Văn phòng Đệ nhất Đại thần Hải quân | |
---|---|
Con dấu chính phủ | |
Bộ Hải quân | |
Thành viên của | Ban Hải quân |
Báo cáo tới | Thủ tướng |
Đề cử bởi | Thủ tướng |
Bổ nhiệm bởi | Thủ tướng Tùy thuộc vào sự chấp thuận chính thức của Hội đồng Nữ vương |
Nhiệm kỳ | Không cố định (thường là 3–7 năm) |
Người đầu tiên nhậm chức | Richard Weston, Bá tước thứ nhất của Portland |
Thành lập | 1628–1964 |
Người cuối cùng giữ chức | George Jellicoe, Bá tước thứ 2 của Jellicoe |
Đệ nhất Đại thần Hải quân (tiếng Anh: First Lord of the Admiralty)[1] hay được gọi chính thức là Văn phòng Đệ nhất Đại thần Hải quân (Office of the First Lord of the Admiralty)[2], là người đứng đầu về mặt chính trị của Hải quân Vương quốc Anh và sau đó là cả Đại Anh. Người nắm giữ vị trí này là cố vấn cấp cao của chính phủ về tất cả các vấn đề liên quan đến hải quân, chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm soát Bộ Hải quân, đồng thời cũng là người điều hành chung Cơ quan Hải quân của Vương quốc Anh, Đại Anh vào thế kỷ 18 và sau đó là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm Hải quân Hoàng gia, Thủy quân lục chiến Hoàng gia và các cơ quan phụ trợ khác.
Đệ nhất Đại thần Hải quân được xem là chức vụ thường trực trong Nội các chính phủ được biết đến sớm nhất ở Anh. Ngoài việc là người đứng đầu chính trị của Hải quân Hoàng gia, người giữ chức vụ này đồng thời nắm luôn ghế Chủ tịch Hội đồng Ủy viên Thực thi Văn phòng của Đại thần Đô đốc Hải quân Anh (được gọi là Ủy ban Bộ Hải quân). Văn phòng của Đệ nhất Đại thần Hải quân tồn tại từ năm 1628 cho đến khi nó bị bãi bỏ khi Bộ Hải quân, Bộ Không quân, Bộ Quốc phòng và Văn phòng Chiến tranh được hợp nhất để tạo thành Bộ Quốc phòng mới vào năm 1964. Chức vụ tương đương ngày nay của Đệ nhất Đại thần Hải quân là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh.
Năm 1628, dưới thời trị vì của Charles I, George Villiers,Công tước thứ 1 xứ Buckingham, Đại thần Đô đốc Hải quân Anh bị ám sát và văn phòng được đặt dưới sự kiểm soát của một hội đồng ủy viên.
Đệ nhất Đại thần Hải quân đầu tiên là Richard Weston, Bá tước thứ nhất xứ Portland, được bổ nhiệm năm 1628. Đệ nhất Đại thần không phải lúc nào cũng là thành viên thường trực của hội đồng cho đến khi Bộ Hải quân được thành lập như một cơ quan chính thức của chính phủ vào năm 1709[3] với Đệ nhất Đại thần Hải quân là người đứng đầu của cơ quan này; thay thế cho Văn phòng Bộ Hải quân và Các vấn đề Hàng hải trước đây.[4] Trong phần lớn thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, việc Bộ Hải quân được quản lý dưới sự ủy quyền là điều không hiếm khi xảy ra, do đó có khoảng trống trong danh sách các Đệ nhất Đại thần Hải quân, và một số ít các Đệ nhất Đại thần này từng có thời gian là Đại thần Đô đốc Hải quân Anh.
Sau Cách mạng, vào năm 1690, một Đạo luật mang tính giải thích đã được thông qua dưới thời trị vì của William và Mary. Quốc hội đã thông qua Đạo luật Hải quân, trao cho các Ủy viên quyền hạn mà trước đây Đại thần Đô đốc Hải quân Anh nắm giữ,[5] và tại thời điểm này đã trở thành một vị trí vĩnh viễn trong Nội các Chính phủ Anh Quốc.
Tên (Sinh – mất) |
Chân dung | Nhiệm kỳ | Lãnh đạo nhà nước | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Richard Weston Bá tước thứ nhất xứ Portland (1 tháng 3 năm 1577 – 13 tháng 3 năm 1634/1635)[a] |
1628 – 1635 | Charles I (27 tháng 3 năm 1625 – 30 tháng 1 năm 1649) |
[6] | |
Robert Bertie Bá tước thứ nhất xứ Lindsey (16 tháng 12 năm 1582 – 24 tháng 10 năm 1642) |
1635 – 1636 | [7] | ||
William Juxon Giám mục Luân Đôn (1582 – 4 tháng 6 năm 1663) |
1636 – 1638 | [8] | ||
Không rõ thông tin (1638 – 1642) | ||||
Algernon Percy Bá tước thứ 10 xứ Northumberland (29 tháng 9 năm 1602 – 13 tháng 10 năm 1668)[b] |
1642 – 1643 | [8] | ||
Francis Cottington Bá tước Cottington thứ nhất (c. 1579 – 1652) |
1643 – 1646 | [8] | ||
Không rõ thông tin (1646 – 1679) | ||||
Oliver Cromwell (16 tháng 12 năm 1653 – 3 tháng 9 năm 1658) | ||||
Richard Cromwell (3 tháng 9 năm 1658 – 25 tháng 5 năm 1659) | ||||
Sir Henry Capell Nghị sĩ quốc hội từ hạt Tewkesbury (1638 – 30 tháng 5 năm 1696) |
1679 – 1681 | Charles II (29 tháng 5 năm 1660 – 6 tháng 2 năm 1685) |
[9] | |
Daniel Finch Bá tước thứ hai xứ Nottingham (1638 – 30 tháng 5 năm 1696) |
1681 – 1684 | [10] | ||
Không rõ thông tin (1684 – 1689) | James II (6 tháng 2 năm 1685 – 11 tháng 12 năm 1688) |
|||
Arthur Herbert Bá tước thứ nhất xứ Torrington (c. 1648 – 13 tháng 4 năm 1716)[c] |
1689 – 1690 | Mary II và William III (13 tháng 2 năm 1689 – 28 tháng 12 năm 1694) |
[11] | |
Thomas Herbert Bá tước thứ 8 xứ Pembroke (c. 1656 – 22 tháng 1 năm 1733) |
1690 – 1692 | [12] | ||
Charles Cornwallis Nam tước Cornwallis thứ 3 (28 tháng 12 năm 1655 – 29 tháng 4 năm 1698) |
1692 – 1693 | [13] | ||
Anthony Cary Tử tước Falkland thứ 5 (16 tháng 2 năm 1656 – 24 tháng 5 năm 1694) |
1693 – 1694 | [14] | ||
Edward Russell Bá tước thứ nhất xứ Orford (1653 – 26 tháng 11 năm 1727) |
1694 – 1699 | William III (28 tháng 12 năm 1694 – 8 tháng 3 năm 1702) |
[15] | |
John Egerton Bá tước thứ 3 xứ Bridgewater (9 tháng 11 năm 1646 – 19 tháng 3 năm 1701) |
1699 – 1701 | [16] | ||
Thomas Herbert Bá tước thứ 8 xứ Pembroke (c. 1656 – 22 tháng 1 năm 1733) |
1701 – 1702 | [17] |
Từ ngày 1 tháng 4 năm 1964, Elizabeth II tự mình đảm nhận chức Đại thần Đô đốc Hải quân. Chức vụ đứng đầu chịu trách nhiệm về Hải quân Hoàng gia Anh lúc này được chuyển giao cho chức vụ mới được thành lập là Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề Quốc phòng.[105] (Còn gọi với cái tên thông dụng hơn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
Sir Charles Wager First Lord of the Admiralty.
John Montagu, 4th Earl of Sandwich First Lord of the Admiralty 1748.
George Montague-Dunk, 2nd Earl of Halifax First Lord of the Admiralty 1757.
Sir Charles Saunders First Lord of the Admiralty 1757.
Richard Howe, 1st Earl Howe First Lord of the Admiralty.
John Pitt, 2nd Earl of Chatham First Lord of the Admiralty 1783.