Đồng hồ Mặt Trời

Đồng hồ Mặt trời khổng lồ của Jantar Mantar tại Jaipur, Ấn Độ, là đồng hồ Mặt Trời lớn nhất trên Trái Đất, cao 27 m. Còn được biết đến với tên Samrat Yantra (Thiết bị tối cao); bóng của nó di chuyển 1 mm mỗi giây, và chừng chiều rộng của bàn tay (6 cm) mỗi phút.

Đồng hồ Mặt Trời là một thiết bị đo thời gian dựa vào vị trí của Mặt Trời. Trong thiết kế thường gặp nhất, như trong đồng hồ mặt trời ngang, mặt trời đổ bóng kim (một thanh kim loại mỏng và sắc) lên trên một mặt phẳng có khắc các đường chỉ thời gian trong ngày. Khi mặt trời di chuyển trong ngày, bóng của kim sẽ đổ xuống thẳng hàng với các đường trên mặt đĩa. Thiết kế như vậy đòi hỏi kim thẳng hàng với trục quay của Trái Đất. Vì thế, để một đồng hồ Mặt trời chỉ được giờ chính xác, kim phải chỉ về cực bắc đúng (không phải cực bắc từ) và góc của kim với đường ngang phải bằng vĩ độ của chiếc đồng hồ. Những loại đồng hồ Mặt Trời được sản xuất hàng loạt nhằm mục đích trang trí nhiều khi không chỉ đúng thời gian.[1][2]

Nguồn gốc của đồng hồ Mặt Trời

[sửa | sửa mã nguồn]

Người phương Đông khác với người phương Tây. Họ sử dụng thời gian để hiểu thêm về thời tiết. Vì phương Đông thiên về phát triển nông nghiệp (trồng lúa nước,..). Họ cần một công cụ đo thời gian cụ thể. Nhờ vậy, ở thời đại nguyên thủy, người dân phương Đông đã nghĩ ra đồng hồ Mặt Trời.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sundial FAQ”. Accurate Sundials. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ Moss, Tony. “How do sundials work”. British Sundial society. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2013. This ugly plastic 'non-dial' does nothing at all except display the 'designer's ignorance and persuade the general public that 'real' sundials don't work.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan