Đặng Đình Linh

Đặng Đình Linh
Chức vụ

Tham mưu phó Tiếp vận BTL Không Quân
Nhiệm kỳ1/1970 – 4/1975
Cấp bậc-Đại tá (1/1970)
-Chuẩn tướng (11/1972)
Tư lệnh-Trung tướng Trần Văn Minh
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Trưởng khối Không cụ
tại Bộ Tư lệnh Không Quân
Nhiệm kỳ1/1965 – 1/1970
Cấp bậc-Trung tá (1/1965)
-Đại tá
Tư lệnh-Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ
-Đại tá Trần Văn Minh
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Phụ tá Kỹ thuật Chỉ huy trưởng
Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất
(Căn cứ Trợ lực 3)
Nhiệm kỳ1/1962 – 1/1965
Cấp bậc-Thiếu tá (1/1962)
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
SinhTháng 4 năm 1929
Hà Nội, Việt Nam
Nơi ởTexas, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợĐào Thị Kim Dung
Học vấnTú tài toàn phần
Alma mater=Trường Trung học Lycée Albert Sarraut Hà Nội
-Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
-Trường Võ bị Không quân Salon de Provence, Pháp
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Không quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Đặng Đình Linh (sinh 1929), nguyên là một tướng lĩnh thuộc Quân chủng Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Trừ bị do Quân đội Pháp và Quân đội Quốc gia Việt Nam mở ra ở một tỉnh thuộc miền Duyên hải Bắc phần (sau chuyển vào trường Sĩ quan Trừ bị ở miền Nam) với mục đích đào tạo sĩ quan người Việt để phục vụ trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường phục vụ trong đơn vị Bộ binh được 6 tháng. Sau đó, ông trúng tuyển chuyển sang Quân chủng Không quân.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 4 năm 1929 trong một gia đình thương nhân khá giả tại Hà Nội. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp ở trường Trung học Lycée Albert Sarraut Hà Nội ban Toán với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).[1]

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 49/600.089. Theo học khóa 1 Lê Lợi tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Sau 2 tuần thụ huấn, cùng trong số 18 khoá sinh được chuyển vào trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức để tiếp tục học ngành chuyên môn về: Pháo binh, Truyền tin và Công binh, cùng học chung với các khóa sinh của khóa 1 Lê Văn Duyệt của trường Thủ Đức. Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường ông được điều đi phục vụ tại Đệ tam Quân khu ở Bắc phần.

Đầu năm 1953, thi trúng tuyển chuyển sang Quân chủng Không quân, du học khóa sĩ quan Cơ khí Hàng không tại trường Võ bị Không quân Salon de Provence ở miền Nam nước Pháp.[2]

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1955, mãn khóa về nước, ông được giữ chức sĩ quan Phụ tá Kỹ thuật tại Trung tâm Huấn luyện Liên Phi đoàn 1 Vận tải do Đại úy Huỳnh Minh Bon[3] làm Chỉ huy trưởng. Đến tháng 11, chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đầu năm 1958, ông được thăng cấp Trung úy đồng thời cùng với 2 viên Trung úy khác là Từ Văn BêDương Xuân Nhơn[4] được cử đi tu nghiệp tại căn cứ Không quân Hoa Kỳ Clark ở Philippines. Đến tháng 3 năm 1960, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm và được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Kỹ thuật Vận tải Liên Phi đoàn 1. Đầu năm 1962, ông được thăng cấp Thiếu tá làm Phụ tá Kỹ thuật căn cứ 3 Trợ lực Không quân Tân Sơn Nhứt.

Đầu tháng 1 năm 1965, ông được thăng cấp Trung tá giữ chức Trưởng khối Không cụ tại Bộ tư lệnh Không quân trải qua 2 vị Tư lệnh là Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ và Đại tá Trần Văn Minh. Đến đầu năm 1970, ông được thăng cấp Đại tá và được cử vào chức vụ Tham mưu phó Tiếp vận tại Bộ tư lệnh Không quân đướ quyền Tư lệnh là Trung tướng Trần Văn Minh.

Ngày lễ Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm và ở chức vụ Tham mưu phó Tiếp vận cho đến cuối tháng 4 năm 1975.

Những ngày cuối của tháng 4, ông di tản ra khỏi Việt Nam. Sau đó sang Hoa Kỳ định cư tại Garland thuộc Tiểu bang Texas.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phu nhân: Bà Đào Thị Kim Dung (1939-2015).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sau này khi đã ở trong quân ngũ, ghi danh vào Đại học Luật và tốt nghiệp với văn bằng Cử nhân Luật.
  2. ^ Các khóa sinh sĩ quan và khóa sinh dân chính học khóa Cơ khí Hàng không tại Pháp năm 1953 có tên:
    Khóa sinh sĩ quan:
    Các Thiếu úy:
    -Trần Đỗ Cung (Sinh năm 1922 tại Nghệ An, nguyên quán Hà Đông, tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà lạt. Sau cùng là Trung tá Thứ ủy trong Nội các Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ. Giải ngũ năm 1972)
    -Cao Thông Minh (Sinh năm 1930 tại Hưng Yên, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Giám đốc Trung tâm Điện tử Không quân).
    Khóa sinh dân chính:
    -Từ Văn Bê
    -Nguyễn Quang Diệm (Sinh năm 1929 tại Kiến An. Sau cùng là Trung tá Chỉ huy phó Không đoàn)
    -Trần Ngọc Đóa (Sinh năm 1932 tại Thừa Thiên. Sau cùng là Đại tá Trưởng phòng tại Bộ Tư lệnh Không quân).
  3. ^ Đại úy Huỳnh Minh Bon về sau giải ngũ ở cấp Trung tá
  4. ^ Trung uý Dương Xuân Nhơn về sau là Trung tá.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cùng tìm hiểu cách quản lý thời gian tối ưu cho việc học tập của một học bá Đại học Bắc Kinh
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.