➤ Khi mới ra trường, làm công việc với mức lương 5 triệu, bạn luôn ước rằng phải chi lương của mình là 10 triệu. Đến khi được 10 triệu rồi, bạn lại muốn mình có nhiều hơn để đáp ứng những nhu cầu cao hơn. Và cứ thế bạn không bao giờ cảm thấy thu nhập của mình là đủ để chi trả cho những nhu cầu của mình.
➤ Tưởng tượng thu nhập hằng tháng của bạn là 8 triệu đồng. Nhưng rồi lâu lâu mình lại phát sinh 1 nhu cầu tài chính nào đó - tham gia 1 khóa học chuyên môn, chữa bệnh, hư xe cũ và cần mua xe mới,...
Những khoản tiền như vậy không thể tự dưng mà có, ngoại trừ mình nhận hỗ trợ từ người thân, vay từ bạn bè/ngân hàng,...Chắc chắn bạn phải có 1 khoản tiền tích góp từ trước để những nhu cầu này không ảnh hưởng gì đến chi tiêu của mình hàng tháng.
Hoặc người ta hay nói phải đi làm được lương cao thì mới có dư. Câu này không sai, nhưng nó chưa chắc đúng.
Qua bài viết này, mình xin chia sẻ lại những đúc kết của mình về những lý do khiến chúng ta "chưa có dư" sau hành trình hơn 5 năm học cách quản lý tài chính cá nhân và một số biện pháp tài chính mình giúp tối ưu tài chính của mình.
Net worth = số tiền bạn sở hữu - (trừ) số tiền nợ
Trong đó:
- Số tiền bạn sở hữu gồm tiền của bạn trong ngân hàng, tiền trong ví, tiền được chuyển đổi từ vật chất,...(chẳng hạn như bạn dự định bán 1 chiếc xe của mình, số tiền bạn có được từ việc bán chiếc xe đó sẽ trở thành số tiền bạn sở hữu)
- Số tiền nợ gồm tất cả những nghĩa vụ tài chính bạn cần phải trả, ví dụ như nợ ngân hàng, nợ người thân, tiền thuê nhà,...
Có thể hiểu nôm na “Net Worth” là số tiền bạn thật sự có sau khi chi trả hết những trách nhiệm của bạn về tài chính. Nếu Net Worth của bạn > 0, vậy là bạn đang “có dư”.
Ngược lại, nếu Net Worth < 0, tức là những gì bạn đang có ít hơn những gì bạn nợ, chứng tỏ là bạn đang chi nhiều hơn tiền mà mình có.
Nếu Net Worth = 0: Tức là CHI = THU.
Đây chính là 2 trường hợp cho thấy bạn đang “không có dư”.
Vậy thì sau này nếu thấy ai đó có nhà riêng, xe xịn,...thì khoan vội đánh giá “độ giàu có” của họ cho đến khi bạn biết Net Worth của họ như thế nào 😊
Sau đây là những lý do khiến chúng ta “không có dư” mà mình rút ra được sau thời gian dài tự mày mò cách quản lý tài chính cá nhân:
a. Bạn chưa có kế hoạch chi tiêu phù hợp hoặc có kế hoạch nhưng chưa biết cách theo dõi tiến độ chi tiêu trong tháng
Đã bao giờ bạn rơi vào 1 hoặc 1 vài trường hợp dưới đây:
- Không có kế hoạch rõ ràng, 1,2 tuần đầu chi xài rất thoải mái, đến tuần 3,4 thì phải tiết kiệm từng đồng và mong mỏi từng ngày đến ngày nhận lương;
- Không có kế hoạch rõ ràng, đầu tháng chi trả cho 1 hay nhiều thứ cần thiết rồi lại cảm thấy mình sắp hết tiền;
- Có lên kế hoạch, nhưng đến giữa tháng không rõ mình đang xài đúng hay đã lố ngân sách đang cho phép;
-...
b. Chưa có kế hoạch cho “tiền nhàn rỗi”
Khi đã có thể điều chỉnh để bản thân CHI < THU rồi, bạn sẽ dư 1 ít vào mỗi tháng. Lúc này có thể hiểu “Net Worth” chính là “tiền nhàn rỗi”.
Nếu bạn đã bắt đầu có tiền nhàn rỗi mà chưa có kế hoạch gì cho nó, bạn sẽ dễ lãng phí, tiêu xài theo cảm xúc,...như lúc chưa có kế hoạch chi tiêu phù hợp.
Hoặc một trường hợp khác là bạn không chi xài, nhưng cũng không làm gì với số tiền nhàn rỗi đó, thì “lạm phát” sẽ làm số tiền đó bị mất giá.
Nếu chưa có mục tiêu dùng "tiền nhàn rỗi" để chi trả cho 1 thứ gì đó sau này (mua nhà, mua xe,...), thì lúc đó mình đưa chúng vào danh mục tiết kiệm / đầu tư. Có thể nghĩ đến 1 ngày nào đó chúng ta không còn khả năng lao động, để có thể chủ động việc duy trì cuộc sống của mình khi về già, mình cũng cần 1 số tiền để chúng có thể sinh lời / mang lại lợi nhuận, rồi sau này mình không cần đi làm, cũng có đủ tiền để tự nuôi sống mình.
Dù bạn sẽ dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư / tiết kiệm hay mua bất cứ thứ gì, thì nói chung cần phải có 1 mục tiêu sử dụng cho "tiền nhàn rỗi".
c. Thu nhập hàng tháng của bạn không đủ chi trả cho những nhu cầu thiết yếu
Nói đi cũng phải nói lại, không thể chỉ “đổ lỗi” cho việc CHI nhiều hơn THU mà không thể có dư.
Chẳng hạn như, từ trải nghiệm của mình, với 5 triệu, bạn có thể chi trả vừa đủ những thứ thiết yếu cho 1 tháng sống ở Sài Gòn. Với 8 triệu thì bạn có thể ăn ngon hơn 1 chút, đi lại nhiều chút, có 1 ít để tiết kiệm. Còn muốn cuộc sống thoải mái hơn, gửi 1 ít cho ba mẹ thì cần tầm 10 triệu,...
Theo mình, có thể chia chi tiêu thành 3 loại:
+ Chi phí bắt buộc: những khoản bạn chắc chắn phải trả để duy trì cuộc sống (VD: ăn uống, tiền thuê nhà, điện, nước, đi lại,...)
+ Chi phí phát sinh có kế hoạch: những khoản không cần tháng nào cũng trả, nhưng có thể dự đoán trước mình sẽ cần.
Chi phí này sẽ có 2 dạng là:
1) Chi phí CẦN (tạm gọi là vậy): Những chi phí mình cần thiết phải chi, như cắt tóc, xà bông giặt đồ,...
2) Chi phí MUỐN: Những chi phí xuất phát từ sở thích, mong muốn mà chúng có thể thay thế bằng cách khác hoặc nếu không có thì mình vẫn không sao. Chẳng hạn như 1 chuyến đi chữa lành,...
+ Chi phí phát sinh KHÔNG có kế hoạch: những chi phí mình không dự đoán được cần phải chi trả trong tháng (VD: khám bệnh, sửa xe,...)
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Chi phí cần có để chi trả trong 1 tháng mỗi người là khác nhau. Vậy thì nếu thu nhập của mình không đáp ứng được những chi phí này, thì lý do bạn chưa có dư đã quá rõ ràng.
Khi đã có thể điều chỉnh việc chi tiêu để CHI < THU, dưới đây là một số cách mình đang tối ưu trực tiếp lên tiền mình quản lý, bạn có thể tham khảo thêm.
Người ta bảo “đầu tư vào giáo dục là đầu tư không bao giờ lỗ” mà.
Tham gia những khóa học sẽ giúp mình nâng cao kỹ năng chuyên môn để giúp mình thăng tiến và có những cơ hội tốt hơn trong công việc sau này.
“Đầu tư” cho những trải nghiệm cũng giúp mình phát triển về sức khỏe thể chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mình vẫn tin là khi mình trở thành một người “giàu trải nghiệm” thì vẫn hơn là một người có điện thoại xịn, xe xịn,...Ngoại trừ khi việc mua những thứ ấy giúp công việc, cuộc sống của bạn trôi chảy hơn thì vẫn là 1 cách để tránh mất những “chi phí cơ hội”.
Thay vào đó, mình chọn việc tối ưu các khoản chi và tiền nhàn rỗi bằng các biện pháp tài chính.
Cụ thể là với cùng 1 nhu cầu tài chính hiện tại, mình tìm cách để:
- Cùng 1 nhu cầu chi tiêu, nhưng có thể chi trả ít hơn: Để dễ hiểu thì chẳng hạn đầu tháng mình lên kế hoạch chi tiêu theo nhu cầu bình thường của bản thân thì cần 10 đồng. Nhưng khi sử dụng các biện pháp tài chính này, mình chỉ cần trả 9 đồng.
- Tích lũy sinh lời - hình thức tiết kiệm trên các ví điện tử nhưng với lãi suất cao hơn ngân hàng.
Dưới đây là các biện pháp cụ thể mình đang sử dụng:
a. Thẻ tín dụng hoàn tiền (Cashback)
Trước đây khi nghe đến thẻ tín dụng là mình cảm thấy sợ, bởi vì bản chất mục đích của thẻ tín dụng là thúc đẩy tiêu dùng. Mình sợ khi có quá nhiều tiền trong thẻ, mình sẽ dễ chi tiêu quá đà. Mặt khác, mình nhìn nhiều người xung quanh mình đã rơi vào cảnh vừa nhận lương đã phải lo trả nợ cho ngân hàng, mà phải rất lâu thì mới thoát ra khỏi vòng xoay ấy.
Vậy nên, mặc dù mình nhận được lợi ích (thậm chí sinh lời) từ việc sử dụng thẻ tín dụng, cụ thể là thẻ tín dụng Cashback, nhưng chưa bao giờ mình muốn khuyến khích mọi người sử dụng thẻ tín dụng, mà không có mục tiêu rõ ràng hay chưa quản lý tài chính cá nhân tốt.
Với nguyên tắc CHI < THU, mình lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng và chi tiêu thực tế không vượt quá kế hoạch đó. Tất nhiên là kế hoạch chi tiêu vẫn phải nằm trong khả năng chi trả của thu nhập hàng tháng của mình.
Ví dụ như lương hàng tháng của bạn là 8 triệu. Bạn chi tiêu bằng tiền mặt hết 6 triệu, cà thẻ tín dụng hết 4 triệu. Vậy thật chất bạn đã xài 10 triệu. Bạn vẫn phải lấy 2 triệu từ lương tháng sau để trả ngân hàng.
Thẻ tín dụng thì có rất nhiều loại, mỗi ngân hàng sẽ có 1 chính sách riêng cho từng loại thẻ của họ để đánh vào các nhu cầu đặc biệt của nhiều người.
Thẻ mình chọn sử dụng là loại thẻ hoàn tiền và dành cho người thường hay mua sắm Online. Theo đó, họ sẽ có nhiều chính sách hoàn tiền cho những giao dịch Online (thẻ của mình là 5%).
Có thể hiểu là, khi mình cần mua 1 thứ gì đó thật sự là cần mua với giá 10 triệu, mua Online và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thực tế mình chỉ cần trả 9,5 triệu.
Vậy cho nên, những khoản nào có thể trả Online / cà thẻ thì mình vẫn ưu tiên dùng thẻ tín dụng.
Lãi tiết kiệm ở đây được tính chung lãi tiết kiệm từ tiền tiết kiệm của mình và tiền cần trả cho ngân hàng trước hạn thanh toán
Mình đã ghi lại lãi tiết kiệm và tiền cashback từ ngân hàng sau 1 năm dùng thẻ tín dụng Cashback. Mình thấy với nhu cầu chi tiêu của mình và tính tổng số tiền được hoàn trong 12 tháng, thì thấy số tiền hoàn này đủ giúp mình chi trả phí thường niên và dư thêm một chút.
Nếu tiền cashback của mình không bù lại được phí thường niên, thì mình cũng chưa biết recommend thế nào cho mọi người, vì chưa gặp tình huống này. (Do thật ra năm đầu tiên bên ngân hàng của mình cũng có chính sách hoàn tiền để bù lại cho phí thường niên năm đầu tiên ấy, nên cũng không tiếc lắm)
b. Tích lũy online trên ví điện tử
Mình bắt đầu tích luỹ online từ lúc MoMo và ZaloPay mới ra sản phẩm này với lãi suất rất cao. Mặc dù hiện tại không còn mức lãi suất như thế nữa, nhưng dù sao nó vẫn cao hơn hẳn so với ngân hàng.
Những điểm (+) mình thấy từ việc tích lũy online trên ví điện tử:
- Được nhận lãi suất theo ngày với lãi suất (từ 4%/năm trở lên).
- Linh hoạt về tài chính: Mình không phải chờ đến hết tháng mới được rút tiền + lãi gửi tiết kiệm ngân hàng.
- Mức độ rủi ro thấp: Các ví mình gửi tích lũy cũng là những brand lớn, được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Họ hợp tác với bên tổ chức tài chính thứ ba - cũng uy tín, để vận hành sản phẩm tích lũy, có hợp đồng và các điều khoản công khai, minh bạch, cho nên gửi ở đây mình vẫn thấy an tâm như khi gửi cho ngân hàng.
Chỉ có 1 điểm (-) đương nhiên là lợi nhuận ở đây sẽ không cao như nhiều cách đầu tư khác (cũng đi kèm với rủi ro cao hơn)
Quan trọng hơn hết là lãi suất của hình thức “tích lũy” này vẫn cao hơn tỉ lệ lạm phát. Như vậy thì trong thời gian mình tiếp tục tiết kiệm hoặc tìm cách đầu tư khác, thì tiền nhàn rỗi của mình vẫn không bị mất giá so với thị trường.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024 bởi Tổng cục thống kê Việt Nam
Mỗi ví điện tử sẽ có các điều khoản và mức lãi suất khác nhau. Dựa vào đó, mình sẽ phân bổ tiền và mục đích sử dụng khác nhau.
Các app mình đã và đang xài hình thức tích lũy này: ZaloPay, MoMo, Viettel Money, VNPT Money.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tiết kiệm có kỳ hạn dài hơn (3 tháng, 6 tháng,...) thì có thể tham khảo lãi suất tích lũy/tiết kiệm có thời hạn trên các ví điện tử này, mình thấy lãi suất nó cũng cao hơn phần lớn ngân hàng.
3. App ShopBack
Theo trải nghiệm của mình, nếu mua hàng tiêu dùng bình thường trên các sàn thương mại điện tử, đăng nhập từ ShopBack, thì tiền hoàn nhận lại cũng không cao (vài trăm đồng đến vài nghìn). Tuy nhiên, nếu mua sản phẩm / dịch vụ đắt tiền hơn (tầm vài triệu đồng) hoặc vào thẳng trang của đối tác của ShopBack , thì % mình nhận hoàn tiền cao hơn.
Mình đã research và biết có 1 vài app tương tự ShopBack. Tuy nhiên mình chưa thử sử dụng, nên các bạn có thể comment thêm những app khác để mọi người tham khảo về độ tin cậy, tỉ lệ hoàn tiền thế nào nhé 👇😊
Net worth = số tiền bạn sở hữu - (trừ) số tiền nợ
Những lý do khiến bạn chưa có dư, theo mình gồm có 3 lý do:
Hi vọng bạn đã có thêm 1 vài góc nhìn, tips và một số cách tối ưu tài chính qua bài viết này. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây :D
➤ Tưởng tượng thu nhập hằng tháng của bạn là 8 triệu đồng. Nhưng rồi lâu lâu mình lại phát sinh 1 nhu cầu tài chính nào đó - tham gia 1 khóa học chuyên môn, chữa bệnh, hư xe cũ và cần mua xe mới,...
Những khoản tiền như vậy không thể tự dưng mà có, ngoại trừ mình nhận hỗ trợ từ người thân, vay từ bạn bè/ngân hàng,...Chắc chắn bạn phải có 1 khoản tiền tích góp từ trước để những nhu cầu này không ảnh hưởng gì đến chi tiêu của mình hàng tháng.
Hoặc người ta hay nói phải đi làm được lương cao thì mới có dư. Câu này không sai, nhưng nó chưa chắc đúng.
Qua bài viết này, mình xin chia sẻ lại những đúc kết của mình về những lý do khiến chúng ta "chưa có dư" sau hành trình hơn 5 năm học cách quản lý tài chính cá nhân và một số biện pháp tài chính mình giúp tối ưu tài chính của mình.
1. Khi nào được gọi là “có dư”?
Trong 1 video của chị Chi Nguyễn - The Present Writer, mình được biết khái niệm “Net Worth” (Giá trị tài sản ròng) được tính bằng công thức dễ hiểu như sau:Net worth = số tiền bạn sở hữu - (trừ) số tiền nợ
Trong đó:
- Số tiền bạn sở hữu gồm tiền của bạn trong ngân hàng, tiền trong ví, tiền được chuyển đổi từ vật chất,...(chẳng hạn như bạn dự định bán 1 chiếc xe của mình, số tiền bạn có được từ việc bán chiếc xe đó sẽ trở thành số tiền bạn sở hữu)
- Số tiền nợ gồm tất cả những nghĩa vụ tài chính bạn cần phải trả, ví dụ như nợ ngân hàng, nợ người thân, tiền thuê nhà,...
Có thể hiểu nôm na “Net Worth” là số tiền bạn thật sự có sau khi chi trả hết những trách nhiệm của bạn về tài chính. Nếu Net Worth của bạn > 0, vậy là bạn đang “có dư”.
Ngược lại, nếu Net Worth < 0, tức là những gì bạn đang có ít hơn những gì bạn nợ, chứng tỏ là bạn đang chi nhiều hơn tiền mà mình có.
Nếu Net Worth = 0: Tức là CHI = THU.
Đây chính là 2 trường hợp cho thấy bạn đang “không có dư”.
Vậy thì sau này nếu thấy ai đó có nhà riêng, xe xịn,...thì khoan vội đánh giá “độ giàu có” của họ cho đến khi bạn biết Net Worth của họ như thế nào 😊
2. Vì sao ta “tiết kiệm” mãi mà không có dư?
Dựa vào kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân của mình, nếu chỉ biết về Net Worth hay về việc CHI lớn hơn hoặc bằng THU là chưa đủ.Sau đây là những lý do khiến chúng ta “không có dư” mà mình rút ra được sau thời gian dài tự mày mò cách quản lý tài chính cá nhân:
a. Bạn chưa có kế hoạch chi tiêu phù hợp hoặc có kế hoạch nhưng chưa biết cách theo dõi tiến độ chi tiêu trong tháng
Đã bao giờ bạn rơi vào 1 hoặc 1 vài trường hợp dưới đây:
- Không có kế hoạch rõ ràng, 1,2 tuần đầu chi xài rất thoải mái, đến tuần 3,4 thì phải tiết kiệm từng đồng và mong mỏi từng ngày đến ngày nhận lương;
- Không có kế hoạch rõ ràng, đầu tháng chi trả cho 1 hay nhiều thứ cần thiết rồi lại cảm thấy mình sắp hết tiền;
- Có lên kế hoạch, nhưng đến giữa tháng không rõ mình đang xài đúng hay đã lố ngân sách đang cho phép;
-...
b. Chưa có kế hoạch cho “tiền nhàn rỗi”
Khi đã có thể điều chỉnh để bản thân CHI < THU rồi, bạn sẽ dư 1 ít vào mỗi tháng. Lúc này có thể hiểu “Net Worth” chính là “tiền nhàn rỗi”.
Nếu bạn đã bắt đầu có tiền nhàn rỗi mà chưa có kế hoạch gì cho nó, bạn sẽ dễ lãng phí, tiêu xài theo cảm xúc,...như lúc chưa có kế hoạch chi tiêu phù hợp.
Hoặc một trường hợp khác là bạn không chi xài, nhưng cũng không làm gì với số tiền nhàn rỗi đó, thì “lạm phát” sẽ làm số tiền đó bị mất giá.
Nếu chưa có mục tiêu dùng "tiền nhàn rỗi" để chi trả cho 1 thứ gì đó sau này (mua nhà, mua xe,...), thì lúc đó mình đưa chúng vào danh mục tiết kiệm / đầu tư. Có thể nghĩ đến 1 ngày nào đó chúng ta không còn khả năng lao động, để có thể chủ động việc duy trì cuộc sống của mình khi về già, mình cũng cần 1 số tiền để chúng có thể sinh lời / mang lại lợi nhuận, rồi sau này mình không cần đi làm, cũng có đủ tiền để tự nuôi sống mình.
Dù bạn sẽ dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư / tiết kiệm hay mua bất cứ thứ gì, thì nói chung cần phải có 1 mục tiêu sử dụng cho "tiền nhàn rỗi".
c. Thu nhập hàng tháng của bạn không đủ chi trả cho những nhu cầu thiết yếu
Nói đi cũng phải nói lại, không thể chỉ “đổ lỗi” cho việc CHI nhiều hơn THU mà không thể có dư.
Chẳng hạn như, từ trải nghiệm của mình, với 5 triệu, bạn có thể chi trả vừa đủ những thứ thiết yếu cho 1 tháng sống ở Sài Gòn. Với 8 triệu thì bạn có thể ăn ngon hơn 1 chút, đi lại nhiều chút, có 1 ít để tiết kiệm. Còn muốn cuộc sống thoải mái hơn, gửi 1 ít cho ba mẹ thì cần tầm 10 triệu,...
Theo mình, có thể chia chi tiêu thành 3 loại:
+ Chi phí bắt buộc: những khoản bạn chắc chắn phải trả để duy trì cuộc sống (VD: ăn uống, tiền thuê nhà, điện, nước, đi lại,...)
+ Chi phí phát sinh có kế hoạch: những khoản không cần tháng nào cũng trả, nhưng có thể dự đoán trước mình sẽ cần.
Chi phí này sẽ có 2 dạng là:
1) Chi phí CẦN (tạm gọi là vậy): Những chi phí mình cần thiết phải chi, như cắt tóc, xà bông giặt đồ,...
2) Chi phí MUỐN: Những chi phí xuất phát từ sở thích, mong muốn mà chúng có thể thay thế bằng cách khác hoặc nếu không có thì mình vẫn không sao. Chẳng hạn như 1 chuyến đi chữa lành,...
+ Chi phí phát sinh KHÔNG có kế hoạch: những chi phí mình không dự đoán được cần phải chi trả trong tháng (VD: khám bệnh, sửa xe,...)
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Chi phí cần có để chi trả trong 1 tháng mỗi người là khác nhau. Vậy thì nếu thu nhập của mình không đáp ứng được những chi phí này, thì lý do bạn chưa có dư đã quá rõ ràng.
3. Một số cách tối ưu tài chính mình đang sử dụng
Sẽ có nhiều cách để cắt giảm chi phí hoặc sử dụng tiền một cách thông minh hơn chẳng hạn như việc bạn hay tự nấu ăn, share tiền nhà với bạn,...những cách như này có lẽ mình sẽ không có nhiều kinh nghiệm bằng những bạn sống xa gia đình.Khi đã có thể điều chỉnh việc chi tiêu để CHI < THU, dưới đây là một số cách mình đang tối ưu trực tiếp lên tiền mình quản lý, bạn có thể tham khảo thêm.
1. Đầu tư cho việc phát triển bản thân
Mặc dù đầu tư cho việc phát triển bản thân không giúp mình nhận được kết quả ngay, nhưng cách này giúp mình “sinh lời” trên đường dài.Người ta bảo “đầu tư vào giáo dục là đầu tư không bao giờ lỗ” mà.
Tham gia những khóa học sẽ giúp mình nâng cao kỹ năng chuyên môn để giúp mình thăng tiến và có những cơ hội tốt hơn trong công việc sau này.
“Đầu tư” cho những trải nghiệm cũng giúp mình phát triển về sức khỏe thể chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mình vẫn tin là khi mình trở thành một người “giàu trải nghiệm” thì vẫn hơn là một người có điện thoại xịn, xe xịn,...Ngoại trừ khi việc mua những thứ ấy giúp công việc, cuộc sống của bạn trôi chảy hơn thì vẫn là 1 cách để tránh mất những “chi phí cơ hội”.
2. Sử dụng các biện pháp tối ưu tài chính
Hiện tại mình vẫn chưa có nhiều kiến thức về đầu tư, cũng như số tiền tiết kiệm hiện tại, theo mình là chưa đủ để mình chấp nhận những rủi ro. Cho nên mình chưa bắt đầu đầu tư.Thay vào đó, mình chọn việc tối ưu các khoản chi và tiền nhàn rỗi bằng các biện pháp tài chính.
Cụ thể là với cùng 1 nhu cầu tài chính hiện tại, mình tìm cách để:
- Cùng 1 nhu cầu chi tiêu, nhưng có thể chi trả ít hơn: Để dễ hiểu thì chẳng hạn đầu tháng mình lên kế hoạch chi tiêu theo nhu cầu bình thường của bản thân thì cần 10 đồng. Nhưng khi sử dụng các biện pháp tài chính này, mình chỉ cần trả 9 đồng.
- Tích lũy sinh lời - hình thức tiết kiệm trên các ví điện tử nhưng với lãi suất cao hơn ngân hàng.
Dưới đây là các biện pháp cụ thể mình đang sử dụng:
a. Thẻ tín dụng hoàn tiền (Cashback)
Trước đây khi nghe đến thẻ tín dụng là mình cảm thấy sợ, bởi vì bản chất mục đích của thẻ tín dụng là thúc đẩy tiêu dùng. Mình sợ khi có quá nhiều tiền trong thẻ, mình sẽ dễ chi tiêu quá đà. Mặt khác, mình nhìn nhiều người xung quanh mình đã rơi vào cảnh vừa nhận lương đã phải lo trả nợ cho ngân hàng, mà phải rất lâu thì mới thoát ra khỏi vòng xoay ấy.
Vậy nên, mặc dù mình nhận được lợi ích (thậm chí sinh lời) từ việc sử dụng thẻ tín dụng, cụ thể là thẻ tín dụng Cashback, nhưng chưa bao giờ mình muốn khuyến khích mọi người sử dụng thẻ tín dụng, mà không có mục tiêu rõ ràng hay chưa quản lý tài chính cá nhân tốt.
Với nguyên tắc CHI < THU, mình lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng và chi tiêu thực tế không vượt quá kế hoạch đó. Tất nhiên là kế hoạch chi tiêu vẫn phải nằm trong khả năng chi trả của thu nhập hàng tháng của mình.
Ví dụ như lương hàng tháng của bạn là 8 triệu. Bạn chi tiêu bằng tiền mặt hết 6 triệu, cà thẻ tín dụng hết 4 triệu. Vậy thật chất bạn đã xài 10 triệu. Bạn vẫn phải lấy 2 triệu từ lương tháng sau để trả ngân hàng.
Thẻ tín dụng thì có rất nhiều loại, mỗi ngân hàng sẽ có 1 chính sách riêng cho từng loại thẻ của họ để đánh vào các nhu cầu đặc biệt của nhiều người.
Thẻ mình chọn sử dụng là loại thẻ hoàn tiền và dành cho người thường hay mua sắm Online. Theo đó, họ sẽ có nhiều chính sách hoàn tiền cho những giao dịch Online (thẻ của mình là 5%).
Có thể hiểu là, khi mình cần mua 1 thứ gì đó thật sự là cần mua với giá 10 triệu, mua Online và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thực tế mình chỉ cần trả 9,5 triệu.
Vậy cho nên, những khoản nào có thể trả Online / cà thẻ thì mình vẫn ưu tiên dùng thẻ tín dụng.
Lãi tiết kiệm ở đây được tính chung lãi tiết kiệm từ tiền tiết kiệm của mình và tiền cần trả cho ngân hàng trước hạn thanh toán
Mình đã ghi lại lãi tiết kiệm và tiền cashback từ ngân hàng sau 1 năm dùng thẻ tín dụng Cashback. Mình thấy với nhu cầu chi tiêu của mình và tính tổng số tiền được hoàn trong 12 tháng, thì thấy số tiền hoàn này đủ giúp mình chi trả phí thường niên và dư thêm một chút.
Nếu tiền cashback của mình không bù lại được phí thường niên, thì mình cũng chưa biết recommend thế nào cho mọi người, vì chưa gặp tình huống này. (Do thật ra năm đầu tiên bên ngân hàng của mình cũng có chính sách hoàn tiền để bù lại cho phí thường niên năm đầu tiên ấy, nên cũng không tiếc lắm)
b. Tích lũy online trên ví điện tử
Mình bắt đầu tích luỹ online từ lúc MoMo và ZaloPay mới ra sản phẩm này với lãi suất rất cao. Mặc dù hiện tại không còn mức lãi suất như thế nữa, nhưng dù sao nó vẫn cao hơn hẳn so với ngân hàng.
Những điểm (+) mình thấy từ việc tích lũy online trên ví điện tử:
- Được nhận lãi suất theo ngày với lãi suất (từ 4%/năm trở lên).
- Linh hoạt về tài chính: Mình không phải chờ đến hết tháng mới được rút tiền + lãi gửi tiết kiệm ngân hàng.
- Mức độ rủi ro thấp: Các ví mình gửi tích lũy cũng là những brand lớn, được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Họ hợp tác với bên tổ chức tài chính thứ ba - cũng uy tín, để vận hành sản phẩm tích lũy, có hợp đồng và các điều khoản công khai, minh bạch, cho nên gửi ở đây mình vẫn thấy an tâm như khi gửi cho ngân hàng.
Chỉ có 1 điểm (-) đương nhiên là lợi nhuận ở đây sẽ không cao như nhiều cách đầu tư khác (cũng đi kèm với rủi ro cao hơn)
Quan trọng hơn hết là lãi suất của hình thức “tích lũy” này vẫn cao hơn tỉ lệ lạm phát. Như vậy thì trong thời gian mình tiếp tục tiết kiệm hoặc tìm cách đầu tư khác, thì tiền nhàn rỗi của mình vẫn không bị mất giá so với thị trường.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024 bởi Tổng cục thống kê Việt Nam
Mỗi ví điện tử sẽ có các điều khoản và mức lãi suất khác nhau. Dựa vào đó, mình sẽ phân bổ tiền và mục đích sử dụng khác nhau.
Các app mình đã và đang xài hình thức tích lũy này: ZaloPay, MoMo, Viettel Money, VNPT Money.
Thông tin chỗ VNPT Money là những thông tin mình có được từ trên App và khi mình liên hệ kênh hỗ trợ của họ trên Zalo
(Bảng so sánh này mình làm vào ngày 24/08/2024 và chỉ trong trường hợp lãi suất không kỳ hạn. Các điều khoản có thể được điều chỉnh nên mỗi nền tảng vào những thời điểm khác nhau. Bạn cần tham khảo lại điều khoản, mức lãi suất,...trên mỗi nền tảng vào thời điểm tìm hiểu nhé)Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tiết kiệm có kỳ hạn dài hơn (3 tháng, 6 tháng,...) thì có thể tham khảo lãi suất tích lũy/tiết kiệm có thời hạn trên các ví điện tử này, mình thấy lãi suất nó cũng cao hơn phần lớn ngân hàng.
3. App ShopBack
Logo ShopBack
ShopBack là app giúp cho mình đăng nhập vào các trang / app đối tác của ShopBack mua hàng Online thì mình sẽ được nhận lại một tỉ lệ % hoàn tiền, sau mỗi một giao dịch thành công. Theo trải nghiệm của mình, nếu mua hàng tiêu dùng bình thường trên các sàn thương mại điện tử, đăng nhập từ ShopBack, thì tiền hoàn nhận lại cũng không cao (vài trăm đồng đến vài nghìn). Tuy nhiên, nếu mua sản phẩm / dịch vụ đắt tiền hơn (tầm vài triệu đồng) hoặc vào thẳng trang của đối tác của ShopBack , thì % mình nhận hoàn tiền cao hơn.
Mình đã research và biết có 1 vài app tương tự ShopBack. Tuy nhiên mình chưa thử sử dụng, nên các bạn có thể comment thêm những app khác để mọi người tham khảo về độ tin cậy, tỉ lệ hoàn tiền thế nào nhé 👇😊
Tóm lại là
Để biết mình đang “có dư” hay không thì mình dựa trên “Net Worth” với công thức:Net worth = số tiền bạn sở hữu - (trừ) số tiền nợ
Những lý do khiến bạn chưa có dư, theo mình gồm có 3 lý do:
- Bạn chưa có kế hoạch chi tiêu phù hợp hoặc có kế hoạch nhưng chưa biết cách theo dõi tiến độ chi tiêu trong tháng
- Bạn chưa có kế hoạch cho “tiền nhàn rỗi”
- Thu nhập hàng tháng của bạn không đủ chi trả cho những nhu cầu thiết yếu
Hi vọng bạn đã có thêm 1 vài góc nhìn, tips và một số cách tối ưu tài chính qua bài viết này. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây :D
@mystorytakeaways
14
|
1/3/2025 8:33:02 PM