Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời

"Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Ê Đê
Công bố1992
Phát hành1995
Sáng tác

Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời là ca khúc được Y Phôn Ksor sáng tác năm 1992, được xem là đỉnh cao của âm nhạc hiện đại khu vực Tây Nguyên, được đông đảo các nghệ sĩ dân tộc thiểu số biểu diễn, trong đó có Nghệ sĩ nhân dân Y Moan Ênuôl.[1]

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh nữ thần Mặt Trời được Y Phôn Ksor lấy cảm hứng từ mẹ của ông.[2] Năm 1992, khi đi công tác cùng Đoàn Ca múa nhạc Đắk Lắk, ông nhận được tin mẹ bị bệnh[3] nên liền thu xếp công việc đạp xe từ thành phố Buôn Ma Thuột về thăm. Nhưng khi về đến gần nhà, ông thấy mẹ mình đang làm rẫy. Bà đã qua cơn bệnh, thương mẹ cộng với cảm xúc tuôn trào, Y Phôn đã sáng tác ra ca khúc. Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Cường góp ý và thêm vào câu cuối "tôi đi tìm em" cho bài hát trọn vẹn hơn.[4]

Phát hành và đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Thập niên 1990, ca khúc được nhiều thí sinh trình diễn trong các cuộc thi âm nhạc từ quy mô địa phương đến cấp quốc gia.[4]

Ca khúc sau đó được Y Moan thể hiện và giành được huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 1995.[5]

Tại Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1997, khi ca sĩ Y Jack Arul biểu diễn, ca khúc mới được khán giả đại chúng biết đến.[6][7]

Năm 1999, ca khúc Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời được tặng thưởng giải B (không có giải A) của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam.[8]

Năm 1999, giải bài hát hay trong năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.[9]

Năm 2016, Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời là một trong số 12 ca khúc được chọn lọc đưa vào album thuộc dự án âm nhạc hi-end Gió bay về ngàn.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vương Tâm (20 tháng 8 năm 2022). “Cánh chim gọi đàn xôn xao đại ngàn”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Uông Thái Biểu (7 tháng 7 năm 2022). “Tìm về miền cội nguồn hoang sơ”. Báo Lâm Đồng. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ “Nhạc sĩ Yphon K'Sor: Hát giữa mọi người không ngại ngần”. Báo Nhân Dân. 17 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ a b Đức Hòa (16 tháng 4 năm 2020). “Nhạc sĩ Y Phôn K'sor với lời ru của đại ngàn”. Báo Bình Phước. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.[liên kết hỏng]
  5. ^ Nguyễn Phương Liên (5 tháng 8 năm 2006). “Y Phôn Ksor - người "hát dưới mặt trời". Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ Xuân Ngọc (20 tháng 1 năm 2023). “Hé lộ hôn nhân hạnh phúc của tác giả 'Đôi chân trần'. VietNamNet. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ Thành Nguyễn (1 tháng 3 năm 2016). “Nhạc sĩ Y Phôn Ksor - Chim phí của đại ngàn”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ Vũ Long (4 tháng 2 năm 2023). “Nhạc sĩ Y Phôn Ksor mong ước làm liveshow đầu tiên”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  9. ^ Lương Định (26 tháng 11 năm 2015). “Nhạc sĩ Y phôn K'sor: Như chim phí bay về cội nguồn”. Báo Dân sinh. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ BL (30 tháng 8 năm 2016). “Ra mắt album nhạc "Gió bay về ngàn" cho cộng đồng Tây Nguyên”. Tạp chí Đảng Cộng Sản. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Geto Suguru (夏げ油とう傑すぐる Getō Suguru?, Hạ Du Kiệt) là một phản diện trong bộ truyện Chú thuật hồi chiến và tiền truyện Chú thuật hồi chiến - Trường chuyên chú thuật Tokyo
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Tổng quan về Ma Tố trong Tensura
Ma Tố, mặc dù bản thân nó có nghĩa là "phân tử ma pháp" hoặc "nguyên tố ma pháp", tuy vậy đây không phải là ý nghĩa thực sự của nó
Ao no Kanata no Four Rhythm Vietsub
Ao no Kanata no Four Rhythm Vietsub
Bộ phim kể về bộ môn thể thao mang tên Flying Circus, với việc mang Giày phản trọng lực là có thể bay
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)