Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade

Nếu là một gương mặt quen thuộc trong thị trường crypto suốt những năm vừa qua, có lẽ bạn đã từng nghe hoặc tự mình trải qua những tình huống sau đây:
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100. Sau đó, không có sau đó.
Nghe thấy rất nhiều tin tồi tệ về một token nào đó mà mình đang nắm giữ, bạn lo lắng, đứng ngồi không yên và nhanh chóng "thoát hàng" trước khi tàu đắm. Sau đó, tàu không những không đắm mà còn... "pump" (tăng giá), bỏ lại bạn tiếc nuối ngẩn ngơ.
Mua một token ở giá tốt, nhưng ngờ đâu ngày hôm sau giá giảm một mạch. Bạn vẫn quyết định kỷ luật và dự định nắm giữ lâu dài để chờ thời. Ngay sau đó, giá token đi ngang trong khoảng vài tháng, hoặc tiếp tục giảm. Bạn vẫn kiên nhẫn, kiên nhẫn... cho tới khi không thể chịu đựng được nữa và đành cắn răng cắt lỗ. Bạn vừa cắt lỗ xong thì giá lại... tăng ngược phi mã và xô đổ mọi kỷ lục trước đó.
Chào mừng đến với thế giới của những crypto investor - một thế giới biến động khủng khiếp với đầy rẫy những điên cuồng và phi lý trí.
 

Những sai lầm tâm lý phổ biến

Lưu ý: Những sai lầm trong bài viết này có thể được quan sát cả trong thị trường chứng khoán, tuy nhiên vì thân thuộc hơn với thị trường crypto, mình sẽ lấy ví dụ tập trung vào thị trường này.

Fear of Missing Out (FOMO)

Như chính cái tên đã chỉ ra, FOMO là tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội vốn rất phổ biến mà hầu hết chúng ta từng nghe qua. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất với các sai lầm tâm lý là giữa việc biết về chúng và thực sự làm chủ được chúng là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn.
Một ví dụ điển hình về FOMO trong crypto có thể được quan sát khi một token đang tăng giá mạnh. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ lúc này sẽ lao vào mua, kỳ vọng giá sẽ còn tăng lên nữa. Lúc này, sự tham lam được đẩy lên cực đại, đặc biệt khi các crypto trader hàng ngày phải nghe đầy rẫy những câu chuyện kiểu: ông A mua token X xong giá tăng 10 lần, ông B mua token Y xong giá tăng 20 lần... Ai cũng sợ sẽ lại lỡ mất một chuyến tàu dẫn tới sự giàu sang, ai cũng đặt những kỳ vọng phi thực tế về lợi nhuận. Và rồi, cái kết đau đớn dành cho phần đông là điều không thể tránh khỏi.
Chắc hẳn có nhiều bạn đã từng nghe về Radio Caca ($RACA) - một dự án rất đình đám hồi 2021. Không chỉ là một dự án metaverse, rất đúng trend thời điểm đó, Radio Caca còn mời được bà Maye Musk (mẹ của tỉ phú Elon Musk) làm gương mặt đại diện; từng làm AMA với tỉ phú CZ của Binance, airdrop 5 chiếc Tesla Cyber Truck cho $RACA holder, partner cùng Sơn Tùng MTP...
Đứng trước cơn siêu bão này, mình cũng... FOMO lao vào mua, cũng kỳ vọng rằng "$RACA sẽ sớm đạt $1" còn mình thì x10 tài khoản.
Kết quả là Raca từ đó vẫn mãi không ra được sản phẩm chính, metaverse cũng lui bước ko còn là trend, còn mình thì đành ngậm ngùi nhìn tài khoản chia nhiều quá tới mức không còn muốn đếm nữa.


Fear, Uncertainty, Doubt (FUD)

Như tiêu đề của phần này đã chỉ ra, FUD là viết tắt của Fear, Uncertainty và Doubt, hay tâm lý sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ của nhà đầu tư trước những thông tin tiêu cực. Khi dính FUD, bạn sẽ lo lắng, "đứng ngồi không yên", từ đó dẫn tới những quyết định sai lầm (thường là bán tháo), chịu thua lỗ để những cá nhân hay tổ chức tung tin có thể "gom hàng" với giá rẻ.
Trong thị trường crypto, khi nhắc đến FUD thì chắc chắn không thể không nhắc đến Bitcoin (BTC):
Tháng 11/2022 được coi là tháng tồi tệ của BTC nói riêng và thị trường crypto nói chung với combo FUD news được tung ra liên tiếp: FTX sụp đổ, Genesis - một trong những công ty cho vay lớn nhất thị trường - ra quyết định không cho các nhà đầu tư rút tài sản, Grayscale - quỹ đầu tư quản lý hơn 33 tỷ $ - có nguy cơ phải bán hàng loạt BTC ra thị trường,...
Trước những thông tin này, giá BTC cắm đầu xuống mức $15.400, thấp nhất kể từ lúc BTC đạt $69.000 vào tháng 11/2021
Cả thị trường lúc này rất hoảng loạn. Rất nhiều nhà đầu tư thời điểm này, trong đó có mình, đều tin rằng BTC có thể rơi về mốc $10.000 hay thậm chí sâu hơn để thiết lập đáy cho mùa downtrend 2022.
Tuy nhiên sau đó, giá BTC thực tế chỉ đi ngang trong 1 thời gian, và thậm chí đã tăng trở lại khi thị trường bước sang 2023. Rất nhiều bạn bè mình biết đã "xả" BTC để đợi mua lại ở giá thấp hơn, và hầu hết đều đã thất bại, từ đó gia nhập ngôi đền huyền thoại của những trader hệ "bán đáy mua đỉnh".


Không đủ kiên nhẫn

Đây cũng là một trường hợp vô cùng phổ biến mà mình quan sát được trong suốt quá trình lăn lộn trong thị trường crypto. Mình tin nếu đã quen thuộc với thị trường này, bất cứ ai cũng từng nghe qua những câu kiểu như: "Tôi hold mấy tháng/năm thì chỉ thấy đi ngang hoặc giảm, vừa bán xong thì giá lại pump", theo sau đó là những câu chửi thề đầy bức xúc.
6 tháng đầu năm 2019 là thời điểm đồng BNB của Binance có đợt bull run đầu tiên, từ $4 tăng đến gần mốc ~$40. Chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của sàn Binance, mình đã quyết định tin tưởng đầu tư vào token này ở mức $25.
Một năm sau đó, giá BNB giảm, mình áp dụng chiến lược "trung bình giá đến chết" và tiếp tục mua vào với niềm tin rằng thế nào rồi giá BNB cũng sẽ tăng ngược và mang lại cực kỳ nhiều lợi nhuận.
Kết thúc năm 2019, tình hình vẫn không khả quan hơn là mấy. Tuy nhiên, mình vẫn quyết định sẽ hold thêm 1 năm nữa.
Đến giữa năm 2020, khi niềm tin bắt đầu cạn kiệt, lại vừa hay về Defi Summer trên Ethereum, mình đã quyết định bán ra toàn bộ số BNB nắm giữ để lấy vốn "chuyển game".
Sau đó, như các bạn có lẽ đã biết, BNB tăng một mạch tăng từ $15 và chạm đỉnh $670 vào năm 2021. Hiện tại, token này vẫn có giá khoảng hơn $300; tức là nếu vẫn đang hold, tài sản của mình đã tăng 20 lần.

Lối thoát nào cho chúng ta?

Trong tất cả các trường hợp kể trên, mẫu số chung lớn nhất mình quan sát được là chúng ta (trong đó có cả mình) thường có xu hướng đặt quá nhiều cảm xúc khi mua bán token. Có những lúc mình quá cứng đầu, mãi không chịu bán dù lý trí đã nhận ra không còn cách nào khác ngoài cắt lỗ; có lúc khác lại quá "nhẹ dạ cả tin" mà buông những kèo với khả năng đột phá cao chỉ vì những biến động lớn của thị trường nói chung.
Trong một thị trường đầy biến động như crypto, tâm lý không vững vàng sẽ khiến chúng ta trở thành miếng mồi ngon cho các "cá mập" ngoài kia, vốn đang ngày ngày rình mò cơ hội từ những sai lầm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Vậy làm thế nào để giữ được "tâm bất biến giữa dòng chart vạn biến" bây giờ?
Theo mình, đầu tiên bạn cần có kiến thức. Kiến thức có thể rất đa dạng, từ chung nhất như hiểu biết về thị trường, các yếu tố tài chính vĩ mô; tới chuyên môn hơn như khả năng phân tích và tìm hiểu về dự án, phân tích kỹ thuật (để xác định thời điểm ra - vào khi trade)... Tuy nhiên, hãy luôn giữ cho mình một cái đầu mở để liên tục so sánh, cập nhật kiến thức dựa theo trải nghiệm thực tế của bạn trên thị trường. Bạn cũng cần xây dựng cho mình những cách thức để tự quản trị rủi ro và bảo vệ tài sản khỏi những biến động. Điều này sẽ giúp bạn có được tâm lý vững vàng để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong những hoàn cảnh "dầu sôi lửa bỏng". Hãy tìm hiểu về hedging hoặc bảo hiểm để có thể tự trang bị cho bản thân một lớp phòng vệ cho những trường hợp xấu nhất. Tất nhiên việc này sẽ mất công, nhưng làm gì có chuyện không bỏ công sức mà vẫn mong đạt được kết quả tốt mà phải không?
Thứ hai, bạn không thể bị bất ổn tâm lý khi trading nếu bạn… không trade. Đọc tới đây, có lẽ trong đầu bạn sẽ hiện lên hình ảnh này:


Tuy nhiên cứ bình tĩnh ngồi xuống nghe mình giải thích thêm đã, không thuyết phục thì đánh mình sau cũng được.
Nếu từng lăn lộn nhiều trong thị trường tiền mã hóa, có lẽ bạn sẽ biết rằng trading không phải cách duy nhất để kiếm lời, và đây là thứ mình muốn nhấn mạnh để giúp bạn có thêm lựa chọn cho bản thân.
Với một lượng token trong tay, bạn hoàn toàn có thể staking để lấy lãi thay vì chỉ để trong ví hoặc trade qua lại. Đây là phương án sinh lời phù hợp với những người chơi hệ ‘hold to die” muốn nắm giữ token dài hạn nhưng cũng sợ tâm lý ngắn hạn sẽ khiến bản thân mắc phải sai lầm.
Về cơ bản, staking cũng có thể coi như gửi tiết kiệm để nhận được lãi suất là token mình đem đi gửi (trong một số trường hợp bạn cũng có thể nhận được lãi suất là token khác). Bạn có thể stake được token thông qua chính các dự án hoặc trên các sàn giao dịch. Các sàn lớn như Binance có đa dạng các token để stake hơn, ví dụ bạn có thể gửi USDT, BTC, ETH, BNB, MATIC, AVAX… là những token thuộc top đầu thị trường để nhận lãi. Mức lãi suất nhận được cũng tuỳ thuộc vào từng sàn và loại tài sản mà bạn stake. Với những sàn lớn hoặc token đã được bảo chứng trên thị trường thì mức lợi nhuận mà bạn thu được sẽ có phần thấp hơn.
Ngược lại các sàn có quy mô nhỏ, sẽ có nhiều cách khác để cạnh tranh và thu hút người dùng. Cách đơn giản nhất là đưa ra mức lãi suất staking hấp dẫn hơn. Theo mình tìm hiểu, hiện nay có một số sàn như Nami Exchange, khi stake đồng USDT, bạn có thể nhận lãi suất 6%, cao hơn hẳn so với Binance (khoảng 4%). Sàn còn có VNST và nếu stake, bạn có thể nhận lãi suất 12.79%/năm, cao hơn gấp đôi so với gửi ngân hàng.Tất nhiên cái gì cũng có rủi ro của nó, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thanh khoản.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng tính năng stake token do chính dự án/sàn giao dịch xây dựng (thường các dự án sẽ tạo ra tính năng staking này để người dùng có thêm động lực giữ token dự án thay vì bán đi kiếm lời, gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển dài hạn). Lựa chọn này dĩ nhiên rủi ro hơn stake các tài sản lớn và có độ đảm bảo cao như BTC, ETH, USDT…, bù lại lãi suất sẽ cao hoặc quyền lợi đi kèm sẽ đặc biệt hơn. Ví dụ như ở Việt Nam nếu bạn muốn hold C98 thì có thể stake trên chính sản phẩm này, với lãi suất khá cao và thay đổi theo khối lượng token & thời gian gửi. Hiện tại nếu stake 1K - 10K C98 trong 12 tháng, bạn có thể nhận lãi suất lên tới 12%.
Một trường hợp đưa ra thêm quyền lợi đặc biệt khác với mức lãi suất hấp dẫn, có thể lên đến hơn 32% (tuỳ theo thời điểm) là chia sẻ doanh thu từ dự án NAO của Nami. Là một sàn giao dịch có thu phí, Nami tạo ra quyền lợi đặc biệt hơn cho stakers bằng cách chia lại 20% phí giao dịch thu được từ người dùng trading hàng ngày cho những người nắm giữ token NAO của dự án này dưới dạng NAO, NAMI, VNST hay USDT. Đây là một điểm khá đặc biệt, gần giống như nắm cổ phần và được ăn chia doanh thu cùng dự án vậy. Stakers còn được tham gia bỏ phiếu liên quan đến những thay đổi lớn của dự án, một điểm khá công bằng cho người nắm giữ token.
 

Tuy nhiên staking cũng có những nhược điểm của nó, đặc biệt là với các token chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cụ thể, nếu token giảm giá, tổng giá trị tài sản tính ra tiền thật của bạn sẽ giảm đi. Ví dụ như bạn stake 100 đồng X (giả sử giá $1) được lãi 50% thành 150 đồng nhưng token này lại giảm giá 50% (còn $0.5) thì tính ra tài sản của bạn từ $100 ban đầu vẫn lỗ còn $75. Tuy nhiên như mình nói ban đầu, staking là hình thức phù hợp với người chơi hệ hold, do đó đã stake rồi thì bạn nên nhìn vào mục tiêu tăng số token X mà mình nắm giữ thay vì cứ quy đổi ra tiền mặt, như vậy sẽ đỡ tránh được sai lầm hơn và đỡ “bán lúa non” như câu chuyện của mình với BNB ở đầu bài.

Kết

Trên đây là tất cả những gì mình rút ra được sau một vài năm chinh chiến trong thị trường crypto, cũng trải qua rất nhiều đau thương và mất mát. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn đúng đắn hơn về trading, staking và về những sai lầm tâm lý cũng như cách khắc phục để hoàn thiện hơn mỗi ngày. Do kinh nghiệm và kiến thức của mình cũng còn có hạn, nếu có gì chưa rõ hoặc không chính xác, các bạn cứ bình luận và trao đổi thêm với mình dưới bài viết này nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở một bài viết khác trong tương lai!


Trường Sơn
295 | 1/9/2024 10:29:07 AM
Bình luận
Bài viết liên quan
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị