Đường đi (lý thuyết đồ thị)

Một đường đi trong G là một dãy luân phiên các đỉnhcạnh: ( là đỉnh và là cạnh). Trong đồ thị thỏa mãn điều kiện liên kết với cặp đỉnh , nghĩa là:

  • liên kết với nếu đồ thị có hướng.
  • liên kết với nếu đồ thị vô hướng.

Khi đó ta gọi đỉnh đầu và đỉnh cuối của đường đi.

  • Xét đồ thị G (7 đỉnh) vô hướng sau:
Đồ thị G
  • Dãy các đỉnh: 1 e2 4 e10 5 là một đường đi
    • Đỉnh đầu: 1
    • Đỉnh cuối: 5
  • Dãy các đỉnh: 4 e10 5 e9 3 e12 7 là một đường đi
    • Đỉnh đầu: 4
    • Đỉnh cuối: 7

Dây chuyền

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. x1 u1 x2 u2... xm-1 um-11 xm (xi là đỉnh và ui là cạnh)
  • Trong đồ thị thỏa mãn điều kiện ui, liên kết với cập đỉnh (xi, xi+1) không phân biệt thứ tự nghĩa là:
  1. ui =(xi, xi+1) hay ui = (xi+1, xi) nếu đồ thị có hướng,
  2. ui = {xi, (xi+1)} nếu đồ thị vô hướng.
  • Khi đó ta gọi x1 là đỉnh đầu và xm là đỉnh cuối của dây chuyền.

Tính chất "đơn" và "sơ cấp" của đường đi và dây chuyền trong đồ thị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tính chất "đơn" của dây chuyền hay đường đi yêu cầu không có cạnh nào xuất hiện hai lần trong dây chuyền hay đường đi đó.
  • Tính chất "sơ cấp" (hay cũng gọi là "thứ cấp") yêu cầu không có đỉnh nào xuất hiện hai lần.

Chu trình và Mạch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Một chu trình trong đồ thị là một dây chuyền đơn mà có đỉnh đầu trùng đỉnh cuối, tức la dây chuyền có dạng: x1 u1 x2 u2… xm-1 um-1 xm um x1

sao cho các cạnh u1, u2,…,um đôi một khác nhau.

  • Một mạch trong đồ thị là một đường đi đơn mà có đỉnh đầu trùng đỉnh cuối, tức là đường đi có dạng: x1 u1 x2 u2… xm-1 um-1 xm um x1

sao cho các cạnh u1, u2,…,um đôi một khác nhau. Từ các định nghĩa trên, ta có các khái niệm sau đây thường được dùng trong lý thuyết đồ thị:

Dây chuyền sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dây chuyền sơ cấp là dây chuyền không có đỉnh lập lại.

Đường đi sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đường đi sơ cấp là đường đi không có đỉnh lập lại.

Chu trình sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chu trình sơ cấp là đường đi không có đỉnh lập lại (ngoại trừ đỉnh đầu và đỉnh cuối).

Mạch sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mạch sơ cấp là mạch không có đỉnh lập lại (ngoại trừ đỉnh đầu và đỉnh cuối).

Trong trường hợp đồ thị vô hướng thì:

  • Hai khái niệm dây chuyền và đường đi là như nhau,
  • Hai khái niệm chu trình và mạch là như nhau.
  • Do đó chúng ta cũng dùng thuật ngữ đường đi cho đồ thị vô hướng. đôi khi một mạch trong đồ thị có hướng cũng được gọi là một " chu trình có hướng ", hay một đường đi trong đồ thị có hướng cũng được gọi là " đường đi có hướng" để nhấn mạnh.

Khi các cạnh hoàn toàn được hiểu rõ (chẳng hạn như trong một đồ thị vô hướng không có cạnh song song) thì:

  • Một dây chuyền x1 u1 x2 u2…xn-1 un-1 xn có thể viết gọn là x1 x2…xn-1 xn.
  • Một chu trình x1 u1 x2 u2…xn-1 un-1 xn có thể viết gọn là x1 x2…xn-1 xn.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Đan Thư - Dương Anh Đức, Giáo trình lý thuyết đồ thị, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản. ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Mega Armor Mel - Giant Gospel Cannon
Giới thiệu AG Mega Armor Mel - Giant Gospel Cannon
Nhìn chung Mel bộ kỹ năng phù hợp trong những trận PVP với đội hình Cleaver, khả năng tạo shield
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
Năm ấy, tôi 12 tuổi, anh 22 tuổi. Lần đó là dịp mẹ cùng mấy cô chú đồng nghiệp tổ chức họp mặt tại nhà, mẹ mang tôi theo
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Tổng hợp tất cả nhân vật trong Overlord
Danh sách các nhân vật trong Overlord
Hướng dẫn tải và cài đặt ứng dụng CH Play cho mọi iPhone, iPad
Hướng dẫn tải và cài đặt ứng dụng CH Play cho mọi iPhone, iPad
Được phát triển bởi thành viên của Group iOS CodeVn có tên Lê Tí, một ứng dụng có tên CH Play đã được thành viên này tạo ra cho phép người dùng các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS có thể trải nghiệm kho ứng dụng của đối thủ Android ngay trên iPhone, iPad của mình