Aster (dòng tên lửa)

Aster
Tên lửa MBDA Aster 30 với tầng đẩy phụ.
LoạiTên lửa đất đối không/Tên lửa chống tên lửa đạn đạo
Nơi chế tạoPháp
Italy
Lược sử hoạt động
Phục vụ2001–nay
Sử dụng bởiSee Operators
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuấtEurosam
Thông số
Khối lượngAster 15: 310 kg[1]
Aster 30: 450 kg[1]
Chiều dàiAster 15: 4,2 m[1]
Aster 30: 4,9 m[1]
Đường kínhAster 15 & 30: 180 mm (7,1 in)[1]
Đầu nổĐầu đạn văng mảnh nặng 15 kg với bán kính sát thuơng 2 m
Cơ cấu nổ
mechanism
Đầu đạn cận đích

Động cơĐộng cơ tên lửa nhiên liệu rắn, hai tầng đẩy[1]
Tầm hoạt độngAster 15: hơn 30 km[1]
Aster 30 Block 0 & 1: hơn 120 km[1]
Aster 30 Block 1 NT: hơn 150 km[2]
Độ cao bayAster 15: 13 km[1]
Aster 30 Block 0 & 1: 20 km[1]
Aster 30 Block 1NT: 25 km-class[3]
Tốc độAster 15: Mach 3 (1,000 m/s)[1]
Aster 30: Mach 4,5 (1,400 m/s)[1]
Hệ thống chỉ đạo
  • Dẫn đường quán tính với liên kết dữ liệu[4]
  • Dẫn đường bằng đầu dò radar chủ động[4]
Nền phóng
  • Phóng từ tàu chiến (PAAMS)
  • Phóng từ đất liền (SAMP/T)
Lắp đặt ống phóng tên lửa Aster lên HMS Diamond

Aster 15Aster 30 là một họ tên lửa đất đối không phóng từ bệ phóng thẳng đứng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do Pháp-Ý hợp tác sản xuất.[5] Cái tên "Aster" là viết tắt của "Aérospatiale Terminale", trong đó Aérospatiale là tên của nhà thầu chính phát triển tên lửa của Pháp trước khi công ty này bị sáp nhập vào MBDA. Nó cũng được lấy cảm hứng từ "aster" (tiếng Hy Lạp: ἀστήρ), nghĩa là "ngôi sao" trong tiếng Hy Lạp cổ. Tên lửa Aster được sản xuất bởi Eurosam, một liên doanh của MBDA France, MBDA Italy và Thales, mỗi công ty chia sẻ 33,3% cổ phần.

Tên lửa Aster được phát triển để đánh chặn và phá hủy mọi mục tiêu đường không tính năng cao từ máy bay chiến đấu, UAV và trực thăng cho đến các loại tên lửa hành trình, tên lửa chống bức xạ và thậm chí là tên lửa chống tàu vượt âm.[6] Phiên bản Aster 30 Block 1 và Block 1 NT được thiết kế cho vai trò phòng thủ chống tên lửa.[1]

Dòng tên lửa Aster chủ yếu được trang bị cho Quân đội Pháp và Ý, và được xuất khẩu cho Vương quốc Anh. Aster cũng được tích hợp trong hệ thống phòng không PAAMS (Sea Viper) trong Hải quân Hoàng gia Anh. Là vũ khí chính trong hệ thống phòng không PAAMS, Aster được trang bị trên các tàu frigate lớp Horizon của Hải quân Pháp và Ý, và tàu khu trục Type 45 của Anh. Nó cũng được sử dụng trên các tàu frigate đa nhiệm FREMM của Pháp/Ý.

Lịch sử ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hệ thống tên lửa phòng không chủ yếu trong biên chế của quân đội Pháp-Ý là các hệ thống tầm ngắn như Crotale của Pháp, Selenia Aspide của Ý hay Sea Sparrow của Mỹ, với tầm bắn lên tới hàng chục km. Một số tàu cũng được trang bị vũ khí phòng không tiêu chuẩn là hệ thống phòng không hạm tàu tầm trung/xa của Mỹ là RIM-66 Standard. Pháp và Ý do đó đã quyết định sẽ phát triển một hệ thống phòng không tầm trung/xa mới, có phạm vi đánh chặn tương đương nhưng khả năng đánh chặn vượt trội so với hệ thống RIM-66 Standard hoặc Sea Dart của Anh hiện có.

Loại tên lửa phòng không thế hệ mới phải có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm siêu âm thế hệ tiếp theo của tên lửa mới , chẳng hạn như tên lửa chống tàu siêu âm BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng phát triển. Điều này dẫn đến hệ thống phòng không mới có đặc điểm là chuyên dụng trong "phòng thủ điểm" tầm ngắn đến tầm trung cho tàu, hoặc "phòng thủ khu vực" tầm trung đến xa của hạm đội .

Vào tháng 5 năm 1989, một Biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Pháp và Ý về việc phát triển dòng tên lửa đất đối không trong tương lai. Liên doanh Eurosam được thành lập để sản xuất loại tên lửa mới. Đến tháng 7 năm 1995, quá trình phát triển tên lửa Aster đã thành hình và cuộc thử nghiệm tên lửa Aster 30 đầu tiên đã diễn ra. Tên lửa đã đánh chặn thành công mục tiêu ở độ cao 15.000 m (49.000 ft) và ở tốc độ 1.000 km/h (620 mph). Hợp đồng Giai đoạn 2 được ký vào năm 1997 trị giá 1 tỷ USD để tiền sản xuất và phát triển các hệ thống tên lửa dành cho hải quân và lục quân Pháp-Ý.

Trong quá trình phát triển thử nghiệm từ năm 1993 đến năm 1994, tất cả các yếu tố đặc tính kỹ thuật như trình tự bay, độ cao và tầm bay đều đã được kiểm chứng. Trình tự phóng của Aster 30 cũng được kiểm chứng. Vào tháng 5 năm 1996, các cuộc thử nghiệm hệ thống đầu dò radar chủ động của Aster 15 trong pha tiếp cận mục tiêu thực tế đã được bắt đầu. Tất cả sáu lần thử nghiệm đều thành công. Trong năm 1997, Aster đã được thử nghiệm đánh chặn các mục tiêu bay như tên lửa hành trình cận âm Aerospatiale C.22 và tên lửa chống hạm Exocet thế hệ đầu.

Vào tháng 5 năm 2001, Aster được triển khai lần đầu tiên trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp. Vào tháng 6 năm 2001, Aster đã đánh chặn thành công tên lửa Arabel ở độ cao thấp trong vòng chưa đầy 5 giây. Năm 2001, tên lửa Aster 15 đã đánh chặn một mục tiêu mô phỏng máy bay bay với tốc độ Mach 1 và ở độ cao 100 m (330 ft). Lần thử nghiệm đầu tiên của tên lửa Aster từ tàu Charles de Gaulle diễn ra vào tháng 10 năm 2002.[7]

IVào tháng 11 năm 2003, Eurosam đã được trao hợp đồng sản xuất Giai đoạn 3 trị giá 3 tỷ euro. Bắt đầu sản xuất hàng loạt và xuất khẩu đầy đủ sang Pháp, Ý, Ả Rập Xê Út và Vương quốc Anh.[7] Kết quả là tên lửa đất đối không Aster đã đáp ứng các yêu cầu phòng không của NATO, đáp ứng yêu cầu của các lực lượng lục quân, không quân và hải quân của Pháp, Ý và Vương quốc Anh. Tên lửa được phát triển với việc xoay quanh thân tên lửa đánh chặn và có khả năng thay đổi tầng đẩy khởi tốc khiến nó có tính mô-đun và có thể mở rộng tầm bắn.

Từ năm 2002 đến năm 2005, tàu khu trục thử nghiệm Carabiniere của Ý đã được sử dụng để thử nghiệm bắn đạn thật Aster 15 từ bệ phóng Sylver A43 với hệ thống radar EMPAR và SAAM-it, cũng như thử nghiệm Aster 30 từ bệ phóng Sylver A50 với radar EMPAR và PAAMS (E).[8] Tính đến năm 2012, Pháp đã chi 4,1 tỷ euro theo giá năm 2010 cho 10 bệ phóng SAMP/T, 375 tên lửa Aster 30 và 200 tên lửa Aster 15.[9] Ngoài ra, thêm 80 tên lửa Aster 30 và 40 tên lửa Aster 15 đã được mua để trang bị cho các tàu khu trục lớp Horizon của Pháp theo một chương trình riêng biệt.[9]

Vào tháng 1 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ý và Pháp đã ký với MBDA một hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để mua 700 tên lửa Aster.[10][11]

Đặc điểm kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai phiên bản của họ tên lửa Aster, phiên bản tầm ngắn tầm trung Aster 15 và phiên bản tầm xa Aster 30. Thân tên lửa giống hệt nhau. Sự khác biệt giữa hai phiên bản về tầm bắn và tốc độ đánh chặn là do Aster 30 sử dụng tầng đẩy khởi tốc lớn hơn nhiều. Tổng trọng lượng của Aster 15 và Aster 30 lần lượt là 310 kg (680 lb) và 450 kg (990 lb).[4]

Aster 15 dài 4,2 m (13 ft 9 in), soi với Aster 30 dài 5 m (16 ft 5 in). Aster 15 có đường kính 180 mm (7,1 in).[4] Với kích thước lớn hơn của Aster 30, nó sử dụng bệ phóng thẳng đứng với ống phóng dài hơn Sylver A50 hoặc A70. Hệ thống phóng thẳng đứng Mark 41 của Mỹ có thể sử dụng để phóng tên lửa Aster 30.

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Aster 15: Tên lửa phòng không tầm ngắn/trung
  • Aster 15 EC : Phiên bản mới của Aster 15 với tầm bắn được tăng gấp đôi (hơn 60 km); đang được phát triển, dự kiến sẽ được giới thiệu vào năm 2030[12]
  • Aster 30 Block 0: Phiên bản tên lửa tầm trung-xa, với khả năng cơ động chịu quá tải lên tới 50g.[13]
  • Aster 30 Block 1: Phiên bản với khả năng chống tên lửa đạn đạo, có khả năng phòng thủ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn khoảng 600 km (370 mi).[14]
  • Aster 30 Block 1NT: NT nghĩa là "New Technology", là phiên bản tên lửa Aster 30 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung (1.500 km (930 dặm)).[15]
  • Aster 30 Block 2 BMD – Tên lửa chống tên lửa đạn đạo đang được phát triển có khả năng chống tên lửa đạn đạo có tầm bắn tới 3.000 km (1.900 dặm) và đầu đạn có khả năng thay đổi quỹ đạo bay.

Triển khai

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu chiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Italian frigate lớp Horizon, Caio Duilio được trang bị tên lửa Aster 15 và 30
  • French aircraft carrier Charles de Gaulle
  • Tàu sân bay Cavour của Italia.
  • Tàu frigate lớp Horizon
  • Type 45 destroyer
  • Tàu frigate đa năng FREMM
  • Tàu frigate Formidable
  • Tàu frgate lớp Al Riyadh
  • Tàu lớp Kalaat Béni Abbès
  • Frégate de défense et d'intervention
  • Tàu tuần tra lớp Thaon di Revel
  • Tàu corvette lớp Doha

Các hệ thống mặt đất

[sửa | sửa mã nguồn]
Module radar của hệ thống phòng không mặt đất SAMP/T

Tên lửa Aster 30 được Eurosam tích hợp vào hệ thống phòng không mặt đất có khả năng cơ động Sol-Air Moyenne-Portée/Terrestre, viết tắt là SAMP/T. Hệ thống này sử dụng mạng lưới radar và cảm biến – gồm radar mảng pha 3D – cho phép nó đối phó với nhiều mục tiêu khác nhau như máy bay, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tên lửa chống radar.[14]

Hệ thống phòng không SAMP/T sử dụng phiên bản nâng cấp của radar tầm xa Arabel, giúp tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu có tốc độ bay và trần bay lớn hơn. Aster 30 Block 1 có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn 600 km (370 mi).[14]

Trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
  Current operators
RSS Steadfast, một tàu frigate lớp Formidable của Hải quân Singapore được trang bị Aster 15/30
Hệ thống tên lửa MBDA Aster 30 của Không quân Singapore.

Các nước đang trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
Algérie Algeria
Ai Cập Ai Cập
Pháp France
Hy Lạp Greece
Ý Italy
Maroc Morocco
Qatar Qatar
Ả Rập Xê Út Saudi Arabia
Singapore Singapore
Ukraina Ukraine

Theo các báo cáo vào tháng 5 năm 2023, "Hệ thống tên lửa phòng không Aster đã được chuyển đến Ukraine cùng với số lượng chuyên gia vận hành lên đến 20 người."[20] [21] Italy tuyên bố sẽ gửi hệ thống SAMP/T thứ 2 cho Ukraine.[22]

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland United Kingdom

Tiềm năng

[sửa | sửa mã nguồn]
Thổ Nhĩ Kỳ Turkey
  • Turkish Air Force – Tháng 1 năm 2018, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng với Công ty Eurosam để phát triển Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa (Long Range Air and Missile Defense System) (LORAMIDS) trong khoảng thời gian 18 tháng, theo đó RoketsanAselsan sẽ tham gia sản xuất chung để cùng phát triển tên lửa.[23] Đã có tuyên bố rằng dự án tên lửa phòng không SAMP/T, đã bị ngừng lại cuối năm 2019 do Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện Chiến dịch Mạch nước Hòa bình tại Syria, đã được đưa vào chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh NATO, và rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Ý sẽ hồi sinh dự án.[24]
Croatia Croatia

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “Aster 15 & 30 Datasheet”. 31 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “Eurosam unveils new SAMP/T air defense variant at Dubai Airshow”. 16 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “ASTER SAMP/T NG Datasheet 2023”. 1 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ a b c d “MBDA - Excellence at your side” (PDF). MBDA. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  5. ^ Eurosam: Naval Systems – Aster 15 & 30/PAAMS (Official Eurosam website), Retrieved February 2014. "Up to 120 km range"
  6. ^ “Interception d'une cible supersonique évoluant au ras de l'eau”. defense.gouv.fr. French Ministry of Defence. 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ a b Program milestones, Eurosam, Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2010
  8. ^ Galati, Gaspare (2016). 100 Years of Radar. New York: Springer. tr. 234–235. ISBN 9783319005836.
  9. ^ a b “Projet de loi de finances pour 2013 : Défense : équipement des forces” (bằng tiếng Pháp). Senate of France. 22 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2013.
  10. ^ “France and Italy to buy close to 700 Aster missiles”. Reuters. 30 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ “Media: Italy and France agreed to order 700 Aster-30 missiles for the SAMP/T air defense system promised to Ukraine”. babel.ua. 28 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  12. ^ “Aster 15 : MBDA développe une nouvelle version de son tueur de missiles | Mer et Marine”. www.meretmarine.com (bằng tiếng Pháp). 20 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Sweetman, Bill; Cook, Nick (tháng 4 năm 1999). “Getting to grips with missile defence”. Interavia Business & Technology. 54 (630): 35. ISSN 1423-3215.
  14. ^ a b c “Eurosam: Ground-launched systems”. www.eurosam.com. Eurosam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ “MBDA Press Information June 2014: The Aster Missile Family” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2015.
  16. ^ Administrator. “Italian shipyard Fincantieri delivered amphibious ship Kalaat Beni-Abbes to Algerian Navy”. navyrecognition.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2016.
  17. ^ “DCNS Transfered [sic] the FREMM Frigate Tahya Misr to the Egyptian Navy” (bằng tiếng Anh). 24 tháng 6 năm 2015.
  18. ^ “Strengthening Air Defense: Italian Air Force Acquires SAMP/T NG Missile System”. airrecognition.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  19. ^ “16/06/2016”. fincantieri.it. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2016.
  20. ^ “French-Italian SAMP-T air defense system arrives in Ukraine”. Yahoo! News. 16 tháng 5 năm 2023.
  21. ^ Boyko Nikolov (16 tháng 5 năm 2023). “What did the Russians hit in Kyiv? Patriot or something else?”. bulgarianmilitary.
  22. ^ Chris York (3 tháng 6 năm 2024). “Italy to send Ukraine second SAMP/T air defense system, foreign minister confirms”. The Kyiv Independent (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ “Turkey Buys from Russia; also Mulls European Missile Systems”. ainonline.com. 10 tháng 1 năm 2021.
  24. ^ Haber7. “Türkiye, Fransa ve İtalya'dan SAMP-T projesini yeniden canlandırma hamlesi”. Haber7 (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Doctor Who và Giáng sinh
Doctor Who và Giáng sinh
Tồn tại giữa thăng trầm trong hơn 50 năm qua, nhưng mãi đến đợt hồi sinh mười năm trở lại đây
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Tức là thương hiệu nào càng dễ mua, càng được nhớ đến trong nhiều bối cảnh mua hàng khác nhau thì sẽ càng được mua nhiều hơn và do đó có thị phần càng lớn