Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông. Cuốn sách "Sống thực tế giữa đời thực dụng" là cái nhìn thực tế đến tàn nhẫn, thậm chí khó chấp nhận trong hành trình cuộc đời của tác giả. Đó là câu chuyện bất hạnh về gia đình tan vỡ, là trải nghiệm của trưởng thành, là những khó khăn, là những thử thách để cô gái ấy gồng mình, nỗ lực vượt qua tất cả để có được những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Trở thành một biên kịch tài năng, một tác giả danh tiếng, viết lên những con chữ trần trụi, vạch ra những sự thật tàn khốc về thế giới này với độc giả. Rằng “Ai thèm để ý đến tâm trạng của một biên kịch quèn chứ. Sự thật luôn tàn khốc như vậy. Xã hội cũng luôn thực tế như thế..."
Mễ Mông, một nữ tác giả nổi tiếng người Trung Quốc, cô được bạn đọc yêu mến gọi với biệt danh “Nữ hoàng truyền cảm hứng”, mặc dù bản thân chưa bao giờ tự nhận mình là một người nỗ lực đủ nhiều để xứng với danh xưng này. Nổi bật với văn phong hóm hỉnh, hài hước, đôi lúc lại thô tục và thẳng thắn quá mức, một kiểu viết lạ nhưng cũng vô cùng cuốn hút.
Thông qua những câu chuyện Mễ Mông kể, có thể thấy cô là một con người luôn cống hiến vì công việc, gắng hết sức mình để tốt hơn từng ngày. “Dù bao nhiêu tuổi tôi cũng đều nỗ lực bởi tôi muốn trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân”.
Có lẽ chính niềm khát khao đó đã phần nào thổi hồn vào trong những trang sách của nữ tác giả, để rồi mỗi lần đọc lại những câu chuyện ấy lại khiến mình ngay lập tức muốn lao vào học tập, làm một thứ gì đó có ý nghĩa, một điều không phải cuốn sách truyền cảm hứng nào cũng có thể làm được.
“Sống thực tế giữa đời thực dụng” là những câu chuyện từ cuộc đời đầy sóng gió của một người phụ nữ kiên cường, là những tâm sự, những lời khuyên chân thành và là cả những con người đáng ngưỡng mộ đã cống hiến hết mình cho tuổi trẻ, cho gia đình, cho tương lai.
“Đó là những con người sẵn sàng làm việc mười mấy tiếng một ngày, đến khi mắt díp lại, chữ bắt đầu mờ đi, não trở nên đờ đẫn họ mới chịu nghỉ ngơi để có thể tiếp tục làm việc tiếp.”
Không phải những lời động viên, bài học sáo rỗng đơn thuần, tất cả những chiêm nghiệm đều đến từ trải nghiệm thực tế từ cuộc sống của tác giả. Kể những câu chuyện ấy theo một cách hài hước, hóm hỉnh nhất có thể, rồi từ từ đập vỡ cái mộng tưởng của độc giả về thực tại, và cuối cùng là kết lại bằng một niềm cảm hứng bất tận.
Có thể thấy nhân vật của Mễ Mông luôn luôn có một điểm chung, đó là "sự nỗ lực". Dù cuộc sống có tàn nhẫn đến thế nào đi chăng nữa, họ vẫn luôn hiên ngang đứng vững, nhất quyết không chịu từ bỏ. Những con người ấy, bằng cách này hay cách khác vẫn luôn tìm thấy niềm vui, niềm động lực trong những việc họ làm. Đọc những câu chuyện trong sách, đọc được những khó khăn ấy, ta chỉ có thể tự trách sao bản thân lại chẳng thể nỗ lực được bằng một phần mười những con người này.
Thế giới này vốn tàn nhẫn, thực dụng và không công bằng, chúng ta chỉ có thể học cách chấp nhận, nỗ lực mà bước qua
Bởi “ai cũng biết thế giới này phức tạp, u ám và đầy những chuyện hoang đường, nhưng mọi người vẫn lựa chọn đối mặt, tiếp tục cuộc sống vui vẻ của chính mình.” Nếu đã là những thứ không thể thay đổi, hà cớ gì ta cứ phải dằn vặt bản thân, trách móc số phận? Cách tốt nhất vẫn cứ là chấp nhận thực tại mà tiếp bước, như Mễ Mông, mặc kệ quá khứ đen tối mà nỗ lực trên con đường sự nghiệp. Vì thế giới này vốn dĩ thực dụng, nên ta mới phải thực tế chấp nhận nó.
“Ai thèm để ý đến tâm trạng của một biên kịch quèn chứ. Sự thật luôn tàn khốc như vậy. Xã hội cũng luôn thực tế như thế. Nhưng có một ngày tôi cũng hiểu ra. Thực dụng thì có gì không tốt?”
“Mặt trái của thực dụng đã cho chúng ta biết thế nào là quy tắc ngầm... Càng quan trọng hơn, bản chất của thực dụng thừa nhận nỗ lực của bạn. Không có một bảng xếp hạng nào, phòng bán vé hay giải thưởng nào chỉ dựa vào đầu tư mà có thể đạt được. Nghĩ thông những điều này, tôi đã không còn oán trách cái vòng thực tế luẩn quẩn, cái xã hội thực dụng này nữa. Lúc người khác thờ ơ với tôi, có nghĩa là trình độ của tôi vẫn còn yếu kém, tôi sẽ ngoan ngoãn nghiên cứu nghiệp vụ của chính mình, nâng cao kỹ thuật, tiếp tục nỗ lực gấp 100 lần. Lúc người khác thân thiện với tôi hơn, tôi nên cảm thấy may mắn, vì điều đó chứng tỏ rằng tôi thật sự có giá trị, tôi có tiến bộ.”
Việc nhìn nhận những thực tế hiển nhiên diễn ra xung quanh ta mà thường là những bất trắc, khó khăn chưa bao giờ là một việc dễ dàng, mà để làm những việc như thế thì luôn cần một tinh thần dũng cảm. Có thể hôm nay bạn vẫn còn oán trách số phận, so đo với những người may mắn hơn, tài giỏi hơn, nhưng chỉ cần bạn dám chấp nhận những thực tế ấy để đứng lên thì mọi chông gai chỉ là thử thách. Đúng, có thể thế giới này không công bằng thật, nhưng đó là thế giới mà ta không thể thay đổi. Còn thế giới của chính chúng ta, là tâm hồn và thể xác, thì bất cứ khi nào ta muốn đều có thể tươi đẹp hơn, rực rỡ hơn gấp bội phần. Mỗi ngày trôi qua đều đáng trân quý, lãng phí thời gian để dằn vặt chẳng bằng ra sức học hành, làm việc, tích lũy kiến thức, thiếu đâu bù đó. Để đến cuối cùng, có khi thất bại đi chăng nữa thì ta vẫn có thể dõng dạc mà nói “tôi đã nỗ lực hết mình”, vẫn còn hơn là “tôi vốn có thể”.
“Đối với họ, mỗi ngày thức dậy lúc 6 giờ sáng, liên tục làm việc 15 tiếng; hoặc suốt mấy chục năm ngày nào cũng như ngày nào chỉ ăn rau luộc, kiên trì chạy bộ hai tiếng để rèn luyện sức khỏe... bọn họ có thể làm những việc này không phải vì sự chăm chỉ trong cơ thể họ đã đánh bại phần lười biếng, mà vì họ đã biến lối sống như vậy thành một thói quen.”
Toshihiko Seko, một huyền thoại thoại marathon của Nhật Bản, khi được hỏi rằng “Anh có bao giờ thích ngủ nướng hơn là dậy sớm để tập luyện không?”
Ông bật cười và trả lời “Dĩ nhiên rồi. Sáng nào cũng vậy!”
Ngay cả những nhà vô địch, kẻ chinh phục vĩ đại cũng luôn luôn phải đối mặt với bản năng nguyên thủy tìm kiếm sự thoải mái và an toàn. Sự khác biệt ở đây là những người thành công không tìm cách để đánh bại cái bản năng này, vì họ biết rằng không thể làm thế mãi. Mà động lực cũng chỉ là hữu hạn, nó sẽ đến rồi cũng sẽ nhanh đi. Thay vào đó, biến những việc khó khăn trở nên quen thuộc, ngày này qua ngày khác, khi cơ thể đã quen với sự thay đổi, sự thay đổi đó sẽ trở thành bản năng mới, lấn át cả sự lười biếng và khó khăn.
Cũng như cái cách mà Toshihiko Seko chiến thắng bản năng bằng thói quen mỗi sáng của mình, đơn giản là xỏ giày vào và tập luyện trước khi ông để sự lười biếng đánh bại. Năm 1981, Seko lập liên tiếp hai kỷ lục thế giới ở hai cự ly 25km và 30km, thành tích đứng vững trong suốt hơn 30 năm và được lưu danh mãi mãi trong lịch sử.
“Khi bạn biến một hoạt động thành thói quen, bạn không cần dùng đến khả năng tự kiểm soát, đây chính là tinh hoa của cuốn sách này.” Giống như việc đánh răng hay đi tắm, bạn sẽ chẳng bao giờ cần suy nghĩ về nó, chỉ đơn giản là đến giờ, đứng dậy và làm nó mỗi ngày. Tự bản thân bạn sẽ tự động thực hiện công việc mà không cần đến bất kỳ động lực hay cuốn self-help nào cả.
“Hãy thử đấu tranh chống lại bản năng của mình, hãy xem một cuốn sách nhàm chán nhưng có giá trị, hãy dành một tiếng tập thể dục, hãy ăn đồ ăn có mùi vị không ngon nhưng giá trị dinh dưỡng cao, hãy để lối sống lành mạnh trở thành thói quen của bạn.” Sự khác biệt chỉ là có dám đứng lên mà bắt tay vào làm việc hay không mà thôi. Khi muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa, đừng suy nghĩ quá nhiều, cứ làm đi, vì khi bạn đang nghĩ có nên bắt đầu hay không thì người khác đã hoàn thiện nó mất rồi, đâu còn đến lượt bạn nữa.
Vì thế, mỗi khi có mục tiêu, hãy viết ra những việc cần làm, điều quan trọng là làm những việc ấy mỗi ngày. Kiên trì cho đến khi hành động trở thành thói quen, thói quen trở thành bản năng, bản năng trở thành tính cách và tính cách sẽ định nghĩa nên con người bạn.
“Chúng ta độc lập về kinh tế, chúng ta mới có quyền tự do lựa chọn, thậm chí cả tự do nhân cách. Chúng ta cố gắng kiếm tiền không phải vì chúng ta thích tiền, vì bởi cả đời này “Tôi không muốn đến với ai vì tiền, cũng không muốn chia tay vì tiền”. Nếu hỏi tình yêu và bánh mì chọn cái nào, tôi sẽ nói hãy cho tôi tình yêu, bánh mì tôi sẽ tự mua.”
Mặc dù phần này tác giả Mễ Mông muốn gửi gắm đến những người phụ nữ còn đang trông chờ, phụ thuộc vào chồng, vào bạn trai nhưng ta cũng có thể suy rộng ra là tất cả mọi người.
Nếu bạn hỏi tại sao lại phải tự chủ trong khi có thể tìm thấy ai đó ngoài kia có thể chu cấp cho bạn? Đơn giản, mọi sự phụ thuộc thì đều chỉ là tạm thời, tự chủ mới là bền vững. Cuộc sống là vô thường, mà đã vô thường thì không ai biết trước điều gì hết, có chắc rằng người bạn tin tưởng sẽ mãi ở bên mà giúp đỡ, bao bọc bạn không? Vậy bạn muốn tạm thời hay bền vững?
“Nhiều khi tiền chính là tự do. Nhiều khi tiền chính là danh dự.” Mà muốn có tiền thì phải nỗ lực, phấn đấu, không có những thứ ấy, mãi mãi không có tự do, mãi mãi chỉ phụ thuộc vào người khác.
Ngoài những gì đã kể ở trên, cuốn sách còn rất nhiều bài học, câu chuyện để bạn khám phá và trải nghiệm. Và nếu có thể, mong bạn sẽ hoàn thiện nốt phần còn lại.
“Sống thực tế giữa đời thực dụng” là một cuốn sách hay, đáng để đọc, phù hợp với phụ nữ, những bạn trẻ, hay những người cần động lực để thay đổi. Một góc nhìn của người đi trước đã trải qua đủ sóng gió cuộc đời từ khi còn là một đứa bé mà theo như tác giả tự nhận là “mập và xấu” cho đến khi trở thành một cây viết danh tiếng, “nữ hoàng truyền cảm hứng”.
Cá nhân mình khá ấn tượng với câu chuyện về người cha của Mễ Mông, một kẻ tệ bạc đến nỗi đứa con gái “như muốn cứa vào động mạch tay, đóng gói chỗ máu không sạch sẽ đang chảy trong người, trả lại cho ông” ta. Dường như phải trả qua một quá khứ không mấy tốt đẹp đã hủy hoại những phần “trẻ con” nhất trong tâm hồn của một con người, nhưng cũng đồng thời hun đúc lên một người phụ nữ bản lĩnh, kiên cường trước sóng gió cuộc đời.
Với mình, “Sống thực tế giữa đời thực dụng” có những chân thực riêng nhưng cũng không thiếu phần thêm thắt. Có lẽ mỗi người sẽ có những quan điểm riêng về từng câu chuyện, nhưng lòng nhiệt thành với công việc, sự tận tụy, khao khát, niềm cảm hứng và sự quyết tâm trong từng con chữ Mễ Mông kể sẽ luôn “thật” nhất trong lòng mỗi độc giả.
Như cô gái kiên cường ấy đã từng nói: “Bây giờ họ cũng giống như tôi, rất chăm chỉ chịu khó, rất mệt, nhưng lại có cảm giác kiên định. Dù không muốn nhưng tôi vẫn phải thừa nhận rằng con người cần sống tích cực. Vương Tiểu Ba nói rằng, đời người là bể khổ, không ai có thể chống lại được. Tôi biết chăm chỉ chưa chắc sẽ trở thành người tài giỏi. Nhưng không cố gắng, không chăm chỉ, sao có thể biết giới hạn của mình ở đâu?
Tôi muốn đánh cược!
Tôi không ngừng leo lên cao, không phải để thế giới nhìn ngắm mà là để có thể nhìn ngắm thế giới…”
BGM: "Đông phong phá|东风破" - Châu Kiệt Luân (Ai đã đọc sách rồi sẽ biết tại sao mình lại để bài này ở BGM :3)
Điều quan trọng là bạn sẽ chấp nhận những "thực tế" ấy theo cái cách như nào?
Đôi nét về tác giả
Mễ Mông, một nữ tác giả nổi tiếng người Trung Quốc, cô được bạn đọc yêu mến gọi với biệt danh “Nữ hoàng truyền cảm hứng”, mặc dù bản thân chưa bao giờ tự nhận mình là một người nỗ lực đủ nhiều để xứng với danh xưng này. Nổi bật với văn phong hóm hỉnh, hài hước, đôi lúc lại thô tục và thẳng thắn quá mức, một kiểu viết lạ nhưng cũng vô cùng cuốn hút.
Thông qua những câu chuyện Mễ Mông kể, có thể thấy cô là một con người luôn cống hiến vì công việc, gắng hết sức mình để tốt hơn từng ngày. “Dù bao nhiêu tuổi tôi cũng đều nỗ lực bởi tôi muốn trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân”.
Có lẽ chính niềm khát khao đó đã phần nào thổi hồn vào trong những trang sách của nữ tác giả, để rồi mỗi lần đọc lại những câu chuyện ấy lại khiến mình ngay lập tức muốn lao vào học tập, làm một thứ gì đó có ý nghĩa, một điều không phải cuốn sách truyền cảm hứng nào cũng có thể làm được.
Về cuốn sách
“Sống thực tế giữa đời thực dụng” là những câu chuyện từ cuộc đời đầy sóng gió của một người phụ nữ kiên cường, là những tâm sự, những lời khuyên chân thành và là cả những con người đáng ngưỡng mộ đã cống hiến hết mình cho tuổi trẻ, cho gia đình, cho tương lai.
“Đó là những con người sẵn sàng làm việc mười mấy tiếng một ngày, đến khi mắt díp lại, chữ bắt đầu mờ đi, não trở nên đờ đẫn họ mới chịu nghỉ ngơi để có thể tiếp tục làm việc tiếp.”
Không phải những lời động viên, bài học sáo rỗng đơn thuần, tất cả những chiêm nghiệm đều đến từ trải nghiệm thực tế từ cuộc sống của tác giả. Kể những câu chuyện ấy theo một cách hài hước, hóm hỉnh nhất có thể, rồi từ từ đập vỡ cái mộng tưởng của độc giả về thực tại, và cuối cùng là kết lại bằng một niềm cảm hứng bất tận.
Có thể thấy nhân vật của Mễ Mông luôn luôn có một điểm chung, đó là "sự nỗ lực". Dù cuộc sống có tàn nhẫn đến thế nào đi chăng nữa, họ vẫn luôn hiên ngang đứng vững, nhất quyết không chịu từ bỏ. Những con người ấy, bằng cách này hay cách khác vẫn luôn tìm thấy niềm vui, niềm động lực trong những việc họ làm. Đọc những câu chuyện trong sách, đọc được những khó khăn ấy, ta chỉ có thể tự trách sao bản thân lại chẳng thể nỗ lực được bằng một phần mười những con người này.
Những điều mình học được ở cuốn sách này
Thế giới này vốn tàn nhẫn, thực dụng và không công bằng, chúng ta chỉ có thể học cách chấp nhận, nỗ lực mà bước qua
Bởi “ai cũng biết thế giới này phức tạp, u ám và đầy những chuyện hoang đường, nhưng mọi người vẫn lựa chọn đối mặt, tiếp tục cuộc sống vui vẻ của chính mình.” Nếu đã là những thứ không thể thay đổi, hà cớ gì ta cứ phải dằn vặt bản thân, trách móc số phận? Cách tốt nhất vẫn cứ là chấp nhận thực tại mà tiếp bước, như Mễ Mông, mặc kệ quá khứ đen tối mà nỗ lực trên con đường sự nghiệp. Vì thế giới này vốn dĩ thực dụng, nên ta mới phải thực tế chấp nhận nó.
“Ai thèm để ý đến tâm trạng của một biên kịch quèn chứ. Sự thật luôn tàn khốc như vậy. Xã hội cũng luôn thực tế như thế. Nhưng có một ngày tôi cũng hiểu ra. Thực dụng thì có gì không tốt?”
“Mặt trái của thực dụng đã cho chúng ta biết thế nào là quy tắc ngầm... Càng quan trọng hơn, bản chất của thực dụng thừa nhận nỗ lực của bạn. Không có một bảng xếp hạng nào, phòng bán vé hay giải thưởng nào chỉ dựa vào đầu tư mà có thể đạt được. Nghĩ thông những điều này, tôi đã không còn oán trách cái vòng thực tế luẩn quẩn, cái xã hội thực dụng này nữa. Lúc người khác thờ ơ với tôi, có nghĩa là trình độ của tôi vẫn còn yếu kém, tôi sẽ ngoan ngoãn nghiên cứu nghiệp vụ của chính mình, nâng cao kỹ thuật, tiếp tục nỗ lực gấp 100 lần. Lúc người khác thân thiện với tôi hơn, tôi nên cảm thấy may mắn, vì điều đó chứng tỏ rằng tôi thật sự có giá trị, tôi có tiến bộ.”
Việc nhìn nhận những thực tế hiển nhiên diễn ra xung quanh ta mà thường là những bất trắc, khó khăn chưa bao giờ là một việc dễ dàng, mà để làm những việc như thế thì luôn cần một tinh thần dũng cảm. Có thể hôm nay bạn vẫn còn oán trách số phận, so đo với những người may mắn hơn, tài giỏi hơn, nhưng chỉ cần bạn dám chấp nhận những thực tế ấy để đứng lên thì mọi chông gai chỉ là thử thách. Đúng, có thể thế giới này không công bằng thật, nhưng đó là thế giới mà ta không thể thay đổi. Còn thế giới của chính chúng ta, là tâm hồn và thể xác, thì bất cứ khi nào ta muốn đều có thể tươi đẹp hơn, rực rỡ hơn gấp bội phần. Mỗi ngày trôi qua đều đáng trân quý, lãng phí thời gian để dằn vặt chẳng bằng ra sức học hành, làm việc, tích lũy kiến thức, thiếu đâu bù đó. Để đến cuối cùng, có khi thất bại đi chăng nữa thì ta vẫn có thể dõng dạc mà nói “tôi đã nỗ lực hết mình”, vẫn còn hơn là “tôi vốn có thể”.
Hãy biến công việc thành thói quen
“Đối với họ, mỗi ngày thức dậy lúc 6 giờ sáng, liên tục làm việc 15 tiếng; hoặc suốt mấy chục năm ngày nào cũng như ngày nào chỉ ăn rau luộc, kiên trì chạy bộ hai tiếng để rèn luyện sức khỏe... bọn họ có thể làm những việc này không phải vì sự chăm chỉ trong cơ thể họ đã đánh bại phần lười biếng, mà vì họ đã biến lối sống như vậy thành một thói quen.”
Toshihiko Seko, một huyền thoại thoại marathon của Nhật Bản, khi được hỏi rằng “Anh có bao giờ thích ngủ nướng hơn là dậy sớm để tập luyện không?”
Ông bật cười và trả lời “Dĩ nhiên rồi. Sáng nào cũng vậy!”
Ngay cả những nhà vô địch, kẻ chinh phục vĩ đại cũng luôn luôn phải đối mặt với bản năng nguyên thủy tìm kiếm sự thoải mái và an toàn. Sự khác biệt ở đây là những người thành công không tìm cách để đánh bại cái bản năng này, vì họ biết rằng không thể làm thế mãi. Mà động lực cũng chỉ là hữu hạn, nó sẽ đến rồi cũng sẽ nhanh đi. Thay vào đó, biến những việc khó khăn trở nên quen thuộc, ngày này qua ngày khác, khi cơ thể đã quen với sự thay đổi, sự thay đổi đó sẽ trở thành bản năng mới, lấn át cả sự lười biếng và khó khăn.
Cũng như cái cách mà Toshihiko Seko chiến thắng bản năng bằng thói quen mỗi sáng của mình, đơn giản là xỏ giày vào và tập luyện trước khi ông để sự lười biếng đánh bại. Năm 1981, Seko lập liên tiếp hai kỷ lục thế giới ở hai cự ly 25km và 30km, thành tích đứng vững trong suốt hơn 30 năm và được lưu danh mãi mãi trong lịch sử.
“Khi bạn biến một hoạt động thành thói quen, bạn không cần dùng đến khả năng tự kiểm soát, đây chính là tinh hoa của cuốn sách này.” Giống như việc đánh răng hay đi tắm, bạn sẽ chẳng bao giờ cần suy nghĩ về nó, chỉ đơn giản là đến giờ, đứng dậy và làm nó mỗi ngày. Tự bản thân bạn sẽ tự động thực hiện công việc mà không cần đến bất kỳ động lực hay cuốn self-help nào cả.
“Hãy thử đấu tranh chống lại bản năng của mình, hãy xem một cuốn sách nhàm chán nhưng có giá trị, hãy dành một tiếng tập thể dục, hãy ăn đồ ăn có mùi vị không ngon nhưng giá trị dinh dưỡng cao, hãy để lối sống lành mạnh trở thành thói quen của bạn.” Sự khác biệt chỉ là có dám đứng lên mà bắt tay vào làm việc hay không mà thôi. Khi muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa, đừng suy nghĩ quá nhiều, cứ làm đi, vì khi bạn đang nghĩ có nên bắt đầu hay không thì người khác đã hoàn thiện nó mất rồi, đâu còn đến lượt bạn nữa.
Vì thế, mỗi khi có mục tiêu, hãy viết ra những việc cần làm, điều quan trọng là làm những việc ấy mỗi ngày. Kiên trì cho đến khi hành động trở thành thói quen, thói quen trở thành bản năng, bản năng trở thành tính cách và tính cách sẽ định nghĩa nên con người bạn.
Tự chủ, tự hạnh phúc
“Chúng ta độc lập về kinh tế, chúng ta mới có quyền tự do lựa chọn, thậm chí cả tự do nhân cách. Chúng ta cố gắng kiếm tiền không phải vì chúng ta thích tiền, vì bởi cả đời này “Tôi không muốn đến với ai vì tiền, cũng không muốn chia tay vì tiền”. Nếu hỏi tình yêu và bánh mì chọn cái nào, tôi sẽ nói hãy cho tôi tình yêu, bánh mì tôi sẽ tự mua.”
Mặc dù phần này tác giả Mễ Mông muốn gửi gắm đến những người phụ nữ còn đang trông chờ, phụ thuộc vào chồng, vào bạn trai nhưng ta cũng có thể suy rộng ra là tất cả mọi người.
Nếu bạn hỏi tại sao lại phải tự chủ trong khi có thể tìm thấy ai đó ngoài kia có thể chu cấp cho bạn? Đơn giản, mọi sự phụ thuộc thì đều chỉ là tạm thời, tự chủ mới là bền vững. Cuộc sống là vô thường, mà đã vô thường thì không ai biết trước điều gì hết, có chắc rằng người bạn tin tưởng sẽ mãi ở bên mà giúp đỡ, bao bọc bạn không? Vậy bạn muốn tạm thời hay bền vững?
“Nhiều khi tiền chính là tự do. Nhiều khi tiền chính là danh dự.” Mà muốn có tiền thì phải nỗ lực, phấn đấu, không có những thứ ấy, mãi mãi không có tự do, mãi mãi chỉ phụ thuộc vào người khác.
Lời Kết
Ngoài những gì đã kể ở trên, cuốn sách còn rất nhiều bài học, câu chuyện để bạn khám phá và trải nghiệm. Và nếu có thể, mong bạn sẽ hoàn thiện nốt phần còn lại.
“Sống thực tế giữa đời thực dụng” là một cuốn sách hay, đáng để đọc, phù hợp với phụ nữ, những bạn trẻ, hay những người cần động lực để thay đổi. Một góc nhìn của người đi trước đã trải qua đủ sóng gió cuộc đời từ khi còn là một đứa bé mà theo như tác giả tự nhận là “mập và xấu” cho đến khi trở thành một cây viết danh tiếng, “nữ hoàng truyền cảm hứng”.
Cá nhân mình khá ấn tượng với câu chuyện về người cha của Mễ Mông, một kẻ tệ bạc đến nỗi đứa con gái “như muốn cứa vào động mạch tay, đóng gói chỗ máu không sạch sẽ đang chảy trong người, trả lại cho ông” ta. Dường như phải trả qua một quá khứ không mấy tốt đẹp đã hủy hoại những phần “trẻ con” nhất trong tâm hồn của một con người, nhưng cũng đồng thời hun đúc lên một người phụ nữ bản lĩnh, kiên cường trước sóng gió cuộc đời.
Với mình, “Sống thực tế giữa đời thực dụng” có những chân thực riêng nhưng cũng không thiếu phần thêm thắt. Có lẽ mỗi người sẽ có những quan điểm riêng về từng câu chuyện, nhưng lòng nhiệt thành với công việc, sự tận tụy, khao khát, niềm cảm hứng và sự quyết tâm trong từng con chữ Mễ Mông kể sẽ luôn “thật” nhất trong lòng mỗi độc giả.
Như cô gái kiên cường ấy đã từng nói: “Bây giờ họ cũng giống như tôi, rất chăm chỉ chịu khó, rất mệt, nhưng lại có cảm giác kiên định. Dù không muốn nhưng tôi vẫn phải thừa nhận rằng con người cần sống tích cực. Vương Tiểu Ba nói rằng, đời người là bể khổ, không ai có thể chống lại được. Tôi biết chăm chỉ chưa chắc sẽ trở thành người tài giỏi. Nhưng không cố gắng, không chăm chỉ, sao có thể biết giới hạn của mình ở đâu?
Tôi muốn đánh cược!
Tôi không ngừng leo lên cao, không phải để thế giới nhìn ngắm mà là để có thể nhìn ngắm thế giới…”
BGM: "Đông phong phá|东风破" - Châu Kiệt Luân (Ai đã đọc sách rồi sẽ biết tại sao mình lại để bài này ở BGM :3)
266
|
9/15/2023 10:34:26 AM