Tiếng Khách Gia | |
---|---|
客家话, Hakka | |
Sử dụng tại | CHND Trung Hoa, Malaysia, Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), Singapore, Philippines, Indonesia, Mauritius và các khu vực trên thế giới có cộng đồng người Khách Gia định cư. |
Khu vực | tại Trung Quốc: phía đông tỉnh Quảng Đông; khu vực tiếp giáp của tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây |
Tổng số người nói | 34 triệu |
Phân loại | Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng
|
Hệ chữ viết | Chữ Hán Phiên âm Bạch thoại, tiếng Khách Gia[1] |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | không có (các dự luật đã được đưa ra đề nghị làm một trong các 'quốc ngữ' tại Trung Hoa Dân Quốc); một trong những ngôn ngữ dùng trong thông báo giao thông công cộng tại THDQ [2]; chính quyền THDQ tài trợ cho các đài truyền hình phát tiếng Khách Gia để bảo tồn ngôn ngữ |
Quy định bởi | Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông đã đưa ra một phương pháp latinh hóa phương ngữ Khách Gia vùng Mai Huyện vào năm 1960, một trong bốn ngôn ngữ có được ưu thế này tại Quảng Đông. Nó được gọi là Phương án Bính âm Khách Gia thoại. |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | zh |
chi (B) zho (T) | |
ISO 639-3 | hak |
Tiếng Khách Gia hay tiếng Hẹ, (chữ Hán giản thể: 客家话, chữ Hán phồn thể: 客家話, âm tiếng Hakka: Hak-ka-fa/-va, bính âm: Kèjiāhuà, âm Hán-Việt: Khách Gia thoại) là ngôn ngữ giao tiếp của tộc người Khách Gia sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Trung Quốc và hậu duệ của họ sống rải rác khắp khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cũng như trên toàn thế giới.
Ngôn ngữ Khách Gia có nhiều thổ âm sử dụng ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quý Châu và các đảo Hải Nam và Đài Loan. Tiếng Khách Gia và hầu hết các tiếng (phương ngữ) khác cùng thuộc Hán ngữ như tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Mân không thể hiểu lẫn nhau.
Trong số các thổ âm của tiếng Khách Gia thì thổ âm Moi-yen/Moi-yan (梅縣, âm tiếng Hán phổ thông: Méixìan, âm Hán-Việt: Mai huyện) ở vùng Mai huyện, đông bắc tỉnh Quảng Đông, thường được coi là dạng chuẩn của tiếng Khách Gia.
Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông năm 1960 đã tạo ra hệ chữ viết Latinh chính thức cho phương ngữ này, một trong 4 thứ tiếng đạt được quy chế này ở Quảng Đông.
Tên gọi Khách Gia có nghĩa là "những người khách" (từ nơi khác đến). Bản thân người Khách Gia gọi ngôn ngữ của chính họ là Hak-ka-fa (-va) 客家語 (Khách Gia ngữ), Hak-fa (-va) (Khách ngữ), 客語, Tu-gong-dung-fa (-va) 土廣東話 (Thổ Quảng Đông thoại).