Đầu sóng ngọn gió

Đầu sóng ngọn gió
Đạo diễnNguyễn Ngọc Quỳnh
Kịch bảnNguyễn Ngọc Quỳnh
Người dẫn chuyệnBành Châu
Quay phimKiều Thẩm
Dựng phimTuyết Phụng
Âm nhạcTrần Ngọc Xương
Hãng sản xuất
Công chiếu
1967
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt

Đầu sóng ngọn gió là một bộ phim tài liệu về cuộc sống trong chiến tranh Việt Nam do Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Ngọc Quỳnh đạo diễn. Bộ phim được sản xuất bởi Xưởng phim Thời sự Tài liệu Việt Nam và ra mắt vào năm 1967.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một bộ phim tài liệu đen trắng lấy bối cảnh một hòn đảo ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ trong những năm Chiến tranh Việt Nam. Bộ phim nói về cuộc sống, chiến đấu và nghề chài lưới của ngư dân Việt Nam. Với những vũ khí thô sơ, họ hằng ngày phải chiến đấu với cướp biển và máy bay quân đội Hoa Kỳ đánh phá để gìn giữ sinh hoạt thường ngày.[1]

Sản xuất và công chiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm 1966–1967 là giai đoạn bom đạn của quân đội Hoa Kỳ liên tục dội lên miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt là các vùng ven biển, hải đảo là những nơi gánh chịu khốc liệt nhất. Người dân những khu vực này không chỉ phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà còn phải chống trả sự tàn phá của bom đạn. Đạo diễn Nguyễn Ngọc Quỳnh và nhà quay phim Kiều Thẩm đã bỏ 9 tháng sống dưới làn đạn cùng với người dân địa phương để cho ra đời những thước phim chân thực nhất về cuộc chiến tại khu vực biển đảo Việt Nam.[2] Bộ phim được thực hiện từ năm 1966 và ra mắt vào năm 1967.[3]

Ngày 31 tháng 5 năm 2014, để kỷ niệm Ngày phim tài liệu với biển đảo Việt Nam, 5 bộ phim tài liệu tiêu biểu của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã được trình chiếu, trong đó có Đầu sóng ngọn gió.[4][5]

Đánh giá và đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu Nước về Bắc Hưng Hải đánh dấu cột mốc trong việc đưa đề tài lao động trong thời kỳ hòa bình lên màn ảnh phim tài liệu, thì Đầu sóng ngọn gió được xem là bộ phim mở ra cột mốc mới đánh dấu bước tiến dài của điện ảnh tài liệu chiến tranh Việt Nam. Bộ phim đã cho thấy sự phát triển trên nhiều phương diện của nền điện ảnh làm phim tài liệu chiến tranh Việt Nam bao gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim, âm nhạc, dựng phim.[6] Một nhà điện ảnh Liên Xô đã nhận xét: "Không thể không xúc động và tự hào về nhân dân Việt Nam khi xem bộ phim của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đầu sóng ngọn gió đã kể lại chân thực cuộc sống của những người dân chài bình thường. Nhiều cảnh được quay trong điều kiện hết sức khó khăn, đã ghi lại những tội ác tày trời của giặc Mỹ xâm lược. Không ai có thể quên và tha thứ được cho những tội ác của chúng... Trong phim còn toát lên lòng nhiệt tình hăng say lao động của nhân dân Việt Nam. Sự cảm hóa chính là ở đó."[7]

Bộ phim sau khi lên sóng vào năm 1967 đã nhận được Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva.[8] Đến năm 1970, bộ phim tiếp tục nhận được Bông sen vàng cho phim tài liệu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1.[9] Đây được xem là một trong những bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh Việt Nam về đề tài biển đảo,[10][11] là bộ phim tài liệu khẳng định "cột mốc chủ quyền" trên biển của Việt Nam.[12][13]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Kết quả Nguồn
1967 Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 5 Phim tài liệu Huy chương vàng [14][15]
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Bông sen vàng [9][16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Toan Toan (29 tháng 5 năm 2014). “Nóng lại phim tài liệu về biển đảo”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 104.
  3. ^ Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh & Trần Trung Nhàn (2002), tr. 266.
  4. ^ “Ngày phim tài liệu với biển đảo Việt Nam”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 27 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Cao Sơn (3 tháng 6 năm 2014). “5 phim tài liệu về biển đảo - Bằng chứng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam”. Báo Đại biểu Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 105.
  7. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 105–106.
  8. ^ Мхитарян (1984), tr. 137.
  9. ^ a b Phạm Vũ Dũng (2000), tr. 264.
  10. ^ Đức Hồng (13 tháng 4 năm 2016). “Điện ảnh đưa mọi người đến gần hơn với biển, đảo”. Báo Bình Phước. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ Xuân Thu (17 tháng 11 năm 2019). “Biển đảo Việt Nam qua góc nhìn điện ảnh”. Báo điện tử Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ Quỳnh Hoa (11 tháng 12 năm 2016). “Những "cột mốc chủ quyền" từ phim tài liệu”. Báo Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  13. ^ Khôi Nguyên (17 tháng 3 năm 2021). “Dựng cột mốc chủ quyền biển đảo bằng phim tài liệu”. Báo Hải Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ Hồng Lực (2000), tr. 83.
  15. ^ Hà Xuân Trường (1971), tr. 261.
  16. ^ Phạm Vĩnh (2002), tr. 90.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha là một Samurai vô chủ đến từ Inazuma, tính tình ôn hòa, hào sảng, trong lòng chất chứa nhiều chuyện xưa
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã thành công tổng hợp được vật liệu siêu dẫn vận hành ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với cấu trúc LK-99
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua