Đức Vua Bà

Đức Vua Bà
Trần Nhân Tông hoàng phi
Thông tin chung
Sinh
Ngụ, Tổng Nam Sách, Kinh Bắc
Mất17 tháng 3
Nhân Thắng, Gia Bình, Bắc Ninh
Phu quânTrần Nhân Tông
Tên đầy đủ
Đặng Thị Loan
Tước hiệuCung nhân (宫人)
Đức phi (德妃)
Hoàng tộcNhà Trần

Đức Vua Bà (? - 17 tháng 3) tức Đức phi Đặng Thị Loan của Trần Nhân Tông. Được nhân dân suy tôn là Đức Vua Bà và thờ tại Đền Vua Bà[1], nằm trong quần thể chùa Ngụ.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi và xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Đức Vua Bà có tên húy là Loan [2]; là một người con gái thôn Đào nổi tiếng xinh đẹp đoan trang.

Nhập cung

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo bia Cố Lập Bi Ký dựng năm 1866 hiện còn bảo lưu được:

..."Vào thời Trần có người con gái thôn Đào, họ Đặng, tên huý là Loan, nổi tiếng xinh đẹp đoan trang, được vua Trần Nhân Tông chọn làm cung phi."...

Sau khi về làm vợ của vua Trần Nhân Tông, được vua nhất mực sủng ái tuy nhiên do bệnh tật mà không thể sinh con nối dõi cho vua, từ chốn thâm cung Đức Phi nhớ về quê hương còn khốn khó, muốn làm chuyện giúp dân nghèo, giúp quê hương, bà xin vua được xuất cung trở thành dân thường và được vua chấp thuận.

Hồi Hương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với Nhà Trần thì bà là 1 Hậu phi nhạt nhòa nhưng đối với nhân dân thì bà có công đức vô cùng lớn, được suy tôn như 1 vị thánh.

  • Vì nhân dân mà bà từ bỏ gấm vóc cung son.
  • Vua ban bổng lộc tước hiệu trước khi hồi hương nhưng bà không nhận chỉ dám xin một mẫu chín xào để lập chợ cho dân.
  • Với mảnh đất từ đình Thị (thôn Thị) đến chùa cũ của làng, bà mở chợ cho 3 thôn Cầu - Đào - Thị buôn bán, làm ăn.
  • Bà còn dạy dân trồng dâu chăn tằm, làm đồ gốm và làm bánh bột lọc để cải thiện đời sống.

Từ đó khu vực này cảnh sắc bốn mùa sầm uất, nhộn nhịp. Mọi người biết đến với tên Vùng Ngụ, do vậy cũng có thể coi bà là bà tổ của vùng.

Thờ tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Đức Vua Bà được dân lập đền thờ tại 2 nơi:

Đền Vua Bà

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ hội đền Vua Bà

[sửa | sửa mã nguồn]

Hay còn được biết đến tên Lễ hội vùng Ngụ. Diễn ra hằng năm vào 3 ngày 15, 16, 17 tháng 3 Âm lịch. Trong đó:

  • Ngày rằm tháng 3: Lễ mở cửa đền.
  • Ngày 16 tháng 3: Chính hội.
  • Ngày 17 tháng 3: Ngày húy của Đức Vua Bà, Lễ đóng cửa đền diễn ra vào cuối giờ chiều.

Một số hình ảnh Lễ hội đền Vua Bà năm 2017

Tập tin:Video lễ hội đền Vua Bà 1.ogg

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Nội dung văn bia “cố lập bi ký” Lưu trữ 2018-08-05 tại Wayback Machine, trích dẫn: 1866...Vào thời Trần có người con gái thôn Đào, họ Đặng, tên huý là Loan...

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Những loại kỹ làm nên sức mạnh của một nhân vật trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Nhân vật Ponison Pop Perlia - Cô bé tinh linh nhút nhát Overlord
Cô có vẻ ngoài của một con người hoặc Elf, làn da của cô ấy có những vệt gỗ óng ánh và mái tóc của cô ấy là những chiếc lá màu xanh tươi
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia