Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo

1. Sự ra đời 3 Tôn giáo gốc Abraham

Đầu tiên là một sự thật nếu ai tìm hiểu thì đã biết từ lâu nhưng vẫn gây bất ngờ cho cho những ai vừa nghe đến lần đầu: Do Thái giáo, Kito giáo (Thiên Chúa Giáo theo cách gọi của tiếng Việt) và Hồi giáo đều là 3 tôn giáo độc thần có chung một nguồn gốc: Tổ phụ Abraham - một người sống vào đầu thiên niên kỷ II TCN (tức cách đây 4000 năm).

Abraham, theo Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập. Abraham đẻ ra Isaac và Ishmael với 2 người vợ/nàng hầu khác nhau, và 2 người này lần lượt được coi là tổ phụ của 2 dân tộc Do Thái và Ả-rập. Đối với người Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, Abraham là tổ phụ của dân Israel qua Isaac. Issac sinh ra Jacob, người sẽ là tổ phụ của 12 chi tộc Israel. Riêng đối với người Hồi giáo, Abraham là một tiên tri của Hồi giáo và là tổ phụ của Muhammad qua Ishmael.

Trong kinh Torah và Qur’an, Abraham được miêu tả là vị tổ phụ được Thiên Chúa chúc phúc. Abraham được Thiên Chúa kêu gọi rời bỏ quê hương ở thành Ur để đến vùng đất mới Canaan (Canaan là một vùng ở Cận Đông cổ đại, trong suốt cuối thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Theo mô tả trong Kinh Thánh, tương ứng với vùng Levant. Ngày nay là Liban, Israel, Palestine, phần phía Tây Jordan và Tây Nam Syria). Hành động này được xem là sự chấp nhận một giao ước với Thiên Chúa: tôn thờ Yahweh là Thiên Chúa duy nhất của vũ trụ, và nhận lãnh phước hạnh dư dật của Thiên Chúa cho đến đời đời. Thiên Chúa dành cho Abraham một lời hứa đặc biệt, ấy là bởi ông mà các dân tộc trong thế gian được chúc phúc.

Tên ban đầu của ông là Abram nghĩa là "cha cao quý" hoặc "người cha được tôn kính". Về sau được Chúa đổi tên thành Abraham, nghĩa là "cha của nhiều dân tộc". Tín hữu Do Thái giáo gọi ông là Avraham Avinu, nghĩa là "Abraham, Cha chúng ta". Do vị trí đặc biệt của Abraham trong lịch sử, niềm tin và sách thánh của Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo mà ba tôn giáo này thường được gọi chung là "các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham".

A/ Do Thái Giáo

Do Thái giáo có nguồn gốc từ Trung Đông trong khoảng Thời đại đồ đồng, được xem là một trong những tôn giáo đơn thần cổ đại nhất thế giới. Đạo Do Thái giáo trong quan điểm của những người Do Thái sùng đạo thì tôn giáo này là mối quan hệ giao ước giữa Người Israel (cổ đại) (và sau này, người Do Thái) với Thiên Chúa. 3000 năm về trước, vị vua của người Do Thái tên là vua David đã đánh bại tên khổng lồ Goliath. Sau khi xâm lược Canaan, Jerusalem được vua David lựa chọn trở thành kinh đô của người Do Thái.

B/ Kito Giáo

Nước Israel thống nhất tồn tại qua 3 đời vua là Saul, David và Solomon. Sau khi Solomon chết, thì nước Israel thống nhất tách ra thành vương quốc Bắc Israel và vương quốc Judah phía nam. Vương quốc Bắc Israel tồn tại tới năm 720 TCN thì bị chiếm bởi Đế chế Tân Assyria, còn vương quốc Judah tồn tại tới năm 587-586 TCN thì bị chiếm bởi Đế chế TÂN Babylon. Đế chế Tân Babylon khi chiếm vương quốc Judah thì đã bao gồm cả vùng đất của Tân Assyria và Bắc Israel trước kia. Tân Babylon cai trị khoảng 60 năm thì quốc gia này bị Cyrus Đại Đế của Đế chế Achaemenid (Đế Quốc Ba Tư thứ nhất) xâm chiếm. Và tự tới lượt mình, Ba Tư bị Alexander Đại Đế của Macedonia tiêu diệt, rồi sau khi Alexander mất đi, vùng Palestine còn trải qua sự thống trị của vương quốc Ptolemaic (Ai Cập Hy Lạp hóa) và Đế chế Seleucid. Vùng đất Palestine là tên gọi được các nhà văn Hy Lạp cổ đại sử dụng, là một khu vực địa lý tại Tây Á, nằm giữa Địa Trung Hải và sông Jordan, đôi khi được cho là bao gồm các lãnh thổ lân cận, gồm hầu hết lãnh thổ của Vùng đất Israel. Theo lịch sử, nó được cho là phần phía nam của các định danh khu vực rộng hơn như Canaan, Syria, ash-Sham, và Levant. Và sau đó, vùng Palestine (lúc đó còn gọi là Judea) đã dành được độc lập từ Đế chế Seleucid dưới thời vua John Hyrcanus I (134/34-104 TCN) thuộc nhà Hasmonean. Vương quốc độc lập này tồn tại không được lâu thì vị vua cuối cùng của họ bị giết bởi người La Mã năm 37 TCN.

Khi dân tộc vẫn đang nằm dưới chế độ cai trị của người La Mã, thì một ngày nọ, có một người Do Thái tên Jesus đã tiến vào thành Jerusalem trên lưng một con lừa. Vì KINH CỰU ƯỚC của người Do Thái ghi rõ “Vị vua của Israel ở tương lai sẽ tiến vào Jerusalem trên lưng một con lừa” nên người Do Thái đã vây lấy Jesus, nghe ông nói chuyện, đợi ngày ông giải phóng dân tộc khỏi đế chế La Mã. Nhưng chỉ một tuần sau, đế chế La Mã biết tin, và người đàn ông ấy đã bị đóng đinh câu rút. Một bộ phận người Do Thái tin rằng chúa Jesus đã chết. Nhưng một bộ phận khác thì không, họ tin rằng Chúa sẽ phục sinh và đưa họ ra khỏi dòng khổ ải trầm luân. Bộ phận này tách thành một giáo lý riêng gọi là KINH TÂN ƯỚC, với lễ Giáng Sinh (Chúa ra đời) và Lễ phục sinh (Chúa sống lại), đấy chính là Đạo Thiên Chúa (Kito giáo) của phương Tây. Những người này vì muốn cho tất cả biết rằng Chúa đã phục sinh, nên đã đi khắp nơi để giảng đạo.

Đến năm 312, một sự kiện lớn xảy ra để Kito giáo trở thành tôn giáo lớn nhất đế chế: Hoàng đế Constantine nhận được điềm báo Thập tự giá đồng thời giành được chiến thắng Maxentius ở trận Cầu Milvian và thâu tóm quyền lực Đông và Tây. Tin rằng được phù hộ, năm 313, hoàng đế ra chỉ dụ Milano cho phép người Kitô giáo được tự do hành đạo. Đến năm 380, Theodosius I chính thức công nhận Kitô giáo là quốc giáo của đế chế La Mã. (đến đây bạn đã hiểu vì sao Roma, Vatican là kinh đô Kito giáo)

C/ Hồi Giáo

Vẫn là trên bán đảo Ả Rập đó, tại thành Mecca vào khoảng năm 570 (Năm Con voi), một người tên là Muhammad được sinh ra. Ông thường bế quan cầu nguyện nhiều đêm trong một hang núi tên là Hira. Năm 40 tuổi, Muhammad tuyên bố được Thiên sứ Jibreel ghé thăm trong hang động và được truyền lời mặc khải đầu tiên từ Chúa. Năm 613, Muhammad bắt đầu cuộc hành trình rao giảng những điều mặc khải này một cách công khai và tạo nên Hồi Giáo.

2. Vấn đề mâu thuẫn

Giữa Hồi Giáo và Kito Giáo, Do Thái Giáo có những điểm khác biệt cốt lõi, chính điểm này đã sinh ra mâu thuẫn, và gián tiếp sinh ra đau thương:

  1. Muhammad chỉ tự nhận mình là “Nhà tiên tri”, là sứ giả của thượng đế, là người phát ngôn của Thượng đế xuống truyền đạt đúng y lời của thượng đế. Chứ chưa bao giờ ông nói mình là “Chúa”.
  2. Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise... Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an là quyển kinh “Nguyên sơ nhất”, “Trọn vẹn nhất”, được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
  3. Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con
  4. Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eva không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác, ngoại trừ Allah.

(Hồi Giáo không cho phép mô tả Thánh Allah và nhà tiên tri Muhammad bằng bất cứ hình thức nào nên để tôn trọng Hồi Giáo, mình cũng không có hình ảnh minh họa)

Người theo Do Thái đương nhiên không tin, người theo Thiên Chúa cũng chẳng tin. Nhưng người Hồi Giáo thì tin. Vậy là mâu thuẫn xảy ra khi người Hồi Giáo với niềm tin sắt đá đã xem những kẻ kia là dị giáo. Còn những người kia thì gọi bên kia là “Cực đoan”.

Trêu ngươi thay cả 3 đều xem Jerusalem là vùng đất thánh minh của mình. Vua David chọn Jerusalem là kinh đô, chúa Jesus xuất hiện ở Jerusalem, và nhà tiên tri Muhammad đã bay lên thiên đường từ …Thánh Đường Đá ở Jerusalem. Vậy là Jerusalem trở thành điểm hành hương, và cũng điểm tranh giành của 3 tôn giáo, đồng nghĩa là điểm tranh giành của cả thiên hạ.

Những giáo hoàng Châu Âu, nơi truyền bá Thiên Chúa Giáo, cũng có niềm tin về chúa Giêsu, và vì muốn bảo vệ cũng như tranh giành Jerusalem, họ đã phát động một cuộc chiến tranh kéo dài từ thế kỷ thứ XI đến thế kỷ XIII. Tên của cuộc chiến đó là… THẬP TỰ CHINH. Đấy là một cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Kitô giáo và Hồi Giáo trên ngọn cờ hiệu “Giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Công giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo." Đoàn quân “Thập tự chinh” đầu tiên đánh vào Jerusalem và tàn sát quân hồi giáo chính là…PHÁP. Và Pháp chính là quốc gia chủ đạo với những “hiệp sĩ dòng Đền” trong các cuộc tấn công vào Ả Rập 8 lần tiếp theo, trong các cuộc chinh chiến này thì Anh, Bồ đều tham gia, và cả thập tự quân Bắc Âu.

cho nên màn b.áo t.hù hồi mấy năm trước mà facebook đầy những dòng chữ “Pray for Paris” ở Paris hay ở Đan Mạch, Na Uy đều có ý nghĩa lịch sử cả. Những vụ k.hủng b.ố tại Pháp và Châu Âu hôm nay không phải là “trên trời rơi xuống”, cũng không phải vì ik-ét hay những cuộc t.ấn c.ông của Pháp tại Syria hay Lybia, đó là những mâu thuẫn có từ rất lâu rồi

3. Sự b.ành trướng và lụi tàn của Đế Quốc Ottoman

Ottoman là một Đế quốc trên bán đảo Ả Rập. Ottoman không đơn thuần là Thổ Nhĩ Kỳ, nước Thổ chỉ là cái gốc sơ khởi để Ottoman đi ra thế giới. Những vị vua giỏi nhất lên nắm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ và bắt đầu con đường chinh phục của họ, chẳng hạn vua Selim I, người đánh bại Ba Tư, tiêu diệt Ai Cập và đến đại đế Suleiman lấy luôn cả Trung Đông sát nhập vào Ottoman. Người Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay vẫn nói về Ottoman như người Mông Cổ nói về thời đại Thành Cát Tư Hãn. Và đế chế Ottoman… theo HỒI GIÁO. Cả Châu Âu bị Ottoman đe dọa. Ottoman chính là đế quốc đường đường chính chính nhất thế giới Hồi Giáo thách thức thế lực phương Tây và thậm chí còn đe dọa nuốt luôn họ. Châu Âu luôn phải lập nên các liên minh thần thánh để bảo vệ thế giới Kitô giáo trước các cuộc xâm lăng này.

Israel lúc này ở đâu? Israel lúc này đang bị đè bẹp trong vùng đất Palestine (giờ do Ottoman cai trị), và vẫn hành hương đi khắp nơi, không quên nhắc nhau về nguồn gốc và tôn giáo Do Thái của mình.

Thế rồi, vào cuối thế kỉ XIX, một phóng viên-nhà văn tên là Theodor Herzl, bằng ngòi bút của mình, ông kích thích dân tộc, gợi lại lịch sử, nhắc nhở cho người Do Thái biết mình ở đâu, mình đến từ nơi nào. Ông gọi lại cái tên “Miền đất hứa”, để những người dân Do Thái trở về Palestine để phục hưng lại vương quốc. Theodor Herzl xuất bản cuốn sách “Nhà nước Do Thái” vào năm 1896 và lý luận rằng Vấn đề của người Do Thái chỉ có thể được giải quyết bằng cách thiết lập một nhà nước Do Thái ở Palestine. Những người Do Thái tha hương bắt đầu trở về Palestine, nơi có Jerusalem 3000 năm trước chính là thủ đô của nước Do Thái do vua David đứng đầu. Họ đợi đến ngày “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” sẽ trả lại cho họ vùng đất của 3000 năm trước.

Lúc này, Ottoman theo thời gian đã suy yếu dần, các lãnh thổ dần dần bị mất, nhiều nơi vùng lên đòi quyền tự trị để thành quốc gia tách biệt với Ottoman. Năm 1914-1918 khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất xảy ra, Đế chế Ottoman đã yếu còn chọn sai phe Đức-Áo-Hung. Kết quả các cường quốc đồng minh Anh-Pháp-Nga đã giành thắng lợi. Khi Thế chiến I kết thúc, Ottoman trong vai trò kẻ thua cuộc đã bị những người Châu Âu đập cho tan rã.

Trước đó vào năm 1916, đế quốc này cũng bị xé lẻ ra ra bằng thỏa thuận Sykes-Picot với việc Pháp có vùng phía bắc của Ottoman (bao gồm Syria, với sau này là Liban), Anh có vùng phía Nam của Ottoman (Jordan, Iraq và sau này, Palestine). Khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố độc lập, Ottoman chính thức sụp đổ. Nhưng Phương Tây luôn mang một tiềm thức sợ hãi đế chế Ottoman sẽ một ngày trở lại. Người Anh và Pháp quyết định phân chia lại biên giới của một loạt các quốc gia như Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya... Tất cả các quốc gia này đã được sinh ra bằng một cuộc họp và một tấm bản đồ trải ra đó.

Bên cạnh sự phân chia đất đai cho những quốc gia hồi giáo, thì Israel chính thức được đền bù sau 3000 năm đau khổ. Câu chuyện diễn ra sau Thế chiến II, khi những đau thương mà Israel phải chịu đựng dưới thời Đức Quốc Xã, khi những người Do Thái ưu tú nhất đã vận động hành lang, khi những người Do Thái giàu có nhất đang tích cực mua bất động sản ở Palestine. Tất cả đã khiến cho Anh,Pháp và Mỹ phải đền bù cho Israel. Thế là, một quốc gia đã trở lại sau 3000 năm. Với 33 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 10 phiếu trắng, đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chia phía Đông Palestine thành hai nhà nước: một phần đất là của Nhà nước Palestin, phần còn lại là của Nhà nước Israel, còn Jerusalem thành đặc khu được LHQ bảo vệ.

Một mảnh đất 3000 năm trước thuộc về người theo Đạo Do Thái, 300 năm trước thuộc về người theo Đạo Hồi, rồi giờ người Do Thái trở lại và chia đất, chia biên giới lãnh thổ với người Đạo Hồi.

Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống. Trong c.uộc c.hiến này vì vậy không có xấu có tốt, không có đúng có sai, tất cả những người trong cuộc đều giữ một niềm tin bất diệt về dân tộc của họ. Đúng hay sai phụ thuộc vào lăng kính bên này hay bên kia. Còn chúng ta chỉ nên là người tìm hiểu về lịch sử, để biết về căn nguyên vấn đề vì sao có s.úng n.ổ, chứ không phải để p.hán x.ét.

599 | 11/10/2022 10:31:10 PM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký