Adam Bodnar | |
---|---|
Chức vụ | |
Thanh tra viên về Quyền công dân | |
Nhiệm kỳ | 9 tháng 9 năm 2015 – 15 tháng 7 năm 2021 |
Tiền nhiệm | Irena Lipowicz |
Kế nhiệm | Marcin Wiącek |
Thông tin cá nhân | |
Danh hiệu | Giải Tưởng niệm Thorolf Rafto (2018) Dự án Công lý Thế giới (2019) Bắc Đẩu Bội tinh (2020) |
Sinh | 6 tháng 1, 1977 Trzebiatów |
Con cái | 2 |
Học vấn | Đại học Warszawa Đại học Trung Âu ở Budapest |
Adam Piotr Bodnar (sinh ngày 6 tháng 1 năm 1977) là luật sư, giáo viên và nhà hoạt động nhân quyền người Ba Lan . Ông còn là ombudsman (tạm dịch là: thanh tra viên) về Quyền công dân từ năm 2015 đến tháng 7 năm 2021. [1]
Năm 2000, Adam Bodnar tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Warszawa. Năm 2001, ông lấy bằng Thạc sĩ Luật trong lĩnh vực luật học so sánh tại trường Đại học Trung Âu ở Budapest . [2] Ông cũng đã hoàn thành chương trình Luật Châu Âu do Đại học Cambridge và chương trình học Luật Hoa Kỳ của Đại học Florida đồng tổ chức tại Khoa Luật và Hành chính trực thuộc Đại học Warszawa. [3] Năm 2006, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Warszawa bằng đề tài luận án mang tựa đề Wykonywanie orzeczeń Europejskiego Trybunału Praw Człowieka w Polsce - aspekty instytucjonalne (Tạm dịch: Thực thi các phán quyết của Tòa án Nhân quyền Châu Âu tại Ba Lan - khía cạnh thể chế). [4] Vào năm 2019, ông đã nhận bằng habilitation (một loại văn bằng chứng nhận đủ năng lực, tư cách để hướng dẫn và làm nghiên cứu).
Ông từng là trợ giảng tại Bộ môn Nhân quyền thuộc Khoa Luật và Hành chính của Đại học Warszawa và là giảng viên giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn SWPS ở Warszawa. [5]
Trong những năm 1990, ông cộng tác với tổ chức Never Again Foundation để giương cao ngọn cờ chống phân biệt chủng tộc. [6] Cho đến năm 2004, ông làm việc tại văn phòng luật Weil, Gotshal & Manges. Sau đó ông trở thành thành viên của Tổ chức Nhân quyền Helsinki (tiếng Ba Lan: Helsińska Fundacja Praw Człowieka). Năm 2008, ông là chuyên gia tại Cơ quan Liên minh Châu Âu về Quyền Cơ bản (FRA), chuyên trách về việc tuân thủ các quyền con người ở Ba Lan. [7] Năm 2010, ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc Quỹ Nhân quyền Helsinki. Ông cũng từng là chủ tịch của Quỹ Panoptykon cũng như Giám đốc của Hiệp hội Zbigniew Hołda. [8] Ông cũng là thành viên ban giám đốc của Quỹ Liên hợp quốc hỗ trợ các nạn nhân bị tra tấn. Năm 2011, ông được tổ chức LGBT Ba Lan trao tặng Giải thưởng Khoan dung. [9]
Năm 2015, ông được bổ nhiệm làm ombudsman (tạm dịch là: thanh tra viên) sau khi nhận được sự tán thành của Đảng Cương lĩnh Dân sự, Liên minh Cánh tả Dân chủ và Đảng Nhân dân Ba Lan . [10] Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã đưa một số chính quyền địa phương ra hầu tòa vì họ đã lập ra các khu vực không dành cho người LGBT gây tranh cãi, [11] ông vấp phải sự chỉ trích từ đảng Công lý và Pháp luật bảo thủ cầm quyền. [12] Năm 2018, ông đã được trao Giải Tưởng niệm Thorolf Rafto cho việc thúc đẩy các quyền cơ bản của con người về tự do trí tuệ và chính trị. [13]
Năm 2019, ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước pháp quyền do Dự án Công lý Thế giới trao tặng cho "những nỗ lực xuất sắc trong việc tăng cường pháp quyền trong những hoàn cảnh khó khăn". [14] Ông đã dành giải thưởng Karol Modzelewski . [15] Cùng năm đó, ông nhận được Giải thưởng Nhân phẩm của Quỹ Roland Berger ; tuy nhiên, ông đã từ chối giải thưởng với lý do cha người sáng lập giải thưởng từng tham gia hàng ngũ Đức Quốc xã. [16] Vào tháng 9 năm 2020, ông được trao tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp vì đã bảo vệ các quyền và giá trị công dân ở Ba Lan. [17] Bodnar đã xuất hiện trong các sự kiện của các trường đại học hàng đầu bao gồm cả tại Yale. [18]
Nhiệm kỳ 5 năm của Bodnar kết thúc vào tháng 9 năm 2020. [19] Hai viện của quốc hội Ba Lan (Hạ viện (Sejm) và Thượng viện ) không thể thống nhất về người kế nhiệm. [19] Vào ngày 15 tháng 4 năm 2021, Tòa án Hiến pháp đã đưa ra phán quyết rằng ông sẽ tại vị ít nhất ba tháng nữa. [20] [21] [19]