Đạo luật Quan hệ Đài Loan

Luật Quan hệ Đài Loan
Quốc huy Hoa Kỳ
Tên đầy đủMột đạo luật với mục đích duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Tây Thái Bình Dương và phát triển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bằng việc cho tiếp tục quan hệ thương mại, văn hóa và những quan hệ khác giữa nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân Đài Loan, và những mục đích khác.
Viết tắtTRA
Ban hành bởiQuốc hội Hoa Kỳ thứ 96
Hiệu lựcNgày 1 tháng 1 năm 1979
Trích dẫn
Luật côngPub.L. 96–8
Stat.93 Stat. 14
Điều lệ
Tiêu mục được sửa đổi22 U.S.C.: Foreign Relations and Intercourse
Khoản U.S.C. được tạo22 U.S.C. ch. 48 § 3301 et seq.
Quá trình lập pháp
  • Giới thiệu vào Quốc Hội Hạ viện với tên "Luật Quan hệ Hoa Kỳ - Đài Loan" (H.R. 2479 bởi Clement J. Zablocki (D-WI) vào ngày 28 tháng 2 năm 1979
  • Hội đồng xem xét: Ủy ban Đối ngoại Hạ viện
  • Thông qua Hạ viện vào ngày 13 tháng 3 năm 1979 (345–55)
  • Thông qua Thượng viện vào ngày 14 tháng 3 năm 1979 (90–6)
  • Được ủy ban hội ý liên tịch đưa vào biên bản vào ngày 24 tháng 3 năm 1979; được tán thành bởi Hạ viện vào ngày 28 tháng 3 năm 1979 (339–50) vào bởi Thượng viện vào ngày 29 tháng 3 năm 1979 (85–4)
  • Được Tổng thống Jimmy Carter ký thành luật vào ngày 10 tháng 4 năm 1979
Tu chính án lớn
Tố tụng Tòa án Tối cao
Luật Quan hệ Đài Loan
Phồn thể臺灣關係法

Luật Quan hệ Đài Loan là một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ quy định về quan hệ không chính thức giữa Hoa KỳĐài Loan sau khi Hoa Kỳ thừa nhận nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1979, Hoa Kỳ xác lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và hủy bỏ Điều ước phòng ngự chung giữa Đài Loan và Hoa Kỳ.

Chính quyền Đài Loan vận động Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật bảo đảm an ninh cho Đài Loan.[1][2] Nhằm thuyết phục các nghị sĩ Quốc hội, Đài Loan lập luận Trung Quốc là một nước cộng sản vi phạm quyền con người và quyền tự do tôn giáo, Hoa Kỳ và Đài Loan từng hợp tác trong chiến tranh.[3][4]

Thượng nghị sĩ Barry Goldwater cùng những nghị sĩ khác khởi kiện chính quyền của Jimmy Carter tại Tòa án tối cao về việc đơn phương hủy bỏ Điều ước phòng ngự chung với Đài Loan. Goldwater lập luận Carter đã vượt quyền hạn vì tổng thống phải có Thượng viện phê chuẩn thì mới được hủy bỏ một điều ước quốc tế. Tòa án tối cao tuyên bố không có thẩm quyền xử vụ kiện.[5]

Quốc hội Hoa Kỳ bác bỏ dự thảo luật ban đầu của Bộ Ngoại giao và xây dựng dự thảo riêng. Quốc hội thông qua Luật Quan hệ Đài Loan vào năm 1979 sau khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Luật Quan hệ Đài Loan thành lập Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan nhằm duy trì quan hệ thương mại, văn hóa và những quan hệ khác thông qua một kênh không chính thức, không thuộc chính quyền.[6] Đạo luật có hiệu lực hồi tố từ ngày 1 tháng 1 năm 1979.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Định nghĩa về Đài Loan

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo luật không sử dụng quốc hiệu "Trung Hoa Dân quốc" của Đài Loan mà gọi là "nhà đương cục tại Đài Loan". Dựa theo nội dung của Điều ước phòng ngự chung giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, đạo luật định nghĩa "Đài Loan là gồm hòn đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ nhưng không bao gồm Kim Mônquần đảo Mã Tổ.[7]

Quan hệ không chính thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo luật quy định Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan như một đại sứ quán trên thực tế của Hoa Kỳ tại Đài Loan với những quyền hạn đặc biệt. Đạo luật quy định những điều ước quốc tế giữa Đài Loan và Hoa Kỳ từ trước năm 1979 tiếp tục có hiệu lực trừ phi bị hủy bỏ.

Đạo luật quy định Đài Loan được coi như một nước ngoài dưới pháp luật Hoa Kỳ và chính quyền Hoa Kỳ được đối xử với Đài Loan như thể Hoa Kỳ có quan hệ ngoại giao với Đài Loan.[8]

Quy định quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích chính của đạo luật là bảo đảm tổng thống không đơn phương thay đổi chính sách Đài Loan của Hoa Kỳ mà chưa xin phép Quốc hội. Đạo luật không quy định về phản ứng của Hoa Kỳ nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan. Đạo luật quy định "Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Đài Loan những khí tài phòng thủ cần thiết để cho Đài Loan có thể duy trì đủ khả năng tự vệ" và Hoa Kỳ sẽ "duy trì khả năng chống lại việc dùng vũ lực hoặc những hình thức cưỡng bách khác nhằm phương hại an ninh hoặc chế độ kinh tế, xã hội của nhân dân Đài Loan".[9] Tổng thống và Quốc hội quyết định tính chất, lượng khí tài phòng thủ mà Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Đài Loan.

Đạo luật quy định Hoa Kỳ sẽ "xem bất cứ nỗ lực nào không hòa bình nhằm quyết định tương lại của Đài Loan, bao gồm tẩy chay và cấm vận, như một mối đe dọa hòa bình, an ninh của Tây Thái Bình Dương, được Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm.

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Tiểu Bình cho rằng Hoa Kỳ thông qua Luật Quan hệ Đài Loan là tráo trở, làm trái lại điều đã cam kết với Trung Quốc.[10]

Chính quyền Reagan

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1982, chính quyền Reagan đưa ra Sáu điều bảo đảm với Trung Quốc. Trong thông cáo ngày 17 tháng 8, Hoa Kỳ đồng ý bán ít vũ khí hơn cho Đài Loan nhưng cũng tuyên bố Hoa Kỳ không chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Chính quyền Clinton

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thập niên 90, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết nhấn mạnh rằng Luật Quan hệ Đài Loan là cơ sở của quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, được Tổng thống Bill Clinton kí ban hành.[11][12]

Từ năm 2000

[sửa | sửa mã nguồn]

Một báo cáo tháng 7 năm 2007 của Phòng Khảo cứu Quốc hội xác định Hoa Kỳ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan. Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Trung Quốc phản đối việc Hoa Kỳ tiếp tục can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ling, Huping; Austin, Allan W. (17 tháng 3 năm 2015). Asian American History and Culture (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 142. ISBN 978-1-317-47645-0.
  2. ^ Newsom, David D. (1996). The Public Dimension of Foreign Policy (bằng tiếng Anh). Indiana University Press. tr. 191. ISBN 978-0-253-21024-1.
  3. ^ Dittmer, Lowell (2001). “Reform and Chinese foreign policy”. Trong Zhao, Jianmin; Dickson, Bruce (biên tập). Remaking the Chinese State: Strategies, Society, and Security. Routledge. tr. 179.
  4. ^ ROBERT GREEN, Mixed Signals, Taiwan Today, 07/01/2009
  5. ^ China Mutual Defense (1954) Lưu trữ 2017-03-21 tại Wayback Machine, American Institute in Taiwan
  6. ^ April 10, 1979: Taiwan Relations Act Statement on Signing H.R. 2479 Into Law, UCSD
  7. ^ 陳鴻瑜 (20 tháng 7 năm 2008). 台灣法律地位之演變(1973-2005) (PDF) (Bản báo cáo). 臺北縣: 淡江大學東南亞研究所. tr. 9. 對於台灣的定義是規定在第十五條第二款:「台灣一詞:包括台灣島及澎湖群島,這些島上的居民,依據此等島所實施的法律而成立的公司或其他法人,以及1979年1月1日前美國所承認為中華民國的台灣統治當局與任何繼位統治當局(包括其政治與執政機構。)」從而可知,台灣關係法所規範的台灣只包括台灣和澎湖群島,並不包括金門、馬祖等外島。
  8. ^ Taiwan Relations Act: Public Law 96-8 96th Congress Lưu trữ 2008-05-18 tại Wayback Machine Sec. 4 under APPLICATION OF LAWS; INTERNATIONAL AGREEMENTS
  9. ^ https://www.congress.gov/96/statute/STATUTE-93/STATUTE-93-Pg14.pdf [liên kết URL chỉ có mỗi PDF]
  10. ^ Zhao, Suisheng (2023). The dragon roars back : transformational leaders and dynamics of Chinese foreign policy. Stanford, California: Stanford University Press. tr. 55. ISBN 978-1-5036-3415-2. OCLC 1332788951.
  11. ^ H.Con.Res.56 - Commemorating the 20th anniversary of the Taiwan Relations Act., Congress.gov, 3/17/1999
  12. ^ H.Con.Res.53 - Concerning the Taiwan Relations Act., Congress.gov, 3/11/1999

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Albedo vuốt đôi tai nhỏ nhắn, hôn lên sống mũi nàng mèo thật nhẹ. Cô thế này có vẻ dễ vỡ
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Vạn Hoa Đồng Tả Luân Nhãn là dạng thức cấp cao của Sharingan, chỉ có thể được thức tỉnh và sử dụng bởi rất ít tộc nhân gia tộc Uchiha
17 website hữu ích cho các web developer
17 website hữu ích cho các web developer
Giữ các trang web hữu ích có thể là cách nâng cao năng suất tối ưu, Dưới đây là một số trang web tốt nhất mà tôi sử dụng để giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn