Nội các

Nội các (Hán tự: 内閣, tiếng Anh: cabinet) là cơ quan gồm có các thành viên cấp cao của chính phủ, thông thường đại diện ngành hành pháp. Đôi khi nội các cũng còn được gọi là Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Hành pháp, hay Ủy ban Hành pháp.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia sử dụng Hệ thống Westminster, nội các quyết định chung các chính sách và hướng đi chiến thuật của chính phủ, đặc biệt là các vấn đề quan hệ đến luật lệ mà Nghị viện đã thông qua. Tại các quốc gia theo tổng thống chế như Hoa Kỳ, nội các không hoạt động như một cơ quan quyền lực chung của ngành lập pháp; đúng hơn vai trò chính yếu của nó là một hội đồng cố vấn chính thức của nguyên thủ quốc gia. Theo cách này, tổng thống nhận ý kiến và lời cố vấn cho các quyết định sắp tới. Vai trò thứ hai của các viên chức nội các là điều hành các cơ quan thuộc ngành hành pháp hay các bộ.

Tại đa số quốc gia trong đó có các quốc gia sử dụng hệ thống Westminster, các bộ trưởng nội các được bổ nhiệm từ trong số các thành viên đương nhiệm của ngành lập pháp và họ vẫn là thành viên của ngành lập pháp trong lúc phục vụ trong nội các. Tại các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia theo tổng thống chế thì ngược lại - các thành viên nội các không thể là các nhà lập pháp đương nhiệm, và nếu nhà lập pháp nào được bổ nhiệm vào nội các thì phải từ chức trước khi nhận nhiệm sở mới trong nội các.

Trong đa số chính phủ, thành viên nội các được gọi là bộ trưởng, và mỗi thành viên giữ một ngành mục khác nhau của chính phủ (thí dụ như "Bộ trưởng Môi trường" etc). Vai trò hàng ngày của đa số thành viên nội các là phục vụ trong vai trò người đứng đầu một bộ phận của bộ máy quan liêu quốc gia mà tất cả các nhân viên khác trong bộ đó phải báo cáo cho mình.

Quy mô của các nội các trên thế giới thì khác nhau tuy đa số có khoảng chừng từ 10 đến 20 bộ trưởng. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa mức độ phát triển của một quốc gia và quy mô nội các: trung bình mà nói, một quốc gia càng phát triển hơn thì quy mô nội các nhỏ hơn.[1]

Nguồn gốc nội các

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, nội các bắt nguồn từ phân nhóm nhỏ hơn thuộc Hội đồng Cơ Mật Hoàng gia Anh (Privy Council). Thuật từ nội các là từ tiếng Anh "cabinet" có nghĩa là một phòng riêng tương đối nhỏ, được dùng làm nơi nghỉ ngơi hay nghiên cứu. Thuật ngữ tiếng Anh như "cabinet counsel" có nghĩa là cuộc tham vấn riêng tư dành cho nhà vua, có từ cuối thế kỷ 16 và được đánh vần không chuẩn vào thời đó nên khó mà biết được ý nghĩa của nó có phải là "council" (hội đồng) hay "counsel" (cuộc tham vấn).[2] Charles I của Anh khởi đầu "Hội đồng Nội các" chính thức trong tư cách là Hội đồng Cố vấn Hoàng gia hay "Hội đồng riêng" khi ông lên ngôi vào năm 1625.

Ở Đông Á, từ Nội các xuất phát từ Nội các nhà Minh. Nội Các vốn chỉ Văn Uyên các, là văn phòng cho Hoàng Đế nhà Minh. Sau khi Minh Thái Tổ phế Thừa tướng Hồ Duy Dung, quyền Thừa tướng bị thâu tóm vào tay hoàng đế. Tuy nhiên đến năm 1402 (Kiến Văn thứ 4) Minh Huệ Tông phong đại thần tâm phúc chức Đại học sĩ, quyền như Tể tướng, tùy thời can gián, từ đó hình thành quyền uy của Nội các, xưng Các thần.

Nội các thuộc hệ thống Westminster

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới hệ thống Westminster, các thành viên nội các có trách nhiệm chung đối với tất cả chính sách của chính phủ. Tất cả các bộ trưởng phải ủng hộ chính sách của chính phủ, bất kể là họ có bất đồng riêng tư hay không. Theo lý thuyết, mặc dù tất cả các quyết định được nội các xử lý chung nhưng trên thực tế nhiều quyết định được giao cho nhiều tiểu ban khác nhau của nội các và các tiểu ban này sẽ báo cáo cho toàn nội các biết những gì họ tìm thấy cũng như ý kiến của họ. Khi những ý kiến này được những người nắm giữ các bộ có liên quan đồng ý thì chúng thường được toàn nội các đồng ý sau khi được thảo luận thêm một ít thời gian.

Những quyết định chung cuộc của nội các thì bí mật và các tài liệu có liên quan được đánh dấu bảo mật. Đa số các tài liệu có liên quan đến quyết định của nội các sẽ được công bố trong một khoảng thời gian đáng kể sau khi nội các đó giải tán; thí dụ thời gian là 20 năm sau khi chúng được thảo luận.

Theo lý thuyết, thủ tướng là viên chức cao cấp trong số các viên chức có tư cách ngang hàng nhau (first among equals). Tuy nhiên, thủ tướng là người mà nguyên thủ quốc gia cuối cùng tìm đến để được cố vấn cho việc thực thi quyền lực hành pháp mà có thể bao gồm quyền lực tuyên chiến, sử dụng vũ khí hạt nhân, bãi nhiệm các bộ trưởng khỏi nội các, và định đoạt các bộ khi thay đổi nội các. Trong thực tế, thủ tướng ở vị trí có liên quan đến quyền lực hành pháp có nghĩa rằng thủ tướng có cấp bậc kiểm soát cao trong nội các: bất cứ sự nới rộng trách nhiệm cho hướng đi chung của chính phủ thường được thực hiện theo sự điều khiển của thủ tướng.

Nội các bóng tối (shadow cabinet) là thuật từ dùng để chỉ nhóm người bao gồm những thành viên lãnh đạo hay những người ngồi ghế hàng đầu trong nghị viện quốc gia của đảng đối lập. Thông thường nhóm người này giữ những vị trí đối trọng "bóng tối" đối với các bộ nội các nhằm đặt nghi vấn những quyết định của nội các và đề nghị những chính sách khác thay thế.

Hệ thống nội các Westminster là nền tảng của nhiều nội các trên thế giới vì chúng được biết đến ở các khu vực quyền lực liên bang, tỉnh (hoặc bang) của Úc, Bangladesh, Canada, Pakistan, Ấn Độ, Nam Phi, New Zealand, và các quốc gia khác trong Khối Thịnh vượng chung có kiểu mẫu nghị viện dựa theo nghị viện Vương Quốc Anh.

Nội các Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Nội các của Tổng thống Ronald Reagan năm 1981

Theo học thuyết tam quyền phân lập, nội các dưới chính phủ tổng thống chế là một phần của ngành hành pháp. Theo lý thuyết, ít nhất, họ thực hiện chính sách hơn là họ tạo ra chính sách. Ngoài việc điều hành các bộ phận riêng trong ngành hành pháp, các thành viên nội các còn có trách nhiệm cố vấn cho nguyên thủ quốc gia trên các lãnh vực nằm trong phạm vi trách nhiệm của họ. Họ được bổ nhiệm và phục vụ theo ý của nguyên thủ quốc gia và vì thế họ là người phục tùng tổng thống vì họ có thể bị thay thế bất cứ khi nào. Thường thường họ là người chung đảng phái chính trị với tổng thống vì được tổng thống bổ nhiệm nhưng ngành hành pháp có quyền tự do chọn lựa bất cứ ai, kể cả thành viên của đảng đối lập với tổng thống nhưng tất cả đều phải được Quốc hội Hoa Kỳ xác nhận trước khi nhận nhiệm sở.

Thông thường, ngành lập pháp hay một bộ phận của nó phải biểu quyết xác nhận việc bổ nhiệm một thành viên nội các; đây là một trong số nhiều đề mục của cái khái niệm "kiểm soát và cân bằng quyền lực" được xây dựng trong hệ thống tổng thống. Ngành lập pháp cũng có thể bãi nhiệm một thành viên nội các qua một tiến trình luận tội thường thường là khó khăn.

Trong nội các, các thành viên không phục vụ để gây ảnh hưởng đối với chính sách của ngành lập pháp đến mức độ như được thấy trong một hệ thống Westminster; tuy nhiên, mỗi thành viên có khá nhiều ảnh hưởng đối với các vấn đề có liên quan đến bộ hành chính của mình. Kể từ thời chính phủ Franklin Roosevelt, tổng thống Hoa Kỳ thường xuyên làm việc qua văn phòng hành pháp của chính mình hay Hội đồng An ninh Quốc gia hơn là qua nội các như các chính phủ trước đó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Davide Castelvecchi (ngày 9 tháng 5 năm 2008). “The Undeciders: More decision-makers bring less efficiency”. ScienceNews. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ Oxford English Dictionary: Cabinet
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Sayu là một ninja bé nhỏ thuộc Shuumatsuban – một tổ chức bí mật dưới sự chỉ huy của Hiệp Hội Yashiro
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không