Ủy ban Hướng đạo Thế giới

Ủy ban Hướng đạo Thế giới (World Scout Committee) là bộ phận hành chính của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (World Organization of the Scout Movement hay viết tắt là WOSM). Nó là một trong ba thành phần chính yếu của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới; với hai thành phần còn lại là Hội nghị Hướng đạo Thế giới (World Scout Conference)Văn phòng Hướng đạo Thế giới (World Scout Bureau). Ủy ban Hướng đạo Thế giới có trách nhiệm thi hành các giải pháp của Hội nghị Hướng đạo Thế giới và hành động thay mặt cho Hội nghị giữa các cuộc họp của Hội nghị.

Ủy ban gồm có 14 thành viên. Trong số đó có 12 thành viên, mỗi một người đến từ một quốc gia khác nhau, được Hội nghị Hướng đạo Thế giới bầu lên với nhiệm kỳ sáu năm. Các thành viên không phải là đại diện cho quốc gia của họ mà vì ích lợi của toàn thể phong trào. Tổng Thư ký và Thủ quỹ của Tổ chức Phong trào Hướng đạo đương nhiên là thành viên của Ủy ban. Các chủ tịch ủy ban Hướng đạo vùng (có 6 vùng trên thế giới) tham dự trong các cuộc họp của Ủy ban Hướng đạo Thế giới để thu nhận góp ý.

Ủy ban họp mỗi năm hai lần, thường là ở Genève, Thụy Sĩ. Ban lãnh đạo của nó gồm có Chủ tịch, hai Phó chủ tịch, và Tổng Thư ký họp khi cần.

Thành viên hiện tại của Ủy ban Hướng đạo Thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Quốc gia Mãn nhiệm vào
Herman C. S. Hui Chủ tịch, Hồng Kông 2008
Philippe Da Costa Phó chủ tịch, Pháp 2008
Thérèse Bermingham Phó chủ tịch, Ireland 2011
Habibul Alam Bangladesh 2008
Mario Diaz Martinez Tây Ban Nha 2011
Wayne M. Perry (được chọn thay cho Steve Fossett từ chức) Hoa Kỳ 2008
John A. Gemmill Canada 2008
Georges El Ghorayeb Liban 2011
Nkwenkwe Nkomo Nam Phi 2011
Ana E. Piubello Argentina 2008
Mohamed Triki Tunisia 2008
Gualtiero Zanolini Ý 2011
Eduardo Missoni Tổng Thư ký, WOSM, Ý
Arnaud Girardin Thủ quỹ, Thụy Sĩ

Một loạt chương trình chiến lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Hướng đạo Thế giới có thiết lập một loạt chương trình để nhắm vào những công việc ưu tiên chiến lược hàng đầu như đã được định nghĩa bởi Hội nghị Hướng đạo Thế giới. Các chương trình này như sau:

  • Tuổi Trẻ Dấn thân (Youth Involvement)
  • Tình Nguyện viên trong Hướng đạo (Volunteers in Scouting)
  • Quảng bá Hướng đạo (Scouting's Profile - communications, partnerships, resources)

Các ủy ban thường trực

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kiểm toán
  • Ngân sách
  • Tổ chức
  • Vinh danh và tưởng thưởng

Hợp tác với các tổ chức khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một Ủy ban cố vấn của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giớiHội Nữ Hướng đạo Thế giới. Nó bao gồm các thành viên của Ủy ban Thế giới và Ban Thế giới của cả hai tổ chức.

  • Lực lượng Đặc nhiệm năm 2007 tổ chức Lễ Sinh nhật Hướng đạo 100 năm bao gồm thành viên của Ủy ban Hướng đạo Thế giới, Văn phòng Hướng đạo Thế giới, Quỹ Hướng đạo Thế giới, và Hội Hướng đạo của Vương quốc Liên hiệp Anh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “World Scout Committee”. WOSM World Scouting. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2007.
  • “World Scouting”. WOSM World Scouting. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2007.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
[Review] Wonder Woman 1984: Nữ quyền, Sắc tộc và Con người
[Review] Wonder Woman 1984: Nữ quyền, Sắc tộc và Con người
Bối cảnh diễn ra vào năm 1984 thời điểm bùng nổ của truyền thông, của những bản nhạc disco bắt tai và môn thể dục nhịp điệu cùng phòng gym luôn đầy ắp những nam thanh nữ tú
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Araragi Koyomi (阿良々木 暦, Araragi Koyomi) là nam chính của series Monogatari.
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954