Đạo Giáo Zhuangzi, một người bán thịt giải thích cách anh ta mổ trâu mà không mất bất kì công sức nào. Anh ta trả lời rằng sau nhiều năm tập luyện gian lao, anh ta mới nhận ra mình chỉ cần dựa vào trực giác của bản thân thay vì cố gắng gồng lên. Thực chất, khi ta đã luyện tập đến độ chín muồi, thì ta không cần phải cố gồng làm gì cả, mà bản năng của ta và dòng chảy tự nhiên của cuộc sống sẽ tự đưa ta đến nơi ta muốn đến. Đó chính là cốt lõi của Wu Wei, và cũng là của trạng thái Flow.
- Có mục tiêu đầu ra rõ ràng: Chúng ta phải biết công việc của ta hướng tới kết quả gì, thì ta mới có một hướng đi cụ thể, từ đó dễ đạt được Flow hơn. Ví dụ như khi chơi game thì ta biết mình phải vượt level, khi sáng tác nhạc thì ta biết kết quả đầu ra là một bài hát.
- Phải có phản hồi (Feedback) cho công việc ta làm: Ta cần biết mình có đang tiến lên hay không, hay vẫn đang dậm chân tại chỗ. Nếu không có bất kì cảm giác nào về tiến trình của mình, ta rất dễ cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.
- Phải có sự cân bằng giữa kĩ năng của ta và độ khó của thử thách: Nếu ta làm một việc quá dễ so với kĩ năng của ta, thì ta sẽ cảm thấy buồn chán. Ngược lại, nếu làm việc quá tầm so với khả năng của ta thì ta sẽ cảm thấy lo lắng. Kĩ năng của ta và độ khó của thử thách cần được cân bằng với nhau (xem minh họa ở bảng dưới)
Ngoài ra còn những điều kiện khác như ta phải yêu thích việc mình làm, phải ở trong không gian không có sự sao nhãng,…
Dưới đây là một số cách được đề xuất bởi MedicalNewsToday:
- Chừa một khoảng thời gian vừa đủ: Phải mất một lúc thì ta mới có thể tiến vào trạng thái dòng chảy. Vậy nên sẽ hợp lý hơn nếu ta sử dụng trạng thái Flow cho những công việc đòi hỏi thời gian dài. Thông thường, một khi đã xác định sẽ tiến vào trạng thái Flow, mình sẽ để thời gian tối thiểu là một tiếng.
- Hạn chế sự sao nhãng: Sẽ rất khó để tiến vào Flow nếu bạn luôn bị làm phiền bởi tiếng thông báo điện thoại và sự gián đoạn của người khác. Thế nên, khi muốn tiến vào Flow, hãy đảm bảo mình không bị ai làm phiền, và tắt hết tất cả những thiết bị gây sao nhãng.
- Luyện tập Mindfulness (sự tỉnh thức): Trạng thái tỉnh thức, khi mà ta tập trung vào thực tại và quên hết muộn phiền xung quanh, cũng có điểm tương đồng với trạng thái Flow. Một nghiên cứu (Chen et al., 2019) cho thấy rằng khi luyện tập sự tỉnh thức, những vận động viên bóng chày có thể cải thiện chất lượng trận đấu và trạng thái Flow.
- Điều chỉnh công việc cho phù hợp: Như đã viết ở phần trên, độ khó của công việc có ảnh hưởng đến khả năng vào Flow của ta. Vậy nên, hãy tiếp nhận thêm nhiều những công việc thử thách, tránh nhận những việc dễ dàng, lặp đi lặp lại
Triết gia John Stuart Mill có câu mà mình rất tâm đắc: “It is better to be a human being dissatisfied than a pig satisfied; better to be Socrates dissatisfied than a fool satisfied” (Tạm dịch: Thà làm một con người không thỏa mãn còn hơn là một con lợn thỏa mãn, thà làm Socrates không thỏa mãn còn hơn làm một kẻ ngốc thỏa mãn).
Trong hành trình tìm hiểu về Flow, mình cũng nhận ra mình không cần đi tìm hạnh phúc đâu xa, mà nó đến từ những khoảnh khắc mình được đắm chìm vào công việc mình yêu thích, và quên hết mọi phiền muộn xung quanh. Mình tin rằng đây là cảm giác ai cũng nên có một lần trong đời.
Be curious,
Triet
Csikszentmihalyi, M. (1990). Flow: the Psychology of Optimal Experience. New York: Harper and Row. Csikszentmihalyi, M. and Nakamura, J. (2010). Effortless Attention in Everyday Life: A Systematic Phenomenology. Effortless Attention, pp.179–190. doi:https://doi.org/10.7551/mitpress/9780262013840.003.0009.
Kahneman, D. and Deaton, A. (2010). High Income Improves Evaluation of Life but Not Emotional Well-Being. Proceedings of the National Academy of Sciences, [online] 107(38), pp.16489–16493. doi:https://doi.org/10.1073/pnas.1011492107. Lao Tzu (2021). Tao Te Ching.
Medical News Today. (2022). Flow state: Definition, examples, and how to achieve it. [online] Available at: https://www.medicalnewstoday.com/articles/flow-state.
TED (2008). Mihaly Csikszentmihalyi: Flow, the secret to happiness. YouTube. Available at: https://www.youtube.com/watch?v=fXIeFJCqsPs.
van der Linden, D., Tops, M. and Bakker, A.B. (2021). The Neuroscience of the Flow State: Involvement of the Locus Coeruleus Norepinephrine System. Frontiers in Psychology, 12. doi:https://doi.org/10.3389/fpsyg.2021.645498.
Wikipedia Contributors (2019). Flow (psychology). [online] Wikipedia. Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Flow_(psychology).
www.theschooloflife.com. (n.d.). Wu Wei – Doing Nothing 無爲 – The School Of Life. [online] Available at: https://www.theschooloflife.com/article/wu-wei-doing-nothing//?/.
Rất nhiều người nghĩ ta sẽ đạt được hạnh phúc khi có đầy đủ về đời sống vật chất. Nhưng có thật như vậy? Nghiên cứu của Kahneman và Deaton năm 2010 đã chỉ ra rằng khi thu nhập của một người vượt quá 75000 đô một năm, tiền bạc sẽ không còn ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của họ nữa. Vậy điều gì thực sự làm ta hạnh phúc?
Thú thật, mình vẫn đang trên đường đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Có một điều mình dám chắc, rằng sẽ không có một câu trả lời tổng quát cho tất cả mọi người. Mỗi người sẽ có một định nghĩa riêng biệt về hạnh phúc.
Trong bài viết này, mình sẽ phân tích một trạng thái mà đã được cả khoa học, lẫn minh triết phương đông cho rằng sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta, đó chính là trạng thái dòng chảy, tên tiếng Anh là Flow.
Bài viết này sẽ đi qua bốn phần:
- Flow là gì?
- Mối quan hệ giữa Flow và hạnh phúc
- Flow trong minh triết phương Đông
- Làm thế nào để đạt được trạng thái Flow?
1. FLOW LÀ GÌ?
Flow là một trạng thái đã xuất hiện rất lâu trong đời sống, nhưng gần đây mới bắt đầu được phổ biến bởi nhà tâm lý học nổi tiếng người Hungary – Mihaly Csikszentmihalyi.Flow được định nghĩa là trạng thái mà chúng ta hoàn toàn chú tâm vào hành động ta đang làm, không hề để tâm đến những điều khác đang diễn ra xung quanh. Trạng thái này còn được biết với cái tên khác là “vào vùng’’ (in the zone).
Trong bài Ted Talk về Flow vào năm 2008, Csikszentmihalyi có đưa ra ví dụ về một người nhạc sĩ sáng tác nhạc. Thi thoảng, khi sáng tác, anh ta dường như quên đi thời gian và không gian. Lúc đó, cảm giác như bàn tay của anh ấy hoạt động mà không cần đến anh ấy, âm nhạc cứ tuôn trào một cách tự nhiên. Việc của anh ấy chỉ là nhìn ngắm mọi thứ tự diễn ra, trong sự ngạc nhiên và phấn khích. Anh ấy còn không thể cảm thấy được sự tồn tại của chính bản thân mình.
Một ví dụ khác phổ biến hơn chính là khi ta chơi game, ta thường có cảm giác quên hết mọi thứ xung quanh và chỉ tập trung vào trận game ta đang chơi.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA FLOW VÀ HẠNH PHÚC
Trong cuốn sách với tựa đề là “Flow”, Csikszentmihalyi đã viết:
“A person can make himself happy, or miserable, regardless of what is actually happening “outside,” just by changing the contents of consciousness.” (tạm dịch: Một người có thể làm bản thân hạnh phúc hoặc đau khổ, mặc kệ những tác động đến từ bên ngoài, chỉ bằng cách thay đổi nội dung của ý thức).
Nói cách khác, hạnh phúc không đến từ những kích thích bên ngoài, mà nó đến từ trong nội tâm của ta. Trong cuộc sống, ta thường nghĩ rằng khi đạt đến một cột mốc nào đó thì ta sẽ đạt được hạnh phúc, ví dụ như trở thành triệu phú, hay mua được nhà và xe. Nhưng thực ra, những thứ đó chỉ cho ta cảm giác vui sướng ngắn ngủi. Bởi lẽ, hạnh phúc không phải là đích đến mà là một cuộc hành trình. Nó là tổng hòa của vô vàn khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống.
Và Flow là trạng thái sẽ giúp ta tối ưu hóa những khoảnh khắc này.
Nghiên cứu của van der Linden, Tops và Bakker vào năm 2021 đã chỉ ra rằng Flow mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, cụ thể là:
- Cải thiện hiệu suất
- Giảm bớt sự sao nhãng
- Động lực để hoàn thành công việc
- Giảm bớt sự khắt khe với bản thân
- Khả năng tập trung và dành nhiều thời gian cho công việc
- Giúp ta luyện tập kĩ năng chuyên môn
Ngoài ra, trạng thái Flow cũng được gắn liền với cảm giác thành tựu (sense of accomplishment), cảm giác ý nghĩa (meaningfulness) và trạng thái tích cực (positive mood states) (Csikszentmihalyi và Nakamura, 2010)
3. FLOW TRONG MINH TRIẾT PHƯƠNG ĐÔNG
Trong Đạo Giáo, có một trạng thái cũng tương tự như Flow, đó chính là Wu Wei, hay còn được gọi là vô vi. Wu Wei được định nghĩa là trạng thái không làm gì cả (non-action). Nghe thì có vẻ bị động và biếng nhác, nhưng thực chất Wu Wei chính là một trong những trạng thái cao quý nhất của đạo giáo, và là cốt lõi của việc theo đuổi Dao hay The Way (The school of life, n.d.)(xin thứ lỗi mình không biết tiếng Việt của hai từ này là gì).
Thay vì tiếp cận cuộc sống một cách cứng nhắc và toan tính, trạng thái vô vi khuyến khích chúng ta tiếp cận dòng đời một cách nhẹ nhàng, thuận theo tự nhiên, tựa như một dòng nước.
Trong Tao Te Ching (Đạo Đức Kinh), Lão Tử cũng đã viết:
“There is nothing in the world more soft and weak than water, and yet for attacking things that are firm and strong there is nothing that can take precedence of it;—for there is nothing (so effectual) for which it can be changed.” (Tạm dịch: Không có gì trên thế giới này mềm và nhẹ nhàng như dòng nước, nhưng nó lại là thứ có thể công phá được bất kì vật cứng rắn nào – Bởi không có gì có thể thay đổi linh hoạt đến thế).
Để đạt được trạng thái vô vi, ta cần học cách buông thả, và để cho dòng chảy của cuộc sống đưa ta đến nơi cần đến.
Trong một câu chuyện được kể bởi triết gia Đạo Giáo Zhuangzi, một người bán thịt giải thích cách anh ta mổ trâu mà không mất bất kì công sức nào. Anh ta trả lời rằng sau nhiều năm tập luyện gian lao, anh ta mới nhận ra mình chỉ cần dựa vào trực giác của bản thân thay vì cố gắng gồng lên. Thực chất, khi ta đã luyện tập đến độ chín muồi, thì ta không cần phải cố gồng làm gì cả, mà bản năng của ta và dòng chảy tự nhiên của cuộc sống sẽ tự đưa ta đến nơi ta muốn đến. Đó chính là cốt lõi của Wu Wei, và cũng là của trạng thái Flow.
4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TRẠNG THÁI FLOW
4.1 Đặc điểm của một công việc có thể kích thích Flow
Theo Csíkszentmihalyi, có 3 điều kiện cần để ta có thể đạt được Flow- Có mục tiêu đầu ra rõ ràng: Chúng ta phải biết công việc của ta hướng tới kết quả gì, thì ta mới có một hướng đi cụ thể, từ đó dễ đạt được Flow hơn. Ví dụ như khi chơi game thì ta biết mình phải vượt level, khi sáng tác nhạc thì ta biết kết quả đầu ra là một bài hát.
- Phải có phản hồi (Feedback) cho công việc ta làm: Ta cần biết mình có đang tiến lên hay không, hay vẫn đang dậm chân tại chỗ. Nếu không có bất kì cảm giác nào về tiến trình của mình, ta rất dễ cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc.
- Phải có sự cân bằng giữa kĩ năng của ta và độ khó của thử thách: Nếu ta làm một việc quá dễ so với kĩ năng của ta, thì ta sẽ cảm thấy buồn chán. Ngược lại, nếu làm việc quá tầm so với khả năng của ta thì ta sẽ cảm thấy lo lắng. Kĩ năng của ta và độ khó của thử thách cần được cân bằng với nhau (xem minh họa ở bảng dưới)
Ngoài ra còn những điều kiện khác như ta phải yêu thích việc mình làm, phải ở trong không gian không có sự sao nhãng,…
4.2 Những điều ta có thể làm để đạt được Flow
Dong dài thế đủ rồi, vậy túm cái quần lại là làm sao để đạt được Flow?Dưới đây là một số cách được đề xuất bởi MedicalNewsToday:
- Chừa một khoảng thời gian vừa đủ: Phải mất một lúc thì ta mới có thể tiến vào trạng thái dòng chảy. Vậy nên sẽ hợp lý hơn nếu ta sử dụng trạng thái Flow cho những công việc đòi hỏi thời gian dài. Thông thường, một khi đã xác định sẽ tiến vào trạng thái Flow, mình sẽ để thời gian tối thiểu là một tiếng.
- Hạn chế sự sao nhãng: Sẽ rất khó để tiến vào Flow nếu bạn luôn bị làm phiền bởi tiếng thông báo điện thoại và sự gián đoạn của người khác. Thế nên, khi muốn tiến vào Flow, hãy đảm bảo mình không bị ai làm phiền, và tắt hết tất cả những thiết bị gây sao nhãng.
- Luyện tập Mindfulness (sự tỉnh thức): Trạng thái tỉnh thức, khi mà ta tập trung vào thực tại và quên hết muộn phiền xung quanh, cũng có điểm tương đồng với trạng thái Flow. Một nghiên cứu (Chen et al., 2019) cho thấy rằng khi luyện tập sự tỉnh thức, những vận động viên bóng chày có thể cải thiện chất lượng trận đấu và trạng thái Flow.
- Điều chỉnh công việc cho phù hợp: Như đã viết ở phần trên, độ khó của công việc có ảnh hưởng đến khả năng vào Flow của ta. Vậy nên, hãy tiếp nhận thêm nhiều những công việc thử thách, tránh nhận những việc dễ dàng, lặp đi lặp lại
KẾT
Trước khi kết bài, có một điều mình muốn làm rõ. Ở trên mình có đưa ví dụ về chơi game cho trạng thái Flow, hẳn sẽ có một số người tự hỏi: “Thế chứng tỏ muốn hạnh phúc là ta chỉ cần tìm những ván game hay thôi đúng không?” Rất tiếc là không đơn giản như vậy. Đúng là khi chơi game não bộ sẽ tiết ra Dopamine giúp ta cảm nhận niềm vui tức thời, nhưng nó không hướng đến hạnh phúc lâu dài trong cuộc sống.Triết gia John Stuart Mill có câu mà mình rất tâm đắc: “It is better to be a human being dissatisfied than a pig satisfied; better to be Socrates dissatisfied than a fool satisfied” (Tạm dịch: Thà làm một con người không thỏa mãn còn hơn là một con lợn thỏa mãn, thà làm Socrates không thỏa mãn còn hơn làm một kẻ ngốc thỏa mãn).
Trong hành trình tìm hiểu về Flow, mình cũng nhận ra mình không cần đi tìm hạnh phúc đâu xa, mà nó đến từ những khoảnh khắc mình được đắm chìm vào công việc mình yêu thích, và quên hết mọi phiền muộn xung quanh. Mình tin rằng đây là cảm giác ai cũng nên có một lần trong đời.
Be curious,
Triet
Reference list:
Chen, J.-H., Tsai, P.-H., Lin, Y.-C., Chen, C.-K. and Chen, C.-Y. (2019). Mindfulness training enhances flow state and mental health among baseball players in Taiwan. Psychology Research and Behavior Management, Volume 12, pp.15–21. doi:https://doi.org/10.2147/prbm.s188734.Csikszentmihalyi, M. (1990). Flow: the Psychology of Optimal Experience. New York: Harper and Row. Csikszentmihalyi, M. and Nakamura, J. (2010). Effortless Attention in Everyday Life: A Systematic Phenomenology. Effortless Attention, pp.179–190. doi:https://doi.org/10.7551/mitpress/9780262013840.003.0009.
Kahneman, D. and Deaton, A. (2010). High Income Improves Evaluation of Life but Not Emotional Well-Being. Proceedings of the National Academy of Sciences, [online] 107(38), pp.16489–16493. doi:https://doi.org/10.1073/pnas.1011492107. Lao Tzu (2021). Tao Te Ching.
Medical News Today. (2022). Flow state: Definition, examples, and how to achieve it. [online] Available at: https://www.medicalnewstoday.com/articles/flow-state.
TED (2008). Mihaly Csikszentmihalyi: Flow, the secret to happiness. YouTube. Available at: https://www.youtube.com/watch?v=fXIeFJCqsPs.
van der Linden, D., Tops, M. and Bakker, A.B. (2021). The Neuroscience of the Flow State: Involvement of the Locus Coeruleus Norepinephrine System. Frontiers in Psychology, 12. doi:https://doi.org/10.3389/fpsyg.2021.645498.
Wikipedia Contributors (2019). Flow (psychology). [online] Wikipedia. Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Flow_(psychology).
www.theschooloflife.com. (n.d.). Wu Wei – Doing Nothing 無爲 – The School Of Life. [online] Available at: https://www.theschooloflife.com/article/wu-wei-doing-nothing//?/.
bryann105
Nguồn: https://shinecgialai.com.vn/
446
|
9/13/2024 10:33:28 PM