Đại sứ Du lịch Việt Nam

Đại sứ du lịch Việt Nam là một danh hiệu danh dự của một cá nhân để thực hiện các công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Việt Nam.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quy chế Bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu chuẩn, hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam có quy định rõ:

Tiêu chuẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều 4 Quy chế nói trên cũng quy định các tiêu chuẩn của Đại sứ Du lịch Việt Nam

Đối với công dân Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Là công dân Việt Nam, có lòng yêu nước, lý lịch nhân thân tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trung thực, gương mẫu, trách nhiệm, có đủ điều kiện về sức khỏe, không vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước.
  3. Có kinh nghiệm tham gia các hoạt động xã hội.
  4. Có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động của mình, có thành tựu nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp và xã hội, có đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của xã hội.
  5. Có khả năng vận động tài chính từ những nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam.
  6. Có khả năng trình bày, tuyên truyền trước công chúng nước ngoài bằng tiếng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ nước sở tại.
  7. Có uy tín và có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.
  8. Tự ứng cử hoặc được cá nhân, tổ chức khác giới thiệu ứng cử Đại sứ Du lịch Việt Nam.

Đối với người nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Là công dân nước sở tại, có tình cảm và gắn bó với Việt Nam, lý lịch nhân thân tốt, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và những quy định của nước sở tại.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trung thực, gương mẫu, trách nhiệm, có đủ điều kiện về sức khỏe.
  3. Có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động của mình, có thành tựu nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp, xã hội tại nước sở tại, có đóng góp tích cực cho Việt Nam.
  4. Có khả năng trình bày, tuyên truyền trước công chúng nước ngoài bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ nước sở tại.
  5. Có khả năng vận động tài chính từ những nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam.
  6. Tự ứng cử hoặc được cá nhân, tổ chức khác giới thiệu ứng cử Đại sứ Du lịch Việt Nam.

Các đời Đại sứ du lịch Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm kỳ Đại sứ Du lịch Việt Nam là 1 năm với thời gian bổ nhiệm vào tháng 9 hàng năm.

Nhiệm kỳ 2011-2012

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Lý Nhã Kỳ (tháng 9 năm 2011 - tháng 9 năm 2012)[2]

Nhiệm kỳ 2014-2015

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ứng cử viên:

  1. Lý Nhã Kỳ: Cô đã chính thức tuyên bố xin rút lui không ứng cử.
  2. Nguyễn Lan Phương (diễn viên phim Cô gái xấu xí)
  3. Châu Mộng Như:
  4. Jennifer Phạm Vũ Phượng Hoàng:

Nhiệm kỳ 2017-2020

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 3 năm 2017, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch ký quyết định bổ nhiệm Jordan Vogt-Roberts trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2020[3][4][5][6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quyết định 2995/QĐ-BVHTTDL ngày 20/09/2011
  2. ^ “Quyết định 3000/QĐ-BVHTTDL Về việc bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2012” (Thông cáo báo chí). Huỳnh Vĩnh Ái. ngày 21 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ Đức Anh (ngày 10 tháng 3 năm 2017). “Đạo diễn phim Kong trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam”. VnExpress.
  4. ^ Đạo diễn phim Kong: Skull Island được đề xuất làm Đại sứ Du lịch Việt Nam Lâm Minh, báo điện tử Tổ Quốc 10/03/2017 - 06:44
  5. ^ Quyết định 858/QĐ-BVHTTDL bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam 2017 2020 Nguyễn Ngọc Thiện 10/03/2017
  6. ^ Công bố và trao quyết định Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2020 Lưu trữ 2017-03-29 tại Wayback Machine Hoàng Hà -Nam Nguyễn, Lâm Minh - Nam Nguyễn Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 14/03/2017 08:35:00 (GMT + 7)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Freelancer là một danh từ khá phổ biến và được dùng rộng rãi trong khoảng 5 năm trở lại đây
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của xã hội và công nghệ, việc chuẩn bị các kỹ năng bổ ích cho bản thân