Đông Di

Bản đồ thời nhà Chu gồm Hoa Hạ bao quanh là Tứ Di: Đông Di, Bắc Địch, Tây NhungNam Man
Quy (鬹) từ Văn hóa Đại Vấn Khẩu

Đông Di (chữ Hán: 東夷, bính âm: Dongyi) là thuật ngữ miệt thị trong lịch sử Trung Quốc để chỉ người Bách Bộc (tên gọi khác của người Việt cổ) ở phía Đông Bắc Trung Quốc.

Theo bản ghi chép xưa nhất của Trung Hoa "Tả truyện", nhà Thương bị sụp đổ bởi cuộc tấn công của vua Vũ nhà Chu, đồng thời lúc đó nhà Chu cũng tấn công Đông Di.[1] Tới giữa nhà Chu, người Đông Di đã dung hợp với người Hoa Hạ, trong sách vở từ thời Tần-Hán về sau không còn ghi chép nào về người Đông Di.

Nguồn gôc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở vùng sông Bộc có một nhóm khác cũng thuộc dòng Việt tộc, đó là nhóm Bách Bộc. Sông Bộc là con sông phát nguyên từ cao nguyên tỉnh Sơn Ðông chảy vào sông Hoàng Hà.

Nhóm Bách Bộc này sống bằng nghề canh nông và tầm tang (trồng dâu nuôi tằm dệt lụa). Họ có lối sống cổ sơ hồn nhiên trai gái giao du thân mật không bị cấm đoán “nam nữ thụ thụ bất tương thân” như Hoa tộc. Người Hoa thấy lối sống thân cận nam nữ của dân Bách Bộc thì chê bai chỉ trích là cảnh dâm loạn : “trên bộc trong dâu”.

Nhóm Bách Bộc này rồi cũng bị người Hoa tấn công chiếm đất. Không biết có những trận chiến xẩy ra khốc liệt như với nhóm Cửu Lê hay không vì không thấy sử chép nhưng biết rằng nhóm này bị lấn đất mãi, bị dồn lên cao nguyên Sơn Ðông và cuối cùng cũng bị đồng hóa với Hoa tộc. Nhóm Bách Bộc bị dồn lên cao nguyên Sơn Ðông này, Tàu gọi họ là Đông Di. Những người Di Việt bị dồn lên Cao nguyên Sơn Ðông vẫn còn tồn tại và luôn luôn nổi lên chống đối Hoa tộc. Cho mãi đến đời Tam Quốc nhóm người Đông Di này vẫn còn dằng dai kháng cự. Cụ thể là nhóm người mà Tàu gọi là Hoàng cân (khăn vàng, người Di này dùng khăn bịt đầu vì họ cắt tóc ngắn, phát tiễn, một dấu chỉ của người Việt, sử Tàu cũng cho biết người Di này nhuộm răng đen và xâm mình), nổi lên đánh phá khắp vùng Sơn Ðông làm điêu đứng nhà Hán không ít và cũng là dịp cho Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền xuất hiện lập ra ba nước Thục, Nguỵ, Ngô.

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý thuyết vũ trụ quan "Trung Hoa" (Sinocentric) có từ thời nhà Chu (cỡ 1046–256 TCN) đưa ra khái niệm "trời tròn đất vuông", coi "thiên hạ" (天下) là bao trùm gồm Hoa Hạ (華夏) ở tâm là người đã giáo hóa văn minh, và bao quanh là các dân tộc Tứ Di (man di mọi rợ) không phải người Trung Quốc, gồm Đông Di (東夷), Bắc Địch (北狄), Tây Nhung (西戎), và Nam Man (南蠻). Các chữ tượng hình chỉ các nhóm này đều có phần biểu thị "sâu bọ thú vật" [2][3]. Ngày nay chữ Hán đã lược bỏ phần biểu tượng này đi, nên trong các chữ Hán dẫn ra ở trên chỉ còn có ở chữ Địch (狄).

Chữ Di bao gồm nhiều nghĩa. Nghĩa chủ yếu là "yên bình". Trong sách Thuyết văn giải tự (說文解字) của người thời Hán là Hứa Thận giải nghĩa chữ Di là "gồm bộ đại và bộ cung", theo đó người Đông Di phát minh cung tên sớm nhất, có tài bắn tên. Cho nên mới nói "Đông Di" là những người bắn tên ở miền đông. Truyền thuyết và sách vở thời xưa ghi chép Hậu Nghệ là thủ lĩnh của người Đông Di. Nhưng chữ Di trong giáp cốt vănkim văn thời Thương-Chu thực tế gồm bộ "thi" hoặc bộ "nhân", không có bộ "cung". Có người cho rằng quan điểm 'gồm bộ đại và bộ cung' của chữ Di có thể là người thời Hán thêm bớt mà thành đến nay. Thiên hạ trong chủ nghĩa trung tâm của người Trung Quốc thì gọi chung là Tứ Di. Nhưng người Đông Di từ thời xa xưa đã dung hợp với người Hoa Hạ, trong sách vở từ thời Tần-Hán về sau không có ghi chép về quan hệ trực tiếp với người Đông Di.

Gốm đen thuộc văn hóa Long Sơn

Văn hóa Đông Di là một trong những nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới cổ nhất tại Trung Quốc. Theo một số học giả, văn hóa Đông Di thể hiện trong các nền văn hóa Hậu Lý, Bắc Tân, Đại Vấn Khẩu, Long SơnNhạc Thạch. Hà Đức Lượng (何德亮) cho rằng văn hóa Đông Di là một trong những nền văn hóa tiên tiến nhất thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc.[4]

Hệ thống chữ viết của người Đông Di được xem là hệ thống chữ viết sớm nhất vào thời kỳ đồ đá mới ở Trung Hoa. Người ta đã tìm thấy 20 ký tự tượng hình trong các hầm mộ Đông Di ở Sơn Đông (mộ táng văn hóa Đại Vấn Khẩu ở huyện Cử), trong đó có nhiều chữ như "旦、鉞(钺)、斤、皇、封、酒、拍、昃" (đán,、việt (việt), cân, hoàng, phong, tửu, phách, trắc), vẫn còn được dùng đến ngày nay để viết tiếng Hán hiện đại.

Còn có những chứng tích cho thấy rằng, người Đông Di đã sáng tạo ra cung tên. Các sách sử Trung Quốc như "Tả truyện", "Thuyết Văn Giải Tự", "Kinh Lễ" đều viết tương tự nhau về chuyện này.[5][6] Anh hùng bắn cung tên nổi tiếng trong truyền thuyết Trung Hoa, Hậu Nghệ, có thể là một lãnh đạo người Đông Di.

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy vật tổ thờ cúng tổ tiên của người Đông Di có hình dáng chim.[7]

Từ "Di" trong "Đông Di" có lịch sử lâu đời và mang nhiều ý nghĩa phức tạp.

Ngữ nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các từ điển tiếng Trung Quốc đưa ra trường ngữ nghĩa của từ "di" (tiếng Trung Quốc: 夷). Ví dụ từ điển "Trung-Anh Viễn Đông" đề cập 11 nghĩa sau:

  1. (ở Trung Hoa cổ đại) người mọi rợ ở phía Đông
  2. các tộc người ngoại quốc hoặc người nước ngoài
  3. thanh bình
  4. bằng phẳng
  5. bình an
  6. loại bỏ, tiêu diệt
  7. thương, đau
  8. các lớp
  9. bình thường
  10. to lớn
  11. một họ người Hoa[8]

Hai nghĩa đầu của từ "di" phản ánh quan niệm coi người Hán là trung tâm, xem người Di là người ngoài, thậm chí khinh họ là mọi rợ.

Cách viết hiện đại của chữ "di" là sự kết hợp giữa chữ "đại"- 大 nghĩa là "lớn" và chữ "cung"- 弓 chỉ cung tên. Tuy nhiên, dạng tượng hình nguyên thủy của nó thể hiện một người cong lưng đứng trên hai chân.

Cước chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ name="Zuozhuan"> Zuo Zhuan, the Shang Dynasty was attacked by King Wu of Zhou while attacking Dongyi and collapsed afterwards.《左傳》稱:「紂克東夷而損其身」。
  2. ^ Cioffi-Revilla, Claudio; Lai, David (1995). “War and Politics in Ancient China, 2700 BC to 722 BC”. The Journal of Conflict Resolution. 39 (3): 471–72.
  3. ^ Guo, Shirong; Feng, Lisheng (1997). “Chinese Minorities”. Trong Selin, Helaine (biên tập). Encyclopaedia of the history of science, technology and medicine in non-western cultures. Dordrecht: Kluwer. tr. 197. ISBN 978-0-79234066-9. During the Warring Stares (475 BC–221 BC), feudalism was developed and the Huaxia nationality grew out of the Xia, Shang, and Zhou nationalities in the middle and upper reaches of the Yellow River. The Han evolved from the Huaxia.
  4. ^ Deliang He 何德亮. On the Culture of Ancient Eastern Tribes in Qing Zhou "试论青州地区的东夷文化". 管子学刊. Đã bỏ qua tham số không rõ |vol= (gợi ý |volume=) (trợ giúp)
  5. ^ Thuyết Văn Giải Tự: chính là người Đông Di là những người đầu tiên tạo ra cung tên. 《说文解字·矢部》:"古者夷牟初作矢"
  6. ^ Kinh Lễ: Chính là người Hồi tạo ra cánh cung còng người Di tạo ra mũi tên.《礼记·射义》: "挥作弓,夷牟作矢"
  7. ^ http://www.cqvip.com/qk/83051x/2008003/28262707.html Hàn Kiến Nghiệp (韩建业), Dương Tân Cải (杨新改), Về đồ gốm hình chim đứng thẳng và văn tự trên đồ gốm của văn hóa Đại Vấn Khẩu (大汶口文化的立鸟陶器和瓶形陶文), Khảo cổ Giang Hán, 2008, số 3 (江汉考古-2008年-第3期). "Đồ gốm hình chim đứng thẳng với trang trí giống như lông vũ được phát hiện gần đây tại di chỉ văn hóa Đại Vấn Khẩu ở An Huy là vật tổ thờ cúng tổ tiên của người Đông Di. Các hình khắc trên gốm Đại Vấn Khẩu ở Sơn Đông có thể là một dạng sơ khởi của cách viết chữ "tổ"- "祖" trong tiếng Hán hiện đại. 新近安徽蒙城尉迟寺遗址发现的大汶口文化晚期的立鸟陶器,实即带有茅草或羽状装饰的陶祖,是东夷人祖先崇拜的产物。山东莒县陵阳河等墓地出土的大汶口文化晚期的瓶形陶文,不过是这类神圣陶祖的抽象形式,有可能就是"且"(祖)字的原型。"
  8. ^ Liang Shiqiu and Zhang Fangjie, eds. Far East Chinese-English Dictionary. Taipei: Far East Book Co. 1971, p. 283. ISBN 957-612-463-8

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Baxter, William H. 1992. A Handbook of Old Chinese Phonology. Mouton de Gruyter.
  • Cai Fengshu 蔡鳳書, Kodai Santō bunka to kōryū 古代山東文化と交流, Higashi Ajia to hantō kūkan 東アジアと『半島空間』, pp. 45–58, 2003.
  • Carr, Michael. 2007. "The Shi 'Corpse/Personator' Ceremony in Early China," in Marcel Kuijsten, ed., Reflections on the Dawn of Consciousness: Julian Jaynes's Bicameral Mind Theory Revisited, Julian Jaynes Society, 343-416.
  • Karlgren, Bernhard. 1957. Grammata Serica Recensa. Museum of Far Eastern Antiquities.
  • Li Xiaoding 李孝定. 1965. Jiagu wenzi zhishi 甲骨文字集釋 [Collected Explanations of Shell and Bone Characters]. 8 Vols. The Institute of History and Philology.
  • Luan Fengshi 栾丰实, 论"夷"和"东夷" (On "Yi" and "Dong Yi"), Zhongyuan Wenwu 中原文物 (Cultural Relics of Central China), 2002.1, pp. 16–20.
  • Matsumaru Michio 松丸道雄, Kanji kigen mondai no shintenkai 漢字起源問題の新展開, Chūgoku kodai no moji to bunka 中国古代の文字と文化, 1999.
  • Matsumaru Michio 松丸道雄 and Takashima Ken'ichi 高嶋謙一 ed., Kōkotsumoji Jishaku Sōran 甲骨文字字釋綜覽, 1994.
  • Schuessler, Axel. 2007. An Etymological Dictionary of Old Chinese. University of Hawaii Press.
  • Schuessler, Axel. 2009. Minimal Old Chinese and Later Han Chinese. University of Hawaii Press.
  • Shima Kunio 島邦男. 1971. Inkyo bokuji sōorui 殷墟卜辞綜類 [Concordance of Oracle Writings from the Ruins of Yin], 2nd rev. ed. Hoyu.
  • Shirakawa Shizuka 白川静, Jitō 字統, 2004.
  • Tang Jiahong 唐嘉弘, 东夷及其历史地位, Shixue yuekan 史学月刊, 1989.4, pp. 37–46.
  • Xu Guanghui 徐光輝, Kodai no bōgyo shūraku to seidōki bunka no kōryū 古代の防御集落と青銅器文化の交流, Higashi Ajia to hantō kūkan 東アジアと『半島空間』, pp. 21–44, 2003.
  • Xu Zhongshu 徐中舒, ed. 1988. Jiaguwen zidian甲骨文字典 [Shell and Bone (i.e., Oracle) Character Dictionary]. Sichuan Cishu.
  • Yoshimoto Michimasa 吉本道雅. “Chūgoku Sengoku jidai ni okeru "Shii" kannen no seiritsu 中国戦国時代における「四夷」観念の成立”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2006.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cohen, David Joel. 2001. The Yueshi culture, the Dong Yi, and the archaeology of ethnicity in early Bronze Age China. Ph.D. dissertation. Dept. of Anthropology, Harvard University.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
“Ikigai – bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Nhật Ken Mogi
Hướng dẫn sử dụng Odin – Thor's Father Valorant
Hướng dẫn sử dụng Odin – Thor's Father Valorant
Trong không đa dạng như Rifle, dòng súng máy hạng nặng của Valorant chỉ mang tới cho bạn 2 lựa chọn mang tên hai vị thần
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Nanami là dạng người sống luôn đặt trách nhiệm rất lớn lên chính bản thân mình, nên cái c.hết ở chiến trường ắt hẳn làm anh còn nhiều cảm xúc dang dở