Chắc hẳn, dạo gần đây, "How to Make Millions Before Grandma Dies" hay "หลานม่า" (Lahn Mah) đã trở thành cơn sốt điện ảnh Đông Nam Á. Tác phẩm đã khiến biết bao khán giả phải khóc cạn nước mắt bởi một câu chuyện sâu lắng về tình cảm của hai bà cháu dành cho nhau. Sau khi hưởng thức phim vào tối qua, mình đã rất bất ngờ bởi phim đã gần như trở thành một tác phẩm slice-of-life hoàn hảo của Thái Lan trong năm 2024.
Không những thế, nhìn qua đạo diễn, biên kịch, người phân phối ta lại càng bất ngờ hơn bởi họ đã quá quen mặt trong các phim thái trong những năm gần đây. Đạo diễn Pat Boonnitipat đã từng là đạo diễn của Bad Genius - TV Mini Series (2020) hay Project S The Series (2017). Còn đồng biên kịch Thodsapon Thiptinnakorn cũng đã chấp bút Love Destiny (2022) hay Homestay (2018),...
Sự thành công của bộ phim này đã có thể dự đoán trước bởi sự tính toán vô cùng kĩ càng đến từ đội ngũ nhà làm phim với kinh nghiệm dày dặn chẳng đùa được.
Đặt mình vào trong tâm lý của khán giả Việt Nam không quan tâm nhiều đến phim ảnh đang tìm kiếm phim để ra rạp, mình đã có một rào cản vô hình với những bộ phim có poster, trailer, phần tóm tắt nội dung kém thu hút trước ngày khởi chiếu. Câu chuyện kể về M là một chàng trai thất nghiệp và đang tìm mọi cách để làm giàu. Bỗng một ngày, M nhận ra 1 cách làm giàu từ cô em Mui, đó chính là chăm sóc người ông và nhận được khối tài sản thừa kế kết xù. Nhớ đến người bà đang mắc ung thư giai đoạn cuối của mình, M quyết định rời khỏi cuộc sống streaming game mỗi ngày này để đến chăm sóc người bà. Càng dành thời gian cho bà, M đã nhận ra những điều quý giá hơn của cải, tài sản mà bà để lại. Nếu đọc qua phần tóm tắt này, chúng ta sẽ nhận ra có lẽ tác phẩm này đã bước đầu thua thiệt trong việc cạnh tranh với các bộ phim khác ở Việt Nam. Nhưng làm sao bộ phận Marketing Việt Nam lại có thể xoay chuyển được tình thế khi bộ phim sắp khởi chiếu??
Vâng đó chính là Lồng Tiếng - Giải pháp quảng bá bộ phim được đưa ra vô cùng sáng suốt với một bộ phim về tình cảm gia đình. Điều này đã giúp khán giả chú ý hơn đến một bộ phim nước ngoài đang sắp cận kề ra rạp. Điểm mạnh thứ hai chính là khung giờ xem kín lịch trong tuần tại CGV, đã thúc đẩy vé bán ra nhanh hơn, nhiều hơn trong tuần. Thị trường Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường chủ yếu mà nhà sản xuất muốn nhắm đến.
Không những vậy, nhờ vào những feedback của khán giả Philippines, Indonesia, Singapore, cùng những khán giả Việt ra rạp xem phim tại Thái, bộ phim đã thành công trong việc quảng bá đến công chúng kịp khi phim vừa khởi chiếu sớm. Một phần nữa chính là nhờ nam diễn viên Billkin - một nghệ sĩ, diễn viên đã từng tạo ra làn sóng âm nhạc nội địa và các quốc gia lân cận như Việt Nam. Chắc hẳn, ít nhiều các bạn khán giả trẻ như tôi cũng sẽ nhận ra anh vì anh đã góp phần vào rất nhiều thành công trong ngành công nghiệp âm nhạc tại Thái.
Điểm mấu chốt đã làm tôi ấn tượng chính là số điểm mà khán giả lẫn nhà phê bình đã trao cho bộ phim. 8.5/10 trên IMDB đã trở thành con số biết nói với điện ảnh Đông Nam Á dạo gần đây. Sự tò mò khi đọc những review vô cùng có tâm về nhân vật, nội dung, âm thanh đã thôi thúc tôi chọn khung giờ rạp vắng nhất để chiêm nghiệm. Và quả thực, một đêm thức khuya đã làm tôi dạt dào nước mắt.
Lúc biến cố đầu phim diễn ra, khoảnh khắc bà té ngã và cả nhà phát hiện ra bà bị ung thư diễn ra vô cùng nhanh. Hồi 1 nối tiếp bằng việc giới thiệu gia đình M vô cùng khó khăn, mẹ của M giờ đây đã gần hết tuổi lao động mà vẫn phải làm ở siêu thị mỗi ngày để nuôi sống cả thằng con thất nghiệp chỉ "ăn bám" mẹ ở nhà. Sau khi nghe mẹ kể về chuyện bà đang bị ung thư giai đoạn bốn cộng thêm nhận thấy Mui - người em họ nội thân thiết mà M quen nhận được khoảng thừa kế kếch xù mà ông nội cô (không phải ông nội ruột trong nhà Mui) để lại. Khi trò chuyện với Mui, Mui đã lý giải vì sao cô được sự tin tưởng của ông nội chỉ bằng một câu hỏi: "Điều gì mà tất cả người già đều muốn, Nhưng không đứa con cháu nào có thể đem lại cho họ không?" - "Đó là thời gian". Dẫu không hiểu rõ thật sự Mui có hàm ý gì, M chỉ cười cho qua và quyết đến ở với bà để thừa hưởng khoảng tiền ấy hệt như Mui. Hồi 2 bắt đầu với sự ngây thơ của M.
Có lẽ xuyên suốt từ cuối hồi 1 đến gần cuối hồi 2, khán giả đã khá chán nản với bộ phim vì xuyên suốt khoảng thời gian này, bộ phim đã diễn ra với nhịp phim chậm đều. Thế nhưng đây lại là khoảng thời gian vàng để nhà làm phim dẫn lối ta đến bước ngoặt. Từng bước M được nhớ lời những khoảng thời gian thơ bé khi cậu đã từng ở với ông bà lúc nhỏ, được nghe bà kể nhiều câu chuyện: Tại sao bà lại thờ phật quan âm và dừng ăn món thịt bò mà bà yêu thích? Tại sao bà lại đến ngân hàng định kỳ để nộp tiền mà không nhờ vả con cháu?,... Cứ thế những câu hỏi được đan cài cùng những câu chuyện, những lời bà kể về những chuyện thời xưa. Đặc biệt, phải khen đến phần tương tác của các nhân vật với nhau, không quá gượng gạo nhưng lại sâu sắc và dào dạt cảm xúc. 2 phần này mình vô cùng ấn tượng và sẽ nói rõ hơn ở những phần kế.
Tại sao đạo diễn và biên kịch lại để cho câu chuyện của hai bà cháu trôi dài như thế? Việc giữ cho một bối cảnh, một nhóm nhân vật góp mình vào một thời lượng đủ dài nhằm để khẳng định rõ nét hơn dụng ý của tác giả. Quả thật, 65' đầu bộ phim chỉ để biến chuyển tình cảm của bà và cháu. Dần dà, M đã tìm được sự gắn kết với bà dẫu lúc nào bà và cháu cũng chí choé như hai người bạn. Đạo diễn và biên kịch rất biết cài cắm, mọi thứ diễn ra góp nhặt chỉ chút ít nhưng đủ để làm câu chuyện thay đổi. Từ đó, vấn đề trọng nam khinh nữ, vấn đề thừa kế,... được nêu lên âm ỉ dần bộc phát.
Gần cuối hồi 2 chuyển sang hồi 3 chính là lúc phù hợp để lấy đi nước mắt khán giả. Cả M và bà đều gặp trở ngại về sự tin tưởng lẫn nhau. Bà đã trở nên lo sợ khi ngờ vực đứa cháu thân yêu của mình có lẽ đến ở với mình vì mục đích khác. M đã dần thất vọng khi nhìn thấy bà luôn tin yêu con của mình hơn, đặc biệt là con cả. Sự đố kị của M dần dâng trào từ đó. Đến khi phát hiện ra bà không đủ sức chống trọi với căn bệnh, một lần xạ trị đã là quá đủ với bà. Việc thừa kế tài sản đến giờ đã châm ngòi cho sự đố kị, thất vọng trong M bộc phát. Kể từ đó, quan hệ bà cháu trở nên nhạt dần, mãi cho đến khi bà gần mất đi, M đã hối hận và đưa bà về nhà mình ở cùng. Cuối cùng, bà đã mất đi trong vòng tay của M lúc ru bà ngủ. Hồi 3 đã kết thúc và mở ra tương lai sáng lạng hơn cho M, giờ đây M mới nhận ra giá trị bản thân mình đáng quý đến nhường nào và bà sẽ luôn là kỉ niệm khó phai trong kí ức của M trở về sau.
Sau khi kết thúc bộ phim, những câu chuyện của hai bà cháu đã âm ỉ trong tim khán giả. Quả thật, biên kịch và đạo diễn đã hy sinh tính giải trí của bộ phim để đi đến một ý nghĩa nhân văn hơn về tình cảm gia đình, về con người trong cuộc sống. Đó là lý do, ta không thể dừng lại ở việc review đơn thuần về nội dung chính tác phẩm - Một câu chuyện được khơi gợi bởi sự đồng cảm và thấu hiểu.
Màn kết hợp đầy ăn ý và tình cảm của nam nghệ sĩ Billkin và diễn viên gạo cội Usha Seamkhum đã làm khán giả trải qua nhiều cảm xúc hỗn độn khác nhau. Có lúc họ lại chí chóe, quăng miếng làm khán giả cười không nhặt được mồm, có lúc họ lại nhẹ nhàng, sâu lắng làm khán giả phải xao xuyến và cũng có lúc hai bà cháu bất đồng khiến cho khán giả phải đau đớn. Quả thật, tương tác của Billkin và ngoại diễn ra quá thật. Đó chỉ là những cử chỉ bình thường nhưng đầy tinh tế.
Sự nghiêm khắc và khó đoán của ngoại chỉ là vẻ bề ngoài.
Khi vừa bắt đầu phim, tôi đã lo rằng tương tác của bà và Billkin sẽ khó lòng nào xoay chuyển bởi một người bà nghiêm khắc, khó chìu cùng với người cháu bướng bỉnh, lười biếng. Thế nhưng, càng đi vào phim, tôi lại càng có lý do để tin tưởng vào bà cháu. Thuở đầu vì sợ phiền con cháu, bà nép mình vào sự hà khắc, những lời nói khó nghe có thể làm tụi nhỏ phật lòng. Thế nhưng sau khi biết bệnh tình, sự lo sợ của bà, sự cô đơn của bà lại càng hiện rõ. Cái cảm giác gần đất xa trời, mỗi đêm đều phải niệm phật, mỗi đêm trôi qua đều thấy cha mẹ của bà dắt bà đi. Dẫu sự cứng rắn vẫn còn, nhưng cái sự run rẩy, ngập ngừng của bà khi trò chuyện với cháu càng làm khán giả lo sợ. Thế nhưng, đến lúc bà lâm bệnh, tốt bà dần thưa thớt, sức khỏe bà yếu dần đến cả đi xuống vài bậc cầu thang còn chẳng vững, bà đã nhận ra thời gian chẳng còn mấy. Sự công nhận người cháu càng hiện rõ, không còn là những điều đơn thuần rằng: "Ở với mày cũng vui", "Vui lắm"; Hay chia sẻ nhiều hơn về lúc bà cô đơn "Mỗi khi Tết ta qua, đồ ăn chất đầy tủ mà cũng chỉ mỗi tao ngồi ăn". Đặc biệt, tôi lại ấn tượng với lúc bà đang hoài nghi người cháu của mình. Nó rất tự nhiên bằng việc hỏi: "Mày có chờ sung rụng không?" trong lúc đang thử giày với đứa cháu trai. Hay lúc bà biết thật sự đứa cháu trai của mình đến ở với mình để làm gì. Bà cũng đem chiếc áo sơ mi mình mua cho cháu thử rồi mới khơi gợi: "Đến khi tao hóa trị hết lần 3, mày không cần đến ở với bà nữa". Quả thật, bà biết và hiểu rất rõ những gì con cháu đã nghĩ nhưng bà luôn tạo ra cơ hội cho họ. Bởi bà biết, bản chất của con cháu của bà vẫn là người tốt, nhưng có lẽ cuộc sống có quá nhiều điều để làm hơn nên sự tham lam chỉ là nhất thời. Sự bao dung ẩn khuất sau lớp vỏ sần mà bà thường mang đã tạo nên sự tương phản đáng nhớ và quen thuộc. Đó là lý do ta càng quý bà bởi sự chân thành không cần quá nhiều nhưng luôn dâng trào trong tim.
Quả thực, trước khi xem phim mình vẫn không biết Billkin là ai nhưng khi xem xong mình đã vô cùng ấn tượng với nam nghệ sĩ này. Điểm đầu tiên chính là điểm sáng về ngoại hình, dáng người cao, khuôn mặt toát lên vẻ ngây thơ với chiếc mũi cao cùng nụ cười lúm đồng tiền tràn ngập màn hình. Sự bướng bỉnh đã toát ra vô cùng tự nhiên khi dạo đầu nhìn vào ngoại hình của nam nghệ sĩ rồi! Không những vậy, đôi mắt sáng đã làm mình ấn tượng ở những cảnh phim quay về tương tác nhân vật. Đạo diễn đã tận dụng thành công lợi thế này của Billkin. Những lần Billkin nhìn bà vô cùng khác. Dạo đầu đó là đôi mắt vô hồn, chỉ nhìn thấy gia tài của ngoại trước mắt nhưng đến lúc trò chuyện với bà, hiểu được bà, đôi mắt ấy lại toát lên sự đồng cảm, muốn được bảo vệ bà. Dẫu nhìn mặt cũng khá là "red flag", ngông nghênh nhưng lại rất hợp với những cảnh M phải hờn dỗi bà, bênh bà mỗi khi bà khó xử với con cháu. Thế nhưng, ở dạo cuối khi tình bà cháu "tạm thời" rạn nứt, ta mới hiểu Billkin đã diễn đạt thế nào. Không cần đao to búa lớn, chỉ cần sự chủ động khi giúp bà đi không còn nữa, khán giả cũng hiểu cậu đang nghĩ gì. Hay đến lúc bà rời đi, cảnh phim kéo dài hơn một phút tập trung vào khuôn mặt của Billkin đã làm mình khóc nấc. Cái cảm giác bất lực, không thể làm gì được của cậu, dẫu mình chưa thật sự bao giờ trải qua nhưng cũng thấy uất ức. Có lẽ đó là thời điểm phù hợp để cậu thay đổi bản thân mình. Sự quyết định cuối cùng của cậu chắc hẳn đã khẳng định tình bà cháu vô cùng thấm thiết: Rút hết tiền mà bà đã tiết kiệm cho cậu và mua một "căn nhà mới" chỉ riêng cho bà.
Sự tương tác của hai bà cháu, xuyên suốt bộ phim đã có sự chuyển hóa không nhỏ. Đó là bà với cảm xúc lạnh nhạt bởi bà đã quen với việc con cháu sẽ nghĩ gì về mình, giờ đây khi thời gian của bản thân đã gần hết cũng là lúc bà được thoát mình khỏi rào cản bản thân và dành những tình cảm chân thật nhất cho con cháu mình. Đó là sự quay về với bản chất của M, sự tốt bụng và chân thành. Nhờ bà, M đã được sống về quá khứ và càng trân trọng những giây phút cuối được ở bên bà. Quả thật, biên kịch rất xuất sắc khi đan cài tình huống nhân vật. Đó không chỉ là thách thức với diễn viên, mà còn là thách thức với đội ngũ hậu kì. Sự lay chuyển của cảm xúc đã làm cho thước phim diễn ra rất mượt mà không cần tính kịch cấu thành.
Mui không có quá nhiều thoại trong câu chuyện nhưng lại góp phần quan trọng trong việc lay chuyển suy nghĩ của M về tầm quan trọng của tình cảm hai bà cháu. Mình đã rất ấn tượng, thậm chí lưu lại những câu thoại mà Mui đã thốt ra:
Lúc M đến hỏi làm sao để nhận được tiền thừa kế từ bà:
"Điều gì mà tất cả người già đều muốn, Nhưng không đứa con cháu nào có thể đem lại cho họ không?" - "Đó là thời gian"
"Lần gần nhất anh ở gần bà, anh nghe mùi gì?" - "Với em, em chẳng ngửi thấy mùi gì cả. Ngay cả nước tiểu của ông nội, em ngửi quài riết quen luôn"
Lúc M và Mui trò chuyện sau khi đi khám cho bà:
"Anh biết tại sao anh lại không đứng số 1 trong lòng ngoại không?" - "Mình là cháu mà khi vừa sinh ra thì họ (mẹ, cậu, mợ,... với bà) đã dành tình cảm cho nhau rồi"
Lúc M thắc mắc liệu Mui có mơ thấy nội không:
"Anh biết tại sao nội mất không?" - "Nội mất vì nội bị nghẹn thức ăn. Nhưng lúc đó em chẳng làm gì cả." - "Nội luôn nói rằng cho nội đi được rồi." - "Có lẽ vì thế, em chưa bao giờ mơ thấy nội cả, chắc nội ra đi thanh thản rồi".
Mui vô thức trở thành người dẫn đường, góp phần dẫn lối M về đúng quỹ đạo của mình. Có lẽ, Mui khá thất vọng khi M xem việc chăm bà là "Việc Nhẹ Lương Cao", bởi Mui đã thật sự cảm thương với ông nội. Dẫu ông không thừa kế tài khoản kết xù, Mui vẫn hiểu vì con cháu của ông quá tham lam, đến cả mỗi tuần đi thăm ông chỉ mỗi 15 phút. Đôi mắt sắc cùng nét diễn tương đối "lạnh" của Mui vô thức tạo cảm giác Mui đã hoàn toàn thấu hiểu những gì người già thường nghĩ. Dẫu tương tác giữa hai người đôi lúc có chêm những câu gây cười nhưng khi Mui thốt lên, cả rạp đều im lặng. Sự dẫn lối rất tự nhiên và thuyết phục.
3 anh em này luôn sáng lên bởi một nét riêng thường thấy trong việc cấu thành tính cách nhân vật. Đó là anh cả tham lam, lạnh nhạt Kiang, đó là chị gái duy nhất trong nhà, luôn lắng lo cho gia đình và toát ra vẻ buồn khổ - Sew và người em đúng danh "Báo Thủ", luôn bám rể vào ngoại.
Thoạt đầu, họ giống nhau vì chưa thấy tầm quan trọng của thời gian ở bên bà, ba anh em có thái độ khá hờ hững với bà. Kiang xem việc ở bên bà là tốn thời gian, bởi chỉ vài giờ nhìn vào sự lên xuống của chứng khoán, ông đã có thể kiến bộn tiền. Soei dẫu có lòng, luôn cưng nựng mẹ nhưng chỉ cần thấy tiền trong két, Soei luôn là người lấy trước. Sew thì bộn bề với gia đình thế nên mỗi tuần chỉ đến dọn nhà giùm bà. Dần dà họ cũng thay đổi và nhìn ra những điểm tốt khi ở bên bà thế nhưng cũng quá muộn. Do thời lượng không đảm bảo nên sự thay đổi của họ không quá nhiều nhưng đã làm thước đo cho các vấn đề khác mà mình sẽ liệt kê sau.
Việc đi bán cháo vào mỗi sáng sớm luôn là trở ngại của M vì M cũng như bao bạn trẻ khác, chắc hẳn giữa trưa mới lờ mờ tỉnh giấc. Trước đây đến một bữa ăn tại nhà, M còn làm không xong mà giờ đây cậu lại phải giúp bà nấu cháo, gói hàng và đem đi bán trong chợ. Và mỗi khi đến hạn, bà M luôn đến ngân hàng để nộp thêm tiền. Dẫu phải kéo xe cháo lội đi rất xa đến cả M phải than lên vì mệt, thế mà bà vẫn làm như một thói quen sinh hoạt. Dần dần, M đã thích nghi cuộc sống của bà. Cậu biết đến cả cuối tuần nào bà cũng mặc một bộ đồ thiệt đẹp, tóc tai gọn gàng để ngóng trông con cháu quay về, dẫu ít khi nào chúng về trừ dịp lễ. Mỗi khi chúng quay về, ắt hẳn sẽ có chuyện, bà biết nhưng bà vẫn không bao giờ nói ra. Bà chỉ ngồi đấy và mong rằng lần về thăm của chúng sẽ không bao giờ trở thành nỗi lo của bà nữa. Sự cách biệt của họ giờ đã trở nên gần gũi hơn. Có khi ở với bà, M đã dần quên đi cái thói nghiện game và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn.
Đối với bà và đàn con thì nói đâu xa. Chỉ riêng sự cách biệt thế hệ chỉ hai ba chục năm cũng đủ khác. Nếu đối với bà, cuối tuần nào cũng là thời gian để con cháu về thăm mình thì đối với con, cuộc sống bộn bề đôi khi chúng lại 1 tháng mới về thăm mình một lần.
Việc thừa kế không nằm ở việc mà M đã hằng theo đuổi: Phải xếp hạng nhất trong lòng bà thì mới được thừa kế. Rõ ràng, M cứ đinh ninh nếu bản thân không được thừa kế thì cậu Kiang sẽ được thừa hưởng trước rồi mới tới Soei và Sew. Thế nhưng, mọi người khá bất ngờ khi sổ đỏ lại được giao cho Soei. Lùi lại một xíu, Soei có lẽ là đứa con mà bà lo nhất. Bà từng mong cuối tuần Soei đừng về vì nếu về chắc chắn nó có chuyện. Với một đứa con đã gần trung niên nhưng vẫn chưa có điểm tựa về tình yêu và kinh tế, lại thêm nợ nần chồng chất mà chả biết giờ con số đó là bao nhiêu, chỉ biết loanh quanh 1.000.000 BAHT. Chính vì thế, sổ đỏ nên giành cho Soei hơn là Kiang và Sew.
Còn với Kiang, tại sao lại không có một của cải gì, à không của cải mà bà để lại cho cậu cả chính là nằm ở mối hôn nhân của cậu. Theo lời Soei kể, Kiang đã từng chạm phải một mối tình không có tương lai và nhờ vào sự chỉ dẫn anh đã bước chân vào giới thượng lưu, có cuộc sống nhiều người mơ ước. Một lý do mà bà biết không cần thừa kế, Kiang vẫn hạnh phúc chính là lúc cầu mong với Phật. Kiang chỉ mong mỏi gia đình hạnh phúc trước tiên và gần như là duy nhất. Bà đã quá hiểu những gì cậu nghĩ nên dù cậu có thề rằng không bao giờ gặp bà, bà cũng chấp nhận.
Còn với mẹ Sew, có lẽ Sew cũng giống như M, rất tốt và không có gì để chê cả. Dẫu cuộc sống có khó khăn nhưng đối với Kiang hay Soei, có lẽ nhà Sew không phải là mối lo thường trực của bà. Sew từ khi còn trẻ đã tự lập và bước trên đôi chân của mình nhưng luôn lắng lo cho bà. Chính vì thế khi phân chia thừa kế cho Sew hay M, bà đã rất đắng đo vì chung quy ngoài cái mảnh đất ở khu phố cổ, bà không có thêm một thứ gì cả. Chính vì thế, lúc M hỏi bà thật sự ai quan trọng trong lòng bà và oán trách bà, bà đã rất đau lòng mà khóc dẫu đang rất mệt. Đến cuối cùng ta mới hiểu, thật sự bà không xếp ai hạng nhất cả, bà biết ai cần để có một cuộc sống ổn thỏa sau này. Còn với mẹ Sew, khi cô đơn bà vẫn luôn muốn thuộc về và ở cùng gia đình cô nhất bởi bà cảm thấy an lòng. Dẫu Sew không thừa hưởng vật chất của bà nhưng cô đã thừa hưởng được tình yêu thương giản đơn và độc nhất.
Còn với M thì thế nào? M đã trở thành gia sản lớn nhất của bà, đúng những gì mà tựa Việt của phim đã thể hiện. Dẫu cách biệt thế hệ nhưng M đã chiếm trọn lòng tin yêu của bà bởi sự tốt bụng, chân thành và giỏi giang. Những lời chê mà bà dành cho M luôn là sự góp ý nhỏ nhoi như muốn cố gắng để làm cậu quay về với bản chất của mình. Những sự công nhận của bà dành cho M luôn là độc nhất, bởi ở bên M, bà lại có cảm giác đặc biệt với người cháu này. Đó là lý do gia sản bà để lại chính là bài học về trưởng thành và quỹ tiết kiệm 40.000 BAHT mà bà đã tích góp mỗi khi đi ra ngân hàng nạp tiền.
Sự sáng suốt trong việc giải quyết vấn đề chính của hầu hết các câu chuyện về gia đình của tác phẩm này đã làm mình bật khóc. Bởi ngay cả lúc trong rạp, người xem cũng đã hiểu ai và ai được lợi gì sau cuộc chia tài sản này. Chỉ đến lúc đó, sự khao khát của họ mới dần thể hiện rõ.
Đó là cả từ lúc bà còn nhỏ và cũng trải qua sự phân chia tài sản như vậy. Khi đến nhà người anh cả của mình, bà đã mong muốn được thừa hưởng 1.000.000 BAHT từ khối tài sản kết xù mà cha mẹ bà đã dành tặng cho anh trai. Dẫu chưa bao giờ xin anh tiền, chưa bao giờ can thiệp vào vấn đề thừa kế nhưng bà hiểu bà có thể xin anh một lần cuối cho ngôi mộ của mình. Sự bất công chính là nằm ở việc đến cả xử lí vấn đề vệ sinh khi về già của họ, bà vẫn chưa bao giờ thừa hưởng sự ưu tiên so với người anh của mình. Cả đời đã chịu bất công, cả trong việc hôn nhân. Đến cả gã cho người chồng cũng do ba mẹ của bà chọn, bà cũng không được giữ cả họ của mình. Sự bất công giữa nam và nữ đã trở thành điều hiển nhiên trong nhiều thế hệ. Bắt nguồn từ khi con người phân chia lao động, nam giới có sức khỏe vượt trội hơn nên được thừa hưởng sự ưu tiên nhiều hơn (dẫu mẫu hệ đôi khi cũng nắm quyền). Cho đến khi sự can thiệp của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng về tầm quan trọng của nam giới. Thế nên, việc bà không thể phản kháng chính là điều dễ hiểu. Việc Trọng Nam Khinh Nữ được lồng vào câu chuyện cũng không có chủ đích nhiều. Cốt chỉ để lấy lòng khán giả và lay chuyển tâm lý nhân vật. Thế nên mình chỉ nói qua như một chi tiết thường thấy.
Cấu trúc đầu cuối tương xứng được gợi nhắc rất nhiều.
Phải nói dụng ý được sử dụng đầy ắp trong phim nhưng điều dễ nhận ra nhất chính là cấu trúc đầu cuối tương xứng. Khi để ý bạn sẽ nhận ra, phim có rất nhiều chi tiết gợi nhắc những điều quan trọng. Điển hình chính là mở đầu và kết thúc của bộ phim đều được khởi nguồn ở việc viếng mộ. Nếu lúc đầu là mộ tổ tiên với cách rải hoa hời hợt của M đã làm bà vô tình trượt ngã thì ở kết phim ở ngôi mộ cao cấp mà M đã mua cho bà thì M vẫn tung hoa một cách hời hợt và cười nhẹ ngước nhìn lên trời. Ở chi tiết này, sự trưởng thành của M đã được thể hiện vô cùng rõ. Không những vậy, chi tiết cuối phim nhằm gợi nhắc cuộc trò chuyện của hai bà cháu giữa phim. Bà nói: "Sau này mày rải hoa hời hợt, tao sẽ về bóp cổ mày". Có lẽ ở phần kết, M muốn rải hoa hời hợt như một cách M vẫn sẽ nhớ về bà.
Một cảnh dài đầu phim khi M đi đến nhà bà.
Có một cảnh mà các bạn vô tình bỏ qua chính là M đi đến nhà bà và chụp ảnh ở những con đường đi qua. Thoạt đầu, ta sẽ nghĩ cậu đang nhớ về những khoảng thời gian bên bà nhưng chỉ một phút sau ta phải thay đổi suy nghĩ. Những bức hình mà cậu đang chụp, cốt chỉ để bán nhà. Cái mục đích ban đầu đã làm ta hiểu, cậu đang bị thao túng bởi đồng tiền như thế nào. Nhưng sau này khỉ ở bên bà cái nhu cầu ban đầu cầu cũng đã dần quên đi. Đến cuối phim ta cũng hiểu ngôi nhà đó sẽ thuộc về ai nhưng M đã gạt đi chính cái mục đích mà mình hằng mong muốn đó. Sự trưởng thành của M còn được chứng minh từ đó.
Khi nghiền ngẫm bộ phim, tôi lại ấn tượng với phần lồng tiếng Việt, nó rất khớp các bạn ạ. Tôi tưởng như họ đang nói chuyện bằng tiếng Việt. Bối cảnh phim cũng chả khác gì bối cảnh thị xã nhỏ ở Việt Nam. Đắm chìm vào phim khi không cần đọc sub quả là một trải nghiệm tuyệt vời mà tôi đã từng thử qua. Phần subtitles của phim cũng khá cô động và vô cùng gọn. Dẫu tôi có so sánh phần dịch thuật bằng tiếng anh và tiếng việt trong subtitles xuyên suốt bộ phim, tôi vẫn thấy chúng đều có sự tương xứng và phù hợp trong nội dung kịch bản. Vấn đề này khó phán đoán là đúng hay sai vì cơ bản bộ phim sử dụng tiếng Thái, còn tôi một chữ tiếng Thái bẻ đôi còn không biết nên tôi chỉ nhận xét bằng sự hiểu biết ngôn ngữ hạn hẹp của mình.
Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết mà mình xem do bị lấn át bởi cảm xúc mà không còn muốn đào sâu nữa bởi có lẽ bạn đã tự rút ra nhận xét của chính mình. Có thể bạn ấn tượng với thông điệp phim, với quả đào, với nhân vật,... Nếu có thêm thông tin gì hãy comment cho mình biết nhé.
Một số thông tin từ nhà sản xuất, phân phối bộ phim
Khi tìm hiểu sơ qua một số thông tin của bộ phim. Dẫu không xem phim Thái, cũng chả biết một chữ tiếng Thái, mình đã ấn tượng với danh tiếng của nhà sản xuất bộ phim - Jor Kwang Films và nhà phân phối phim - GDH (Gross Domestic Happiness). Không thể phủ nhận sự "mát tay" của bộ đôi sản xuất - phân phối này khi đã cho ra đời nhiều bộ phim nổi tiếng cùng các nhà làm phim khác như: One Day (2016), A Gift (2016), Bad Genius (2017), The Promise (2017), Homestay (2018), The Medium (2021), Love Destiny (2022), Home For Rent (2023),...Không những thế, nhìn qua đạo diễn, biên kịch, người phân phối ta lại càng bất ngờ hơn bởi họ đã quá quen mặt trong các phim thái trong những năm gần đây. Đạo diễn Pat Boonnitipat đã từng là đạo diễn của Bad Genius - TV Mini Series (2020) hay Project S The Series (2017). Còn đồng biên kịch Thodsapon Thiptinnakorn cũng đã chấp bút Love Destiny (2022) hay Homestay (2018),...
Sự thành công của bộ phim này đã có thể dự đoán trước bởi sự tính toán vô cùng kĩ càng đến từ đội ngũ nhà làm phim với kinh nghiệm dày dặn chẳng đùa được.
Cảm nghĩ của mình trước khi bước chân vào rạp
Ngay từ khi ngắm nhìn tấm poster và xem qua trailer của bộ phim này, mình đã gạt đi sự "phòng bị" hay sự "ngờ vực" về bộ phim. Có lẽ, mình đã chẳng mấy ấn tượng với thể loại phim slice-of-life đã nhẵn mặt trên thị trường. Có lẽ, mình vẫn sẽ bước ra rạp với một cảm xúc gần như "trống trơn". Đây chính là một trong những điểm kém thu hút đầu tiên về phần marketing ban đầu mà mình nhìn thấy được từ bộ phim này.Đặt mình vào trong tâm lý của khán giả Việt Nam không quan tâm nhiều đến phim ảnh đang tìm kiếm phim để ra rạp, mình đã có một rào cản vô hình với những bộ phim có poster, trailer, phần tóm tắt nội dung kém thu hút trước ngày khởi chiếu. Câu chuyện kể về M là một chàng trai thất nghiệp và đang tìm mọi cách để làm giàu. Bỗng một ngày, M nhận ra 1 cách làm giàu từ cô em Mui, đó chính là chăm sóc người ông và nhận được khối tài sản thừa kế kết xù. Nhớ đến người bà đang mắc ung thư giai đoạn cuối của mình, M quyết định rời khỏi cuộc sống streaming game mỗi ngày này để đến chăm sóc người bà. Càng dành thời gian cho bà, M đã nhận ra những điều quý giá hơn của cải, tài sản mà bà để lại. Nếu đọc qua phần tóm tắt này, chúng ta sẽ nhận ra có lẽ tác phẩm này đã bước đầu thua thiệt trong việc cạnh tranh với các bộ phim khác ở Việt Nam. Nhưng làm sao bộ phận Marketing Việt Nam lại có thể xoay chuyển được tình thế khi bộ phim sắp khởi chiếu??
Vâng đó chính là Lồng Tiếng - Giải pháp quảng bá bộ phim được đưa ra vô cùng sáng suốt với một bộ phim về tình cảm gia đình. Điều này đã giúp khán giả chú ý hơn đến một bộ phim nước ngoài đang sắp cận kề ra rạp. Điểm mạnh thứ hai chính là khung giờ xem kín lịch trong tuần tại CGV, đã thúc đẩy vé bán ra nhanh hơn, nhiều hơn trong tuần. Thị trường Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường chủ yếu mà nhà sản xuất muốn nhắm đến.
Không những vậy, nhờ vào những feedback của khán giả Philippines, Indonesia, Singapore, cùng những khán giả Việt ra rạp xem phim tại Thái, bộ phim đã thành công trong việc quảng bá đến công chúng kịp khi phim vừa khởi chiếu sớm. Một phần nữa chính là nhờ nam diễn viên Billkin - một nghệ sĩ, diễn viên đã từng tạo ra làn sóng âm nhạc nội địa và các quốc gia lân cận như Việt Nam. Chắc hẳn, ít nhiều các bạn khán giả trẻ như tôi cũng sẽ nhận ra anh vì anh đã góp phần vào rất nhiều thành công trong ngành công nghiệp âm nhạc tại Thái.
Điểm mấu chốt đã làm tôi ấn tượng chính là số điểm mà khán giả lẫn nhà phê bình đã trao cho bộ phim. 8.5/10 trên IMDB đã trở thành con số biết nói với điện ảnh Đông Nam Á dạo gần đây. Sự tò mò khi đọc những review vô cùng có tâm về nhân vật, nội dung, âm thanh đã thôi thúc tôi chọn khung giờ rạp vắng nhất để chiêm nghiệm. Và quả thực, một đêm thức khuya đã làm tôi dạt dào nước mắt.
Vấn đề đặt ra được vận dụng "triệt để"
Một bộ phim "tinh tế" ẩn sau cấu trúc 3 hồi thường thấy.(Spoiler Alert)
Chắc hẳn, khi xem phim các bạn sẽ thấy bộ phim vô cùng chậm, có thể tạo nên sự chán nản ngay trong những phút giây đầu hưởng thức phim. Có lẽ điều đó không phải nằm ở sự thiếu chỉnh chu của đội ngũ làm phim mà nó nằm ở việc cài cắm dụng ý nhiều hơn trong việc phát triển câu chuyện và tâm lý nhân vật.Lúc biến cố đầu phim diễn ra, khoảnh khắc bà té ngã và cả nhà phát hiện ra bà bị ung thư diễn ra vô cùng nhanh. Hồi 1 nối tiếp bằng việc giới thiệu gia đình M vô cùng khó khăn, mẹ của M giờ đây đã gần hết tuổi lao động mà vẫn phải làm ở siêu thị mỗi ngày để nuôi sống cả thằng con thất nghiệp chỉ "ăn bám" mẹ ở nhà. Sau khi nghe mẹ kể về chuyện bà đang bị ung thư giai đoạn bốn cộng thêm nhận thấy Mui - người em họ nội thân thiết mà M quen nhận được khoảng thừa kế kếch xù mà ông nội cô (không phải ông nội ruột trong nhà Mui) để lại. Khi trò chuyện với Mui, Mui đã lý giải vì sao cô được sự tin tưởng của ông nội chỉ bằng một câu hỏi: "Điều gì mà tất cả người già đều muốn, Nhưng không đứa con cháu nào có thể đem lại cho họ không?" - "Đó là thời gian". Dẫu không hiểu rõ thật sự Mui có hàm ý gì, M chỉ cười cho qua và quyết đến ở với bà để thừa hưởng khoảng tiền ấy hệt như Mui. Hồi 2 bắt đầu với sự ngây thơ của M.
Cảnh Trò Chuyện Của Mui và M
Có lẽ xuyên suốt từ cuối hồi 1 đến gần cuối hồi 2, khán giả đã khá chán nản với bộ phim vì xuyên suốt khoảng thời gian này, bộ phim đã diễn ra với nhịp phim chậm đều. Thế nhưng đây lại là khoảng thời gian vàng để nhà làm phim dẫn lối ta đến bước ngoặt. Từng bước M được nhớ lời những khoảng thời gian thơ bé khi cậu đã từng ở với ông bà lúc nhỏ, được nghe bà kể nhiều câu chuyện: Tại sao bà lại thờ phật quan âm và dừng ăn món thịt bò mà bà yêu thích? Tại sao bà lại đến ngân hàng định kỳ để nộp tiền mà không nhờ vả con cháu?,... Cứ thế những câu hỏi được đan cài cùng những câu chuyện, những lời bà kể về những chuyện thời xưa. Đặc biệt, phải khen đến phần tương tác của các nhân vật với nhau, không quá gượng gạo nhưng lại sâu sắc và dào dạt cảm xúc. 2 phần này mình vô cùng ấn tượng và sẽ nói rõ hơn ở những phần kế.
Tại sao đạo diễn và biên kịch lại để cho câu chuyện của hai bà cháu trôi dài như thế? Việc giữ cho một bối cảnh, một nhóm nhân vật góp mình vào một thời lượng đủ dài nhằm để khẳng định rõ nét hơn dụng ý của tác giả. Quả thật, 65' đầu bộ phim chỉ để biến chuyển tình cảm của bà và cháu. Dần dà, M đã tìm được sự gắn kết với bà dẫu lúc nào bà và cháu cũng chí choé như hai người bạn. Đạo diễn và biên kịch rất biết cài cắm, mọi thứ diễn ra góp nhặt chỉ chút ít nhưng đủ để làm câu chuyện thay đổi. Từ đó, vấn đề trọng nam khinh nữ, vấn đề thừa kế,... được nêu lên âm ỉ dần bộc phát.
Gần cuối hồi 2 chuyển sang hồi 3 chính là lúc phù hợp để lấy đi nước mắt khán giả. Cả M và bà đều gặp trở ngại về sự tin tưởng lẫn nhau. Bà đã trở nên lo sợ khi ngờ vực đứa cháu thân yêu của mình có lẽ đến ở với mình vì mục đích khác. M đã dần thất vọng khi nhìn thấy bà luôn tin yêu con của mình hơn, đặc biệt là con cả. Sự đố kị của M dần dâng trào từ đó. Đến khi phát hiện ra bà không đủ sức chống trọi với căn bệnh, một lần xạ trị đã là quá đủ với bà. Việc thừa kế tài sản đến giờ đã châm ngòi cho sự đố kị, thất vọng trong M bộc phát. Kể từ đó, quan hệ bà cháu trở nên nhạt dần, mãi cho đến khi bà gần mất đi, M đã hối hận và đưa bà về nhà mình ở cùng. Cuối cùng, bà đã mất đi trong vòng tay của M lúc ru bà ngủ. Hồi 3 đã kết thúc và mở ra tương lai sáng lạng hơn cho M, giờ đây M mới nhận ra giá trị bản thân mình đáng quý đến nhường nào và bà sẽ luôn là kỉ niệm khó phai trong kí ức của M trở về sau.
Sau khi kết thúc bộ phim, những câu chuyện của hai bà cháu đã âm ỉ trong tim khán giả. Quả thật, biên kịch và đạo diễn đã hy sinh tính giải trí của bộ phim để đi đến một ý nghĩa nhân văn hơn về tình cảm gia đình, về con người trong cuộc sống. Đó là lý do, ta không thể dừng lại ở việc review đơn thuần về nội dung chính tác phẩm - Một câu chuyện được khơi gợi bởi sự đồng cảm và thấu hiểu.
Dàn nhân vật vừa đủ và tài năng
Phải khen sự đóng góp của phần diễn xuất trong câu chuyện đã xóa đi rào cản giữa người xem và khán giả. Với số lượng nhân vật vừa đủ xoay quanh những bối cảnh chung quen thuộc, việc đòi hỏi vào phần thoại, tương tác giữa các nhân vật càng là điểm sáng giá mà bộ phim đã làm được.Sự tương tác "rất thực" giữa hai bà cháu.
Lahn Ma. Cái tên của bộ phim cũng đủ hiểu tương tác của bà và cháu trở nên quan trọng như thế nào.Nam nghệ sĩ Billkin và bà Usha Seamkhum
Màn kết hợp đầy ăn ý và tình cảm của nam nghệ sĩ Billkin và diễn viên gạo cội Usha Seamkhum đã làm khán giả trải qua nhiều cảm xúc hỗn độn khác nhau. Có lúc họ lại chí chóe, quăng miếng làm khán giả cười không nhặt được mồm, có lúc họ lại nhẹ nhàng, sâu lắng làm khán giả phải xao xuyến và cũng có lúc hai bà cháu bất đồng khiến cho khán giả phải đau đớn. Quả thật, tương tác của Billkin và ngoại diễn ra quá thật. Đó chỉ là những cử chỉ bình thường nhưng đầy tinh tế.
Sự nghiêm khắc và khó đoán của ngoại chỉ là vẻ bề ngoài.
Khi vừa bắt đầu phim, tôi đã lo rằng tương tác của bà và Billkin sẽ khó lòng nào xoay chuyển bởi một người bà nghiêm khắc, khó chìu cùng với người cháu bướng bỉnh, lười biếng. Thế nhưng, càng đi vào phim, tôi lại càng có lý do để tin tưởng vào bà cháu. Thuở đầu vì sợ phiền con cháu, bà nép mình vào sự hà khắc, những lời nói khó nghe có thể làm tụi nhỏ phật lòng. Thế nhưng sau khi biết bệnh tình, sự lo sợ của bà, sự cô đơn của bà lại càng hiện rõ. Cái cảm giác gần đất xa trời, mỗi đêm đều phải niệm phật, mỗi đêm trôi qua đều thấy cha mẹ của bà dắt bà đi. Dẫu sự cứng rắn vẫn còn, nhưng cái sự run rẩy, ngập ngừng của bà khi trò chuyện với cháu càng làm khán giả lo sợ. Thế nhưng, đến lúc bà lâm bệnh, tốt bà dần thưa thớt, sức khỏe bà yếu dần đến cả đi xuống vài bậc cầu thang còn chẳng vững, bà đã nhận ra thời gian chẳng còn mấy. Sự công nhận người cháu càng hiện rõ, không còn là những điều đơn thuần rằng: "Ở với mày cũng vui", "Vui lắm"; Hay chia sẻ nhiều hơn về lúc bà cô đơn "Mỗi khi Tết ta qua, đồ ăn chất đầy tủ mà cũng chỉ mỗi tao ngồi ăn". Đặc biệt, tôi lại ấn tượng với lúc bà đang hoài nghi người cháu của mình. Nó rất tự nhiên bằng việc hỏi: "Mày có chờ sung rụng không?" trong lúc đang thử giày với đứa cháu trai. Hay lúc bà biết thật sự đứa cháu trai của mình đến ở với mình để làm gì. Bà cũng đem chiếc áo sơ mi mình mua cho cháu thử rồi mới khơi gợi: "Đến khi tao hóa trị hết lần 3, mày không cần đến ở với bà nữa". Quả thật, bà biết và hiểu rất rõ những gì con cháu đã nghĩ nhưng bà luôn tạo ra cơ hội cho họ. Bởi bà biết, bản chất của con cháu của bà vẫn là người tốt, nhưng có lẽ cuộc sống có quá nhiều điều để làm hơn nên sự tham lam chỉ là nhất thời. Sự bao dung ẩn khuất sau lớp vỏ sần mà bà thường mang đã tạo nên sự tương phản đáng nhớ và quen thuộc. Đó là lý do ta càng quý bà bởi sự chân thành không cần quá nhiều nhưng luôn dâng trào trong tim.
Sự bướng bỉnh, vô tư vô lo của Billkin dần được chuyển hóa.
Quả thực, trước khi xem phim mình vẫn không biết Billkin là ai nhưng khi xem xong mình đã vô cùng ấn tượng với nam nghệ sĩ này. Điểm đầu tiên chính là điểm sáng về ngoại hình, dáng người cao, khuôn mặt toát lên vẻ ngây thơ với chiếc mũi cao cùng nụ cười lúm đồng tiền tràn ngập màn hình. Sự bướng bỉnh đã toát ra vô cùng tự nhiên khi dạo đầu nhìn vào ngoại hình của nam nghệ sĩ rồi! Không những vậy, đôi mắt sáng đã làm mình ấn tượng ở những cảnh phim quay về tương tác nhân vật. Đạo diễn đã tận dụng thành công lợi thế này của Billkin. Những lần Billkin nhìn bà vô cùng khác. Dạo đầu đó là đôi mắt vô hồn, chỉ nhìn thấy gia tài của ngoại trước mắt nhưng đến lúc trò chuyện với bà, hiểu được bà, đôi mắt ấy lại toát lên sự đồng cảm, muốn được bảo vệ bà. Dẫu nhìn mặt cũng khá là "red flag", ngông nghênh nhưng lại rất hợp với những cảnh M phải hờn dỗi bà, bênh bà mỗi khi bà khó xử với con cháu. Thế nhưng, ở dạo cuối khi tình bà cháu "tạm thời" rạn nứt, ta mới hiểu Billkin đã diễn đạt thế nào. Không cần đao to búa lớn, chỉ cần sự chủ động khi giúp bà đi không còn nữa, khán giả cũng hiểu cậu đang nghĩ gì. Hay đến lúc bà rời đi, cảnh phim kéo dài hơn một phút tập trung vào khuôn mặt của Billkin đã làm mình khóc nấc. Cái cảm giác bất lực, không thể làm gì được của cậu, dẫu mình chưa thật sự bao giờ trải qua nhưng cũng thấy uất ức. Có lẽ đó là thời điểm phù hợp để cậu thay đổi bản thân mình. Sự quyết định cuối cùng của cậu chắc hẳn đã khẳng định tình bà cháu vô cùng thấm thiết: Rút hết tiền mà bà đã tiết kiệm cho cậu và mua một "căn nhà mới" chỉ riêng cho bà.
Sự tương tác của hai bà cháu, xuyên suốt bộ phim đã có sự chuyển hóa không nhỏ. Đó là bà với cảm xúc lạnh nhạt bởi bà đã quen với việc con cháu sẽ nghĩ gì về mình, giờ đây khi thời gian của bản thân đã gần hết cũng là lúc bà được thoát mình khỏi rào cản bản thân và dành những tình cảm chân thật nhất cho con cháu mình. Đó là sự quay về với bản chất của M, sự tốt bụng và chân thành. Nhờ bà, M đã được sống về quá khứ và càng trân trọng những giây phút cuối được ở bên bà. Quả thật, biên kịch rất xuất sắc khi đan cài tình huống nhân vật. Đó không chỉ là thách thức với diễn viên, mà còn là thách thức với đội ngũ hậu kì. Sự lay chuyển của cảm xúc đã làm cho thước phim diễn ra rất mượt mà không cần tính kịch cấu thành.
Vai trò vừa đủ để lay chuyển câu chuyện của các nhân vật khác.
Mui - Em Họ Nội
Mui không có quá nhiều thoại trong câu chuyện nhưng lại góp phần quan trọng trong việc lay chuyển suy nghĩ của M về tầm quan trọng của tình cảm hai bà cháu. Mình đã rất ấn tượng, thậm chí lưu lại những câu thoại mà Mui đã thốt ra:
Lúc M đến hỏi làm sao để nhận được tiền thừa kế từ bà:
"Điều gì mà tất cả người già đều muốn, Nhưng không đứa con cháu nào có thể đem lại cho họ không?" - "Đó là thời gian"
"Lần gần nhất anh ở gần bà, anh nghe mùi gì?" - "Với em, em chẳng ngửi thấy mùi gì cả. Ngay cả nước tiểu của ông nội, em ngửi quài riết quen luôn"
Lúc M và Mui trò chuyện sau khi đi khám cho bà:
"Anh biết tại sao anh lại không đứng số 1 trong lòng ngoại không?" - "Mình là cháu mà khi vừa sinh ra thì họ (mẹ, cậu, mợ,... với bà) đã dành tình cảm cho nhau rồi"
Lúc M thắc mắc liệu Mui có mơ thấy nội không:
"Anh biết tại sao nội mất không?" - "Nội mất vì nội bị nghẹn thức ăn. Nhưng lúc đó em chẳng làm gì cả." - "Nội luôn nói rằng cho nội đi được rồi." - "Có lẽ vì thế, em chưa bao giờ mơ thấy nội cả, chắc nội ra đi thanh thản rồi".
Mui vô thức trở thành người dẫn đường, góp phần dẫn lối M về đúng quỹ đạo của mình. Có lẽ, Mui khá thất vọng khi M xem việc chăm bà là "Việc Nhẹ Lương Cao", bởi Mui đã thật sự cảm thương với ông nội. Dẫu ông không thừa kế tài khoản kết xù, Mui vẫn hiểu vì con cháu của ông quá tham lam, đến cả mỗi tuần đi thăm ông chỉ mỗi 15 phút. Đôi mắt sắc cùng nét diễn tương đối "lạnh" của Mui vô thức tạo cảm giác Mui đã hoàn toàn thấu hiểu những gì người già thường nghĩ. Dẫu tương tác giữa hai người đôi lúc có chêm những câu gây cười nhưng khi Mui thốt lên, cả rạp đều im lặng. Sự dẫn lối rất tự nhiên và thuyết phục.
Ba Anh Em: Cậu Kiang, Mẹ Sew, Cậu Soei
3 anh em này luôn sáng lên bởi một nét riêng thường thấy trong việc cấu thành tính cách nhân vật. Đó là anh cả tham lam, lạnh nhạt Kiang, đó là chị gái duy nhất trong nhà, luôn lắng lo cho gia đình và toát ra vẻ buồn khổ - Sew và người em đúng danh "Báo Thủ", luôn bám rể vào ngoại.
Thoạt đầu, họ giống nhau vì chưa thấy tầm quan trọng của thời gian ở bên bà, ba anh em có thái độ khá hờ hững với bà. Kiang xem việc ở bên bà là tốn thời gian, bởi chỉ vài giờ nhìn vào sự lên xuống của chứng khoán, ông đã có thể kiến bộn tiền. Soei dẫu có lòng, luôn cưng nựng mẹ nhưng chỉ cần thấy tiền trong két, Soei luôn là người lấy trước. Sew thì bộn bề với gia đình thế nên mỗi tuần chỉ đến dọn nhà giùm bà. Dần dà họ cũng thay đổi và nhìn ra những điểm tốt khi ở bên bà thế nhưng cũng quá muộn. Do thời lượng không đảm bảo nên sự thay đổi của họ không quá nhiều nhưng đã làm thước đo cho các vấn đề khác mà mình sẽ liệt kê sau.
Những ẩn ý được đan cài vô cùng ấn tượng.
1. Sự Cách Biệt Thế Hệ (Generation Gap)
Mình hỏi thật: "Lần gần nhất bạn nhớ về bà của mình là khi nào?". Có lẽ, ngay cả mình trước khi xem bộ phim, mình thật sự chưa bao giờ bỗng dưng nhớ bà hay trân trọng những kỉ niệm mà bà và mình cùng trải qua. Sự xa rời trong mối quan hệ họ hàng, gia đình (Sự Cách Biệt Thế Hệ) chính là chất xúc tác đầu tiên phóng tác nên câu chuyện về tầm quan trọng của thời gian.Sự cách biệt giữa bà với cháu.
Chắc hẳn chúng ta cũng thường nghe bà kể về câu chuyện của ông, của ba mẹ, của cậu mợ, của cô bác,... mà ít khi chúng ta thật sự quan tâm và hiểu những điều bà thực sự nói. Giờ đây cuộc sống ngày càng hiện đại và đến cả ta cũng dần dà quên đi nguồn gốc của tổ tiên, quên đi những tín ngưỡng mà nhà ta đã truyền bao đời. Đến cả bây giờ khi nói đến cả thờ phật quan âm, thần tài, thổ địa,... ta còn không biết, thật sự thờ họ để cầu mong điều gì. Ngay cả đi chùa cầu âm và cầu siêu, M vẫn chưa bao giờ thật sự hiểu vì cầu mong như thế có ích gì và tại sao bà lại có thể nhớ rõ từng li, từng tí đến họ tên của họ. (Ở Việt Nam còn là năm sinh, tuổi). Đối với M, đó còn là sự lãng quên đến tổ tiên, M nói tiếng Tiều một tiếng còn không được, dẫu cậu là người gốc Hoa cứng cựa đang sinh sống ở Thái.Việc đi bán cháo vào mỗi sáng sớm luôn là trở ngại của M vì M cũng như bao bạn trẻ khác, chắc hẳn giữa trưa mới lờ mờ tỉnh giấc. Trước đây đến một bữa ăn tại nhà, M còn làm không xong mà giờ đây cậu lại phải giúp bà nấu cháo, gói hàng và đem đi bán trong chợ. Và mỗi khi đến hạn, bà M luôn đến ngân hàng để nộp thêm tiền. Dẫu phải kéo xe cháo lội đi rất xa đến cả M phải than lên vì mệt, thế mà bà vẫn làm như một thói quen sinh hoạt. Dần dần, M đã thích nghi cuộc sống của bà. Cậu biết đến cả cuối tuần nào bà cũng mặc một bộ đồ thiệt đẹp, tóc tai gọn gàng để ngóng trông con cháu quay về, dẫu ít khi nào chúng về trừ dịp lễ. Mỗi khi chúng quay về, ắt hẳn sẽ có chuyện, bà biết nhưng bà vẫn không bao giờ nói ra. Bà chỉ ngồi đấy và mong rằng lần về thăm của chúng sẽ không bao giờ trở thành nỗi lo của bà nữa. Sự cách biệt của họ giờ đã trở nên gần gũi hơn. Có khi ở với bà, M đã dần quên đi cái thói nghiện game và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn.
Đối với bà và đàn con thì nói đâu xa. Chỉ riêng sự cách biệt thế hệ chỉ hai ba chục năm cũng đủ khác. Nếu đối với bà, cuối tuần nào cũng là thời gian để con cháu về thăm mình thì đối với con, cuộc sống bộn bề đôi khi chúng lại 1 tháng mới về thăm mình một lần.
2. Vấn đề thừa kế.
Vấn đề thừa kế đã trở thành chủ đề khá quen thuộc trong các kịch bản phim. Một phần khắc họa sự thật cuộc sống, một phần lại tô vẻ cho tính "drama" của câu chuyện. Vậy việc xử lý vấn đề này diễn ra như thế nào trong phim. Quả thật, sự bộn bề của cuộc sống đã vô tình làm những đứa con quên đi nghĩa vụ trả ơn mà cả đời họ phải làm. Và đối với nhiều người, có khi cha mẹ của mình rời đi còn là cơ hội để mình nhận được cả khối tiền từ trên trời rơi xuống. Rõ ràng, dẫu không thể hiện rõ như anh cả Kiang, khi không thừa hưởng sổ đỏ của bà, ông đã thề rằng có đến chết cũng không dự đám tang của bà, nhưng trong thâm tâm của Soei hay Sew cũng khao khát được bà chia sẻ quyền thừa kế dẫu không nói ra. Đối với Soei, để trả nợ Soei đã bán cả mảnh đất mẹ mình đã ở cả đời và đưa bà đến viện dưỡng lão. Còn đối với Sew, cô sẵn sàng cho đi và tỏ vẻ rằng thà không giữ một phần thừa kế có khi lại càng tốt hơn. Nhưng khi suy xét có vẻ biên kịch đã làm tốt trong vấn đề thừa kế này.Việc thừa kế không nằm ở việc mà M đã hằng theo đuổi: Phải xếp hạng nhất trong lòng bà thì mới được thừa kế. Rõ ràng, M cứ đinh ninh nếu bản thân không được thừa kế thì cậu Kiang sẽ được thừa hưởng trước rồi mới tới Soei và Sew. Thế nhưng, mọi người khá bất ngờ khi sổ đỏ lại được giao cho Soei. Lùi lại một xíu, Soei có lẽ là đứa con mà bà lo nhất. Bà từng mong cuối tuần Soei đừng về vì nếu về chắc chắn nó có chuyện. Với một đứa con đã gần trung niên nhưng vẫn chưa có điểm tựa về tình yêu và kinh tế, lại thêm nợ nần chồng chất mà chả biết giờ con số đó là bao nhiêu, chỉ biết loanh quanh 1.000.000 BAHT. Chính vì thế, sổ đỏ nên giành cho Soei hơn là Kiang và Sew.
Còn với Kiang, tại sao lại không có một của cải gì, à không của cải mà bà để lại cho cậu cả chính là nằm ở mối hôn nhân của cậu. Theo lời Soei kể, Kiang đã từng chạm phải một mối tình không có tương lai và nhờ vào sự chỉ dẫn anh đã bước chân vào giới thượng lưu, có cuộc sống nhiều người mơ ước. Một lý do mà bà biết không cần thừa kế, Kiang vẫn hạnh phúc chính là lúc cầu mong với Phật. Kiang chỉ mong mỏi gia đình hạnh phúc trước tiên và gần như là duy nhất. Bà đã quá hiểu những gì cậu nghĩ nên dù cậu có thề rằng không bao giờ gặp bà, bà cũng chấp nhận.
Còn với mẹ Sew, có lẽ Sew cũng giống như M, rất tốt và không có gì để chê cả. Dẫu cuộc sống có khó khăn nhưng đối với Kiang hay Soei, có lẽ nhà Sew không phải là mối lo thường trực của bà. Sew từ khi còn trẻ đã tự lập và bước trên đôi chân của mình nhưng luôn lắng lo cho bà. Chính vì thế khi phân chia thừa kế cho Sew hay M, bà đã rất đắng đo vì chung quy ngoài cái mảnh đất ở khu phố cổ, bà không có thêm một thứ gì cả. Chính vì thế, lúc M hỏi bà thật sự ai quan trọng trong lòng bà và oán trách bà, bà đã rất đau lòng mà khóc dẫu đang rất mệt. Đến cuối cùng ta mới hiểu, thật sự bà không xếp ai hạng nhất cả, bà biết ai cần để có một cuộc sống ổn thỏa sau này. Còn với mẹ Sew, khi cô đơn bà vẫn luôn muốn thuộc về và ở cùng gia đình cô nhất bởi bà cảm thấy an lòng. Dẫu Sew không thừa hưởng vật chất của bà nhưng cô đã thừa hưởng được tình yêu thương giản đơn và độc nhất.
Còn với M thì thế nào? M đã trở thành gia sản lớn nhất của bà, đúng những gì mà tựa Việt của phim đã thể hiện. Dẫu cách biệt thế hệ nhưng M đã chiếm trọn lòng tin yêu của bà bởi sự tốt bụng, chân thành và giỏi giang. Những lời chê mà bà dành cho M luôn là sự góp ý nhỏ nhoi như muốn cố gắng để làm cậu quay về với bản chất của mình. Những sự công nhận của bà dành cho M luôn là độc nhất, bởi ở bên M, bà lại có cảm giác đặc biệt với người cháu này. Đó là lý do gia sản bà để lại chính là bài học về trưởng thành và quỹ tiết kiệm 40.000 BAHT mà bà đã tích góp mỗi khi đi ra ngân hàng nạp tiền.
Sự sáng suốt trong việc giải quyết vấn đề chính của hầu hết các câu chuyện về gia đình của tác phẩm này đã làm mình bật khóc. Bởi ngay cả lúc trong rạp, người xem cũng đã hiểu ai và ai được lợi gì sau cuộc chia tài sản này. Chỉ đến lúc đó, sự khao khát của họ mới dần thể hiện rõ.
3. Trọng Nam Khinh Nữ.
Có lẽ đến phần này, bạn sẽ thấy có đôi chút ngờ vực về tính xác thực của bài review này và quả thật đây mới chỉ là phỏng đoán của mình từ những dữ kiện đã có. Vậy liệu vấn đề này ẩn hiện ở đâu.Đó là cả từ lúc bà còn nhỏ và cũng trải qua sự phân chia tài sản như vậy. Khi đến nhà người anh cả của mình, bà đã mong muốn được thừa hưởng 1.000.000 BAHT từ khối tài sản kết xù mà cha mẹ bà đã dành tặng cho anh trai. Dẫu chưa bao giờ xin anh tiền, chưa bao giờ can thiệp vào vấn đề thừa kế nhưng bà hiểu bà có thể xin anh một lần cuối cho ngôi mộ của mình. Sự bất công chính là nằm ở việc đến cả xử lí vấn đề vệ sinh khi về già của họ, bà vẫn chưa bao giờ thừa hưởng sự ưu tiên so với người anh của mình. Cả đời đã chịu bất công, cả trong việc hôn nhân. Đến cả gã cho người chồng cũng do ba mẹ của bà chọn, bà cũng không được giữ cả họ của mình. Sự bất công giữa nam và nữ đã trở thành điều hiển nhiên trong nhiều thế hệ. Bắt nguồn từ khi con người phân chia lao động, nam giới có sức khỏe vượt trội hơn nên được thừa hưởng sự ưu tiên nhiều hơn (dẫu mẫu hệ đôi khi cũng nắm quyền). Cho đến khi sự can thiệp của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng về tầm quan trọng của nam giới. Thế nên, việc bà không thể phản kháng chính là điều dễ hiểu. Việc Trọng Nam Khinh Nữ được lồng vào câu chuyện cũng không có chủ đích nhiều. Cốt chỉ để lấy lòng khán giả và lay chuyển tâm lý nhân vật. Thế nên mình chỉ nói qua như một chi tiết thường thấy.
4. Dụng ý trong từng thước phim.
Phải công nhận đội ngũ dựng phim trường, quay phim và hậu kì, âm thanh của bộ phim rất xuất sắc. Tuy ẩn hiện trong từng thước phim lại rất dễ quan sát.Cấu trúc đầu cuối tương xứng được gợi nhắc rất nhiều.
Phải nói dụng ý được sử dụng đầy ắp trong phim nhưng điều dễ nhận ra nhất chính là cấu trúc đầu cuối tương xứng. Khi để ý bạn sẽ nhận ra, phim có rất nhiều chi tiết gợi nhắc những điều quan trọng. Điển hình chính là mở đầu và kết thúc của bộ phim đều được khởi nguồn ở việc viếng mộ. Nếu lúc đầu là mộ tổ tiên với cách rải hoa hời hợt của M đã làm bà vô tình trượt ngã thì ở kết phim ở ngôi mộ cao cấp mà M đã mua cho bà thì M vẫn tung hoa một cách hời hợt và cười nhẹ ngước nhìn lên trời. Ở chi tiết này, sự trưởng thành của M đã được thể hiện vô cùng rõ. Không những vậy, chi tiết cuối phim nhằm gợi nhắc cuộc trò chuyện của hai bà cháu giữa phim. Bà nói: "Sau này mày rải hoa hời hợt, tao sẽ về bóp cổ mày". Có lẽ ở phần kết, M muốn rải hoa hời hợt như một cách M vẫn sẽ nhớ về bà.
Một cảnh dài đầu phim khi M đi đến nhà bà.
Có một cảnh mà các bạn vô tình bỏ qua chính là M đi đến nhà bà và chụp ảnh ở những con đường đi qua. Thoạt đầu, ta sẽ nghĩ cậu đang nhớ về những khoảng thời gian bên bà nhưng chỉ một phút sau ta phải thay đổi suy nghĩ. Những bức hình mà cậu đang chụp, cốt chỉ để bán nhà. Cái mục đích ban đầu đã làm ta hiểu, cậu đang bị thao túng bởi đồng tiền như thế nào. Nhưng sau này khỉ ở bên bà cái nhu cầu ban đầu cầu cũng đã dần quên đi. Đến cuối phim ta cũng hiểu ngôi nhà đó sẽ thuộc về ai nhưng M đã gạt đi chính cái mục đích mà mình hằng mong muốn đó. Sự trưởng thành của M còn được chứng minh từ đó.
Sự cộng hưởng giữa âm thanh và hình ảnh.
Hình ảnh mộc mạc từ những thước phim cắt khúc từ nhiều máy quay tĩnh khác nhau đã góp phần tạo nên thể loại slice-of-life thường thấy. Nhằm toát lên vẻ đời thường của cuộc sống, các tác phẩm slice-of-life đã tạo nên những cảnh phim đẹp ngay từ những thước phim thô. Thế nhưng để tránh đi sự nhàm chán, đội ngũ làm phim đã thành công trong việc kết hợp hình ảnh và âm thành. Những đoạn nhạc trung, không ồn ào, cũng chả lặng lẽ được thực hiện bởi những nốt piano nhanh nhưng trầm cùng với những sound effect cho những tình huống hệ trọng đã tạo nên những thước phim mượt mà mà không nhàm chán. Khi xem bộ phim, mình để ý cái sound dẫn chuyện được thực hiện đến ba bốn lần nhưng với sự đặc sắc của hình ảnh đã làm mình cảm thấy không hề nhàm chán. Cách ngắt nhịp, thay đổi của âm thanh được chèn thêm bởi những sound effect khác. Cũng là đoạn nhạc đó mà thêm tiếng mưa lúc đầu phim hay đoạn nhạc đó thêm tiếng người xì xào tại bệnh viện lại khác. Âm thanh đã níu người xem một bước bước vào tác phẩm này. Sự giản đơn nhưng lại vô cùng độc đáo và sâu sắc.Phải khen sự chắt lọc của đội ngũ dịch thuật, lồng tiếng vô cùng tài tình.
Nhìn vào tên phim Việt Nam (Gia Tài Của Ngoại) có lẽ ta đã hiểu gần như trọn vẹn hàm ý của bộ phim hơn là tựa Anh (How to make millions before Grandma Dies) hay tựa Thái (หลานม่า - cháu của bà ngoại). Đội ngũ dịch thuật, lồng tiếng có lẽ đã "ngấm" bộ phim. "Gia tài" trong tiếng Việt dù hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng đều có thể hiểu đúng một phần về nội dung mà câu chuyện muốn truyền tải. "Gia tài của ngoại" chính là của cải mà những đứa con đang tranh giành sau khi bà ngoại qua đời. "Gia tài của ngoại" còn có thể hiểu chính là thằng cháu M, mẹ M, và hai cậu chính là điều quý giá của ngoại. "Gia tài của Ngoại" hàm ý cho điểm dừng của ngoại nhưng lại mở ra chặng đường trưởng thành của M.Khi nghiền ngẫm bộ phim, tôi lại ấn tượng với phần lồng tiếng Việt, nó rất khớp các bạn ạ. Tôi tưởng như họ đang nói chuyện bằng tiếng Việt. Bối cảnh phim cũng chả khác gì bối cảnh thị xã nhỏ ở Việt Nam. Đắm chìm vào phim khi không cần đọc sub quả là một trải nghiệm tuyệt vời mà tôi đã từng thử qua. Phần subtitles của phim cũng khá cô động và vô cùng gọn. Dẫu tôi có so sánh phần dịch thuật bằng tiếng anh và tiếng việt trong subtitles xuyên suốt bộ phim, tôi vẫn thấy chúng đều có sự tương xứng và phù hợp trong nội dung kịch bản. Vấn đề này khó phán đoán là đúng hay sai vì cơ bản bộ phim sử dụng tiếng Thái, còn tôi một chữ tiếng Thái bẻ đôi còn không biết nên tôi chỉ nhận xét bằng sự hiểu biết ngôn ngữ hạn hẹp của mình.
Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết mà mình xem do bị lấn át bởi cảm xúc mà không còn muốn đào sâu nữa bởi có lẽ bạn đã tự rút ra nhận xét của chính mình. Có thể bạn ấn tượng với thông điệp phim, với quả đào, với nhân vật,... Nếu có thêm thông tin gì hãy comment cho mình biết nhé.
Tổng Kết
9.5/10 là số điểm mình dành cho tác phẩm như một lời khen cho một bộ phim slice-of-life hoàn hảo. Không cần quá cầu kì, chỉ cần dựa vào những vấn đề đơn giản trong cuộc sống đã đủ để kéo người xem đến những cung bậc cảm xúc chân thật nhất. Dẫu có một số khuất mắt trong việc giải quyết vấn đề phụ, hay ở khâu marketing tại Việt Nam nhưng mình đã hài lòng với kết quả đạt được tại rạp. Quả thật, "Gia Tài Của Ngoại" đã trở thành đối tượng nặng kí mà điện ảnh Việt cần phải cân nhắc để đối đầu.KakaGemini
476
|
6/14/2024 10:05:18 AM