Aleksandr Oparin | |
---|---|
Sinh | 2 tháng 3 (Lịch cũ 18 tháng 2) năm 1894 Uglich, Đế quốc Nga |
Mất | 21 tháng 4, 1980 Moskva, Liên Xô | (86 tuổi)
Quốc tịch | Liên Xô |
Trường lớp | Đại học Quốc gia Moskva |
Giải thưởng | |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Sinh học |
Nơi công tác |
Alexander Ivanovich Oparin (tiếng Nga: Александр Иванович Опарин; 2 tháng 3 [lịch cũ 18 tháng 2] năm 1894– 21 tháng 4 năm 1980) là nhà hóa sinh người Liên Xô. Ông nổi tiếng vì đã xây dựng và công bố học thuyết về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất, độc lập với J. B. S. Haldane, chứng tỏ rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể xuất hiện nhờ sự tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,... từ đó hình thành nên các tế bào nguyên thủy, rồi hình thành nên sinh giới ngày nay.[1] Ông còn được nhắc tới do các nỗ lực đáng kể về enzym học và giúp cho sự phát triển nền tảng của hóa sinh công nghiệp ở Liên Xô.[1][2][3]
A.I. Ôparin sinh ngày 2 tháng 3 năm 1894 tại Uglich là trị trấn lâu đời hình thành từ năm 937. Hồi nhỏ đi học tại trường địa phương, nhưng đến năm 9 tuổi, thì gia đình phải chuyển đến Mátxcơva vì thị trấn không có trường cấp hai.
Tốt nghiệp trung học, Ôparin lên học tại Đại học quốc gia Mátxcơva, theo chuyên ngành sinh lý học thực vật, nhờ đó người sinh viên trẻ chịu ảnh hưởng của nhà sinh lý học thực vật người Nga nổi tiếng nhất thời đó là K. A. Timiryazev, đồng thời cũng chịu tác động lớn của Charles Robert Darwin và học thuyết chọn lọc tự nhiên của ông. Ôparin tốt nghiệp đại học năm 23 tuổi.
Năm 1927, Ôparin trở thành giáo sư hóa sinh tại Đại học quốc gia Mátxcơva. Sau đó, ông được bàu là thành viên dự khuyết của Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1939, và là Viện sĩ chính thức của Viện này vào năm 1946.
Ông còn là giám đốc của Viện Hóa sinh Liên xỗ từ năm 1946 cho đến cuối đời mình.
Năm 1957, ông đã tổ chức cuộc họp quốc tế đầu tiên về chuyên đề "nguồn gốc sự sống" ở Mátxcơva, sau đó là các cuộc họp khác tương tự vào năm 1963, năm 1970 đều được giới khoa học thế giới tán thành.
Oparin qua đời vào ngày 21 tháng 4 năm 1980 tại Moscow và được an táng tại Nghĩa trang Novodevichy ở Mátxcơva.
Đầu năm 1922, tại một cuộc họp của Hiệp hội Thực vật Nga, lần đầu tiên ông đã đưa ra khái niệm về một sinh vật nguyên thủy phát sinh từ các hợp chất hữu cơ được hình thành theo con đường hoá học. Năm 1924, Ôparin chính thức đưa ra lý thuyết có ảnh hưởng của mình rằng sự sống trên Trái Đất phát triển thông qua sự tiến hóa hóa học dần dần của các phân tử carbon trong một "nồi súp nguyên thủy". Ông đề xuất các nguyên lý chính:
Ông đã mở rộng một cách hiệu quả lý thuyết tiến hóa ngược thời gian để giải thích làm thế nào các vật liệu hữu cơ và vô cơ đơn giản có thể kết hợp thành các hợp chất hữu cơ phức tạp hơn, sau đó có thể hình thành các sinh vật nguyên thủy. Đề xuất của ông rằng cuộc sống phát triển hiệu quả một cách tình cờ, thông qua sự phát triển từ các hợp chất hữu cơ tự nhân đôi đơn giản đến phức tạp, ban đầu gặp phải sự phản đối mạnh mẽ, nhưng đã nhận được sự hỗ trợ thử nghiệm (như thí nghiệm nổi tiếng năm 1953 của Stanley Miller và Harold Urey tại Đại học của Chicago), và đã được cộng đồng khoa học chấp nhận như một giả thuyết khoa học chung.[4]
Các lí thuyết của ông về vấn đề trên cùng với các tư tưởng tương tự của nhà khoa học Anh gốc Ấn Độ là John Burdon Sanderson Haldane, đã được gọi chung là "Học thuyết Ôparin-Hanđan".[5]
A.I. Ôparin được Nhà nước Liên xô công nhận là Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa năm 1969.
Ông giới khoa học quốc tế bầu làm Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu nguồn gốc của sự sống.
Năm 1974, Nhà nước Liên xô đã trao tặng ông giải thưởng Lênin, rồi đến năm 1979 là Huy chương vàng Lomonosôp "vì những thành tựu nổi bật trong hóa sinh".
Ông cũng được trao tặng 5 Huân chương Lênin.
Tên một tàu nghiên cứu hải dương học của Nga được đặt theo tên ông: tàu "Viện sĩ Ôparin". Con tàu này đã nhiều lần đến thăm và nghiên cứu ở Việt Nam.[6]
|title=
tại ký tự số 17 (trợ giúp)