Đấu củng

Đấu củng tại chùa Keo, Thái Bình, một trong số ít đấu củng còn xuất hiện trên các công trình kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
Đấu củng đỡ hiên được trang trí sặc sỡ tại Khai Nham tự (Gaeamsa), Hàn Quốc.

Đấu củng (tiếng Trung: 斗拱; bính âm: dǒugǒng) là một yếu tố cấu trúc độc đáo được cấu tạo từ một bộ các khối gỗ (đấu) và các tay xà ngắn (củng) được cắt gọt sao cho khi chồng lên chúng sẽ đan cài vào nhau để tạo thành một khối thống nhất. Kết cấu này được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc truyền thống Á Đông.

Đấu củng lần đầu tiên được sử dụng trong các công trình kiến trúc vào những thế kỷ cuối TCN và phát triển thành một mạng lưới cấu trúc nối các cột với khung của mái nhà. Đấu củng được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc cổ đại vào thời Xuân Thu (770–476 TCN)[1] và phát triển đến mức hoàn thiện và đỉnh cao vào thời ĐườngTống. Nhờ vào trình độ thủ công cao, các thành phần có thể nối lại bằng các khớp với nhau mà không cần sử dụng đinh ốc hay keo dán. Sau thời nhà Tống, các bộ giá đỡ và bộ khung mang ý nghĩa trang trí hơn khi được sử dụng trong các cấu trúc nguy nga và các công trình tôn giáo quan trọng, không còn mang vai trò như Đấu củng truyền thống.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
Đấu củng đỡ hiên được trang trí sặc sỡ tại gác chuông của Tửu Kiến tự, Hyōgo, Nhật Bản
Tượng tháp chùa, cổ vật thời Lý khai quật tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Thấy rõ kết cấu đấu-củng, mái lợp ngói âm dương.

Đấu củng là kết cấu đỡ mái theo hình dạng chống rường và là một thành phần không thế thiếu trong một kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Trung Hoa khi tường, cửa chính và cửa sổ không phải là cấu trúc chịu tải và đôi lúc được làm bằng lưới, bùn hoặc các chất liệu thanh mảnh khác. Tường trong kiến trúc Trung Quốc truyền thống có chức năng phân định không gian trong cấu trúc chứ không phải để trợ lực.

Trong một cấu trúc gỗ có phần dưới là các trụ cột và phần trên là các thanh xà, thì phần liên kết chúng (còn gọi là mái chìa, hay mái nhô) là vô cùng quan trọng. Đây là bộ phận đặc biệt của đấu củng, một yếu tố cấu trúc độc đáo của các rầm chia gỗ đan cài với nhau. Để tạo bộ rầm chia đan cài với nhau, người ta đặt một khối gỗ lớn (đấu) trên một cái cột để làm thành một bệ đỡ cứng chắc cho các rầm chia hình cung (củng). Các củng này đến lượt nó sẽ nâng đỡ cho thanh xà hoặc một cái củng khác phía trên.[2]

Vào thời nhà Minh đã xuất hiện các kết cấu gỗ khác hỗ trợ đấu củng đỡ mái. Điều này cho phép đấu củng mang thêm một yếu tố trang trí và các bộ khung trở nên nhỏ hơn và nhiều hơn. Chùa Báo ÂnTứ Xuyên là một ví dụ điển hình cho phong cách đấu củng đời nhà Minh. Nó có bốn mươi tám loại và 2.200 bộ đấu củng khác nhau để đỡ mái và trang trí. Đây là một quần thể tu viện thế kỷ 15 được bảo tồn tốt nằm ở phía tây bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1440 đến 1446 dưới triều vua Minh Anh Tông (1427–64).[3]

Dù không cần dùng keo hay đinh ốc để nối chúng lại với nhau nhưng việc lắp đặt các thanh gỗ theo đúng khuôn, ăn khớp nhịp nhàng tạo thành một hệ thống vững chắc và linh hoạt nên khi xảy ra động đất, kết cấu này vẫn giữ vững mái nhà và khung nhà.[4] Trong bộ phim tài liệu Secrets of China's Forbidden City của đài BBC, người ta đã sử dụng một mô hình có tỷ lệ 1:5 và một máy lắc động đất để đo độ bền của các công trình sử dụng đấu củng. Kết quả đã cho thấy, mô hình với kết cấu đấu củng có thể chịu cường độ của trận động đất lên tới 10,1 độ Richter mà không hề sập.[1][5]

Đấu củng tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bằng chứng khảo cổ tại khu vực Hoàng thành Thăng Long chưa đủ chứng minh sự xuất hiện của đấu củng trong kiến trúc thời Lý – Trần.[6] Ngoài ra, công trình của nhà nghiên cứu Nhật Bản Tomoda Masahiko và Shimizu Shinichi về một số mô hình kiến trúc bằng đất nung từ thời Trần cho thấy kiến trúc thời Lý có hệ thống khung giá đỡ là hệ đấu củng giống như kiến trúc gỗ tại các cung điện của Trung Quốc hay Nhật Bản, Hàn Quốc.[7] Hiện nay, kết cấu đấu củng còn tồn tại trên một số công trình cổ như gác chuông chùa Keo,[8] hậu cung chùa Bối Khê[9] hay cổng Tam quan chùa Kim Liên.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Phương Hoa (ngày 13 tháng 8 năm 2017). “Kết cấu 2.500 năm giúp Tử Cấm Thành chống hàng trăm trận động đất”. VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ Lam, Sharon (ngày 1 tháng 9 năm 2017). “Dougong: The enduring appeal of an ancient Chinese building technique”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ “Ancient Charm Remains Intact”. Nhân Dân nhật báo. ngày 25 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ Hernandez, Marco (ngày 4 tháng 2 năm 2019). “China built the Forbidden City to withstand earthquakes - without using a single nail” (bằng tiếng Anh). Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ Gu Xin (ngày 11 tháng 8 năm 2017). “BBC documentary reveals secrets of Forbidden City”. Chinadaily.com.cn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ TS. Trần Việt Anh, Ths. Đỗ Đức Tuệ, Ths. Nguyễn Hồng Quang (ngày 18 tháng 12 năm 2018). “Kiến trúc hoàng cung qua các phát hiện khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long”. Tạp chí Kiến trúc. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Minh Nguyệt. “Kiến trúc cung điện thời Lý-Trần dưới ánh sáng khảo cổ học”. Báo Vĩnh Long. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ Ninh Thanh (ngày 10 tháng 2 năm 2020). “Độc đáo kiến trúc chùa Keo Thái Bình”. Đài phát thanh và truyền hình Thái Bình. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ Phương Mai (ngày 9 tháng 2 năm 2018). “Công bố những tư liệu ít người biết về chùa Việt”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Trong những ngày ngoài kia là trận chiến căng thẳng, trong lòng là những trận chiến của lắng lo ngột ngạt