Alexander Wendt

Alexander Wendt
Sinh1958
Mainz, Đức
Trường lớpUniversity of Minnesota
Nổi tiếng vìChủ nghĩa Kiến tạo
Sự nghiệp khoa học
NgànhKhoa học chính trị
Nơi công tácOhio State University
Người hướng dẫn luận án tiến sĩRaymond "Bud" Duvall

Alexander Wendt (* 12 tháng 6 1958 tại Mainz, Đức) là một nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Đức. Ông là một trong những người thành lập và đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa Kiến tạo trong ngành Quan hệ quốc tế.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình Wendt nửa Đức nửa Mỹ dọn sang Hoa kỳ khi ông được 2 tuổi. Từ 1977–1982, Wendt học tại Macalester CollegeSt. Paul (Minnesota) khoa học chính trị và triết học. 7 năm sau khi tốt nghiệp ông lấy bằng tiến sĩ. Ở University of Minnesota giáo sư đỡ đầu cho ông là Raymond Duvall, người tạo nên hứng thú cho ông nghiên cứu về lý thuyết xã hội.[1]

Từ 2004, ông là giáo sư Mershon về an ninh quốc tế tại khoa khoa học chính trị tại Ohio State University với chủ đề chính "Lý thuyết của quan hệ quốc tế", "Triết lý của khoa học xã hội" và "các tổ chức quốc tế".

Những trạm trước đó trong sự nghiệp của ông là University of Chicago (1999-2004: giáo sư, khoa khoa học chính trị), Dartmouth College (1997-1999: giáo sư, khoa chính phủ) và Yale University (1995-1997:giáo sư, 1989-1995: phó giáo sư, khoa khoa học chính trị).

Social Theory of International Politics

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm của Wendt mà thường được trích dẫn nhất cho tới ngày nay là Social Theory of International Politics (Cambridge University Press, 1999), mà phát triển từ bài luận 1992 "Anarchy Is What States Make Of It". Social Theory of International Politics tự đặt cho mình vào vị trí để đối đáp với tác phẩm của Kenneth Waltz 1979, Theory of International Politics, cuốn sách kinh điển của trường phái Tân hiện thực.

Dựa vào những lý thuyết tự do, ông tấn công mô thức chính trị của chủ nghĩa tân hiện thực, trong một tình trạng vô chính phủ các quốc gia chỉ trong các trường hợp ngoại lệ mới có thể hợp tác với nhau, vì họ ích kỷ và chỉ hành động vì nên an ninh của riêng mình. Wendt lý luận, các hoạt động của các quốc gia không chỉ bị ảnh hưởng từ các cấu trúc, mà còn vì các quá trình đối đáp và học hỏi. Trong quá trình học hỏi và tác động qua lại, các quốc gia có khả năng, không chỉ thay đổi cách ứng xử, mà cả bản sắc và lợi ích. Như vậy các quốc gia có khả năng để hợp tác với nhau, cũng như là họ có khả năng để hành xử một cách ích kỷ.

„ Học thuyết xã hội" này, thử giải thích lợi ích và bản sắc của các chủ thể, Wendt gọi theo Nicholas Onuf đó là chủ nghĩa kiến tạo và giới thiệu nó vào ngành quan hệ quốc tế. Học thuyết của ông hình thành trong lúc có những sự thay đổi lớn lao trong hệ thống quốc tế cuối thập niên 1980, lúc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Social Theory of International Politics, Cambridge University Press, 1999, ISBN 0-521-46960-0

Bài viết

[sửa | sửa mã nguồn]
  • „The agent-structure problem in international relations theory“ in International Organization, vol. 41, no. 3, 1987.
  • „Anarchy is what states make of it: the social construction of power politics“ in International Organization, vol. 46, no. 2, 1992.
  • „The Difference that Realism Makes: Social Science and the Politics of Consent.“ (with Ian Shapiro) in Politics and Society 20:197-223, 1992
  • „Dependent State Formation and Third World Militarization“ (with Michael Barnett) in Review of International Studies, 19, 321-347., 1993
  • „Collective identity formation and the international state“ in American Political Science Review, vol. 88, no. 2, 1994.
  • „Hierarchy Under Anarchy: Informal Empire and the East German State“ (with Daniel Friedheim), International Organization, 49, 689-721, 1995
  • „Constructing international politics“ in International Security, vol. 20, no. 1, 1995.
  • „On Constitution and Causation in International Relations“, Review of International Studies, 24 (special issue), 101-118, 1998
  • „Driving with the rearview mirror: on the rational science of institutional design“ International Organization, vol. 55, no. 4, 2001
  • „Why a world state is inevitable“ in European Journal of International Relations, vol. 9, no. 4, 2003.
  • „The state as person in international theory“ in Review of International Studies, vol. 30, no. 2, 2004.
  • „Sovereignty and the UFO“ (with Raymond Duvall) in Political Theory, Vol. 36, No. 4, 607-633, 2008, Abstract Lưu trữ 2010-02-26 tại Wayback Machine.

Đóng góp trong sách nhiều người viết

[sửa | sửa mã nguồn]
  • „Institutions and International Order“, 1989 (with Raymond Duvall) In Global Changes and Theoretical Challenges edited by E. Czempiel, and J. Rosenau. Lexington, Mass.: Lexington Books.
  • „The International System and Dependent Militarization“, 1992 (with Michael Barnett), in Brian Job, ed., The Insecurity Dilemma: National Security of Third World States, Boulder: Lynne Rienner, pp. 97–119.
  • „Norms, Identity and Culture in National Security“, 1996 (with Ronald Jepperson and Peter Katzenstein), in Katzenstein, ed., The Culture of National Security, New York: Columbia University Press, pp. 33–75.
  • „What is IR For?: Notes Toward a Post-Critical View“, 2000 in Richard Wyn Jones, ed., Critical Theory and World Politics, Boulder: Lynne Rienner, pp. 205–224.
  • „Rationalism v. Constructivism: A Skeptical View“, 2002 (with James Fearon) In Handbook of International Relations, edited by W. Carlsnaes, T. Risse, and B. Simmons. London: Sage.
  • „Social Theory' as Cartesian Science: An Auto-Critique from a Quantum Perspective“, 2006 In Constructivism and International Relations, edited by Stefano Guzzini and Anna Leander. London: Routledge.
  • „Militant Agnosticism and the UFO Taboo“ (with Raymond Duvall) S. 269ff., in: Leslie Kean: UFOs - Generals, Pilots and Government Officials Go On the Record. Harmony Books, New York 2010, ISBN 978-0-307-71684-2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stefano Guzzini, Alexander Wendt, in: Gisela Riescher (Hrsg.), Politische Theorie der Gegenwart in Einzeldarstellungen von Adorno bis Young, Stuttgart 2004, S.489–492, S. 489.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B
Vật phẩm thế giới Momonga's Red Orb - Overlord
Vật phẩm thế giới Momonga's Red Orb - Overlord
Momonga's Red Orb Một trong những (World Item) Vật phẩm cấp độ thế giới mạnh mẽ nhất trong Đại Lăng Nazarick và là "lá át chủ bài" cuối cùng của Ainz .
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"
Vì sao bạn “tiết kiệm” mãi mà vẫn không có dư?
Vì sao bạn “tiết kiệm” mãi mà vẫn không có dư?
Số tiền bạn sở hữu gồm tiền của bạn trong ngân hàng, tiền trong ví, tiền được chuyển đổi từ vật chất