![]() Mô hình ba chiều của 129 Antigone dựa trên đường cong ánh sáng của nó. | |
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Christian H. F. Peters |
Ngày phát hiện | 5 tháng 2 năm 1873 |
Tên định danh | |
(129) Antigone | |
Phiên âm | /ænˈtɪɡəniː/[1] |
Đặt tên theo | Antigone |
A873 CA; 1878 CA; 1907 BA | |
Vành đai chính | |
Đặc trưng quỹ đạo[2] | |
Kỷ nguyên 25 tháng 2 năm 2023 (JD 2.460.000,5) | |
Tham số bất định 0 | |
Cung quan sát | 53.044 ngày (145,23 năm) |
Điểm viễn nhật | 3,4773 AU (520,20 Gm) |
Điểm cận nhật | 2,26344 AU (338,606 Gm) |
2,87038 AU (429,403 Gm) | |
Độ lệch tâm | 0,21145 |
4,86 năm (1776,3 ngày) | |
Tốc độ vũ trụ cấp 1 trung bình | 17,39 km/s |
97,3536° | |
0° 12m 9.619s / ngày | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 12,262° |
135,703° | |
111,076° | |
Trái Đất MOID | 1,27708 AU (191,048 Gm) |
Sao Mộc MOID | 1,74754 AU (261,428 Gm) |
TJupiter | 3,232 |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 113[2] 119,44 ± 3,91 km[3] |
Khối lượng | (2,65 ± 0,89) × 1018 kg[3] |
Mật độ trung bình | 2,96 ± 1,04 g/cm³[3] |
0,0349 m/s² | |
Tốc độ vũ trụ cấp 2 xích đạo | 0,0661 km/s |
4,9572 giờ (0,20655 ngày)[2][4] | |
0,164 | |
Nhiệt độ | ~164 K |
9,71 (sáng nhất?) | |
7,07 | |
Antigone /ænˈtɪɡəniː/ (định danh hành tinh vi hình: 129 Antigone) là một tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính. Các quan sát bằng radar cho thấy nó được cấu tạo hầu như bằng kền-sắt thuần. Ngày 5 tháng 2 năm 1873, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Đức Christian H. F. Peters phát hiện tiểu hành tinh Antigone khi ông thực hiện quan sát tại Đài quan sát Litchfield từ Đại học Hamilton, New York và đặt tên nó theo Antigone, công chúa thành Thebes trong thần thoại Hy Lạp.
Năm 1979, căn cứ trên các dữ liệu đường cong ánh sáng, người ta giả thiết là nó có thể có một vệ tinh.[5] Một mô hình được dựng lên từ các dữ liệu này, chỉ ra rằng "129 Antigone" có hình dạng hoàn toàn đều đặn. Từ năm 1985, đã có 3 lần Antigone che khuất một ngôi sao, được quan sát thấy. Một che khuất sao thuận lợi vào ngày 11 tháng 4 năm 1985, được quan sát từ các địa điểm gần Pueblo, Colorado, cho phép ước tính đường kính là 113,0 ± 4,2 km.[6]