Khi vua Gia Long lên ngôi, ông đã tổ chức ngay một nghi lễ triều chính cho công việc nhận tước vị này. Nhà vua ra lệnh soạn thảo bản quốc thiều để sử dụng trong các đại lễ của triều đình. Từ thời vua Gia Long trở đi, Đăng đàn cung còn được dùng mỗi khi vua du xuân hoặc khi xa giá từ Đại Nội lên đàn Nam Giao.
Sang thế kỷ 20 triều Khải Định, người trưởng ban nhạc trong Đại Nội bấy giờ là ông J. Tịnh (tức bác sĩ Nguyễn Đương Tinh) cho soạn lại Đăng đàn cung theo ký âm pháp của nhạc phương Tây để dễ sử dụng trong quân nhạc của Đại Nội.
Khi vua Bảo Đại hồi loan năm 1932, bản nhạc này đã được sử dụng để nghênh đón, đặc biệt lần này có thêm cả lời. Theo Ngọ báo (số 1521), lời bài hát "Đăng đàn" của ông Nguyễn Trung Phán (Thượng hạng Tú tài, Giáo sư ở Huế) và ông Nguyễn Trung Nghệ (Thị giảng Học sĩ, Giáo sư ở Huế)[1]. Mấy câu mở đầu bài là:
Kể từ sau thời gian trên thì bài Đăng Đàn Cung chỉ còn xuất hiện trong các đám tế lễ cổ truyền và ngày nay chúng ta còn được nghe mỗi khi có biểu diễn nhã nhạc Cung đình Huế hay trong Festival Huế 2004. Trong cuộc sống đời thường, trẻ em Huế thường hát theo điệu Đăng đàn cung nhưng với lời dân gian khác.
Để thể hiện bài này, dàn nhạc triều Nguyễn phải dùng cả trống đại, trống con, chũm chọe (cymbale), kèn, sáo và đàn hoà nhịp với nhau. Tiếng kèn và sáo là nổi trội nhất.
Ngọn đường thông thương ngàn dặm, xe tàu điện, tàu nước, tàu bay.
Nghề khôn khéo chạy khắp phương trời,
Càng ngày văn minh càng rộng, tranh cạnh lợi quyền.
Đất càng ngày càng rộng, dân giàu nước mạnh.
Nước càng ngày càng thịnh, của có thêm người khôn.
2.
Người Nam Quốc, một giống Tiên Rồng,
Thiệt giòng giai nhân tài tử, xưa rày gọi là nước tài ba.
Nền văn hiến, nặn đúc anh hùng,
Sẵn tài thông minh trời dựng, thêm nghề học hành.
Học càng ngày càng tiến, nghề nghiệp mở rộng.
Nước càng giàu càng mạnh, nòi giống thêm vẻ vang.
3.
Này Âu Á, gặp lúc phong trào,
Sẵn thấy gia công rèn tập, trăm nghề nghiệp đều biết đều hay.
Đường tiến hóa chạy suốt Tam Kỳ,
Càng ngày non sông càng đẹp, cảm ơn bù trì.
Chúc Đại Pháp bình an, nước nhà thịnh trị,
Chúc Nam Việt vạn tuế, trường thọ vô cương.
Năm 1942 ở Hà Nội, nhạc sĩ Lê Hữu Mục (1925 -) ghi lại nhạc, đặt lời ca khác gọi đó là Quốc ca Việt Nam, lấy tên "Tiếng Gọi Non Sông" còn có tên là Hồn Việt Nam:
"Đây núi sông hùng vĩ trời Nam. Đã bao đời vết anh hùng chưa hề tan.
Vì đâu máu ai ghi ngàn thu …" được một số người tin là quốc ca song ở miền Trung ít ai biết.
Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010, nhạc sĩ Ngọc Phan đã hòa âm và soạn lại lời mới cho điệu "Đăng đàn cung", tựa đề "Non Sông Vang Câu Ca Mừng":
1.
Khắp đất trời quê ta rộn rã lời ca,
Mừng đất nước đổi mới chan hoà.
Nhịp nhàng gái trai trẻ già, nắn cung đàn cùng hát lời ca,
Mừng đất nước đổi mới chan hoà,
Đời vui ấm no muôn nhà, tiếng ca cùng hoà.
Khắp đất trời quê ta tiếng ca đậm đà.
2.
Các dân tộc Việt Nam cùng đón niềm vui,
Mừng đất nước rộn rã tiếng cười.
Bạn bè khắp nơi trao lời, chúc mừng đất nước đẹp tươi,
Mừng Thủ đô - Thành phố bao đời,
Sử xanh vẫn luôn rạng ngời chiến công tuyệt vời.
Bao bạn bè năm châu hát chung niềm vui.
3.
Đây đất trời Thăng Long, Rồng chiếu hiển linh,
Ngàn năm sáng dải đất ân tình.
Cùng nhau sống trong thanh bình, tô thêm màu mảnh đất đẹp xinh,
Ngàn năm sáng dải đất ân tình,
Cùng vui sống trong thanh bình, tiếng ca ngọt lành.
Đôi điều về Đăng đàn cung quốc thiều của triều Nguyễn, Thiện Mộc Lan, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 1(27), 2000.
Bài: dậy dậy dậy, mở mắt xem toàn châu....... mới chính là bài Đăng đàn cung. Phật giáo Huế đã dùng nhạc này thay lời trong một đám rước ngày vía Thích ca mồng 8 tháng tư (vào khoảng năm 1933) Nó hay dùng trong các đám rước như Nam giao chẳng hạn.
Bài: Kìa núi vàng bể bac....xuất hiện ở Huế dưới thời chính phủ Pétain.Nguyền khoa Toàn(hình như là tá lý Bộ Học) đã ra sức phổ biến bài này trong học sinh. Trước đó chỉ có quốc thiều Pháp (bài Marseillaiise) Để mị dân. trong lễ lược đều đánh 2 bài: Marseillaiise trước rồi Kìa núi vàng sau...Thậm chí lá <cờ bảo hộ> trước đó là màu vàng có tam tài (xanh trắng đỏ) ở góc trên trong cũng được gỡ bỏ, chỉ còn màu vàng
Câu chuyện lấy bối cảnh ở một thế giới giả tưởng nơi tồn tại những con quái vật được gọi là ác quỷ, và thế giới này đang phải chịu sự tàn phá của chúng.
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)