Một điểm nóng về đa dạng sinh học là một vùng địa lý sinh học với mức độ đa dạng sinh học quan trọng mà đang bị đe dọa bị phá hủy. Ví dụ các khu rừng được coi là các điểm nóng về đa dạng sinh học.
Norman Myers viết về khái niệm này trong hai bài viết trong "The Environmentalist" (1988),[1] & bản in lại năm 1990[2] sau khi đã được Myers và đồng nghiệp phân tích kỹ càng trong "Hotspots: Earth’s Biologically Richest and Most Endangered Terrestrial Ecoregions"[3] (tạm dịch: Điểm nóng: Các vùng sinh thái trên cạn nguy cấp nhất và giàu có về mặt sinh học nhất trên Trái Đất) và một bài viết xuất bản trong tạp chí Nature.
Để đạt tiêu chuẩn được coi là một điểm nóng về đa dạng sinh học trong phiên bản bản đồ điểm nóng năm 2000 của Myers, một khu vực phải hội đủ hai tiêu chí khắt khe: nó phải chứa ít nhất 0,5% hoặc 1.500 loài thực vật có mạch là loài đặc hữu, và nó phải đã mất ít nhất 70% hệ thực vật cơ bản của nó.[4] Trên khắp thế giới, có 36 khu vực đạt tiêu chuẩn theo định nghĩa này.[5] Những khu vực này nuôi sống gần 60% thực vật, chim, động vật có vú, động vật bò sát và lưỡng cư, với tỷ lệ cao các loài đó là loài đặc hữu.
^Russell A. Mittermeier, Norman Myers and Cristina Goettsch Mittermeier, Hotspots: Earth's Biologically Richest and Most Endangered Terrestrial Ecoregions, Conservation International, 2000 ISBN978-968-6397-58-1
Cô gái gửi video vào nhóm bệnh nhân ungthu muốn tìm một "đối tác kết hôn" có thể hiến thận cho mình sau khi chet, bù lại sẽ giúp đối phương chăm sóc người nhà.