"Đông phương hồng" | |
---|---|
Bài hát từ album Đông phương hồng (ca kịch) | |
Công bố | 1943 |
Thu âm | 24/10/1945 |
Thể loại | Bài hát yêu nước (Ái quốc ca khúc) |
Sáng tác | Mộc Công |
Soạn nhạc | Lý Hoán Chi |
"Đông phương hồng" (Trung văn giản thể: 东方红, phồn thể: 東方紅, bính âm: Dōngfāng hóng) là một bài nhạc chính trị nổi tiếng ở Trung Quốc. Giai điệu của bài bắt nguồn từ bài hát dân gian Dầu vừng. Một bản tình ca là Cưỡi ngựa trắng đã phổ biến ở miền bắc tỉnh Thiểm Tây trong những năm thập niên 1930 và 1940 đã cũng sử dụng giai điệu này và đã ảnh hưởng đến bài hát Đông phương hồng sau này. Tác giả ban đầu và của Đông phương hồng đang còn gây tranh cãi. Sau đó, nhà sáng tác Mộc Công và những người khác đã sửa đổi và biến nó trở thành phiên bản chính thức. Phiên bản hợp xướng hiện tại được sắp xếp bởi nhà soạn nhạc nổi tiêng Lý Hoán Chi. Bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông.
Nguyên bản của "Đông phương hồng" là "Dầu vừng" (芝麻油, Hán-Việt: Chi ma du), một bài dân ca cao nguyên Hoàng Thổ điển hình, không có quan hệ gì với tuyên truyền chính trị.[1] Ca từ như sau:
芝麻油,白菜心,要吃豆角嘛抽筋筋。三天不見想死個人,呼兒嗨喲,哎呀我的三哥哥。
Năm 1938, cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc bùng nổ. Nhà thơ An Ba (安波) đã viết lời mới cho "Dầu vừng", đặt tên là "Cưỡi ngựa trắng" (騎白馬):
Trung văn 蕎麥皮,落在地。 煤油燈,不接風, 騎紅馬,跑沙灘, |
Bính âm Qiáomài pí, luò zài dì. Méiyóu dēng, bù jiē fēng, Qí hóng mǎ, pǎo shātān, |
Âm Hán-Việt Kiều mạch bì, lạc tại địa. Môi du đăng, bất tiếp phong, Kỵ hồng mã, bào sa than, |
Dịch nghĩa Vỏ kiều mạch đã rơi trên mặt đất, Đèn dầu, trời đêm nay lạnh se se, Cưỡi ngựa tía và chạy trên bãi cát, |
Mùa đông năm 1943, Lý Hữu Nguyên (李有源), chiến sĩ thi đua huyện Hà (nay là huyện Giai) tỉnh Thiểm Tây dựa theo làn điệu của "Dầu vừng" soạn thành một bài dân ca dài đến hơn mười đoạn gọi là "Bài ca di dân". "Bài ca di dân" vừa có thành phần tự sự, vừa có thành phần trữ tình, thể hiện tâm trạng phấn khởi và cuộc sống hạnh phúc của đông đảo nông dân nghèo khổ dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản. Ca khúc sau khi ra đời đã được cháu trai của Lý Hữu Nguyên là ca sĩ nông dân Lý Tăng (李增) biểu diễn nhiều lần trước quần chúng nhân dân, rất được mọi người hoan ngênh.Sau đó một số người làm công tác văn nghệ Diên An đã sửa lại "Bài ca di dân", giảm xuống còn ba đoạn ca từ, đồng thời đổi tên thành "Đông phương hồng", đăng trên "Nhật báo giải phóng" (解放日報) năm 1944.
東方紅,太陽升,中國出了個毛澤東。他為人民謀幸福,他是人民的大救星。
山川秀,天地平,毛主席領導陝甘寧,迎接移民開山林,咱們邊區滿地紅。
三山低,五嶽高,毛主席治國有功勞,邊區辦得呱呱叫,老百姓頌唐堯。
邊區紅,邊區紅,邊區地方沒窮人,有了窮人就移民,移民能夠斷窮根。
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, để phù hợp cho đội hợp xướng biểu diễn, lần lượt có nhiều nhạc sĩ cải biên "Đông phương hồng" làm ca khúc hợp xướng. Bản hợp xướng "Đông phương hồng" lưu hành hiện nay là do nhạc sĩ Lưu Hoán (李涣) biên soạn. Dưới đây là toàn văn lời ca:
Trung văn |
Bính âm |
Âm Hán-Việt |
Dịch nghĩa |
Trong Đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc do Điền Hán, tác giả của quốc ca Cộng hòa nhân dân Trung Hoa-Nghĩa dũng quân tiến hành khúc, bị "đả đảo" nên trên thực tế "Đông phương hồng" đã thay thế "Hành khúc nghĩa dũng quân" trở thành quốc ca của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.[2] Theo Powell, một người Pháp từng bị giam giữ ở Trung Quốc từ năm 1957 đến năm 1964, thì lúc đó phạm nhân Trung Quốc mỗi buổi sáng phải hát hai ca khúc, một bài là Quốc tế ca, bài thứ hai chính là "Đông phương hồng".[3]
Năm 1970, Đông phương hồng số 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc được phóng lên không gian, trong đó bài hát mà máy phát nhạc điện tử của vệ tinh truyền về Trái Đất chính là "'Đông phương hồng". Năm 2007, trong số những ca khúc mà vệ tinh thăm dò Mặt Trăng đầu tiên của Trung Quốc-Hằng Nga số 1-phát trên khoảng không vũ trụ có hai bài hát mà trước đó hầu như ai cũng nghĩ là chắc chắn sẽ được chọn là "Đông phương hồng" và "Hành khúc nghĩa dũng quân".